Ơ ĐỒ NGHIÊN CỨUCHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3. BIẾN ĐỔI TỶ LỆ, ĐẶC ĐIỂM Ở NGƯỜI TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG SAU CAN THIỆP
4.3.2. Đặc điểm tiền đái tháo đường, hội chứng chuyển hóa trước và sau can thiệp
Đối tượng tiền đái tháo đường là những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường, một số nghiên cứu đã cho thấy biến chứng vi mạch đã xuất hiện rất sớm ở người tiền đái tháo đường.
Người có hội chứng chuyển hóa tỷ lệ mắc bệnh lý tim mạch và các rối loạn chuyển hóa khác cao hơn người không có hội chứng chuyển hóa. Khi cả 2 tình trạng này cùng xuất hiện sẽ làm tăng nguy cơ gây bệnh tim mạch và đái tháo đường týp 2. Việc can thiệp vào nhóm đối tượng này nhằm thay đổi các yếu tố nguy cơ từ đó sẽ thay đổi tỷ lệ mắc các bệnh chuyển hóa và tim mạch và cải thiện được chất lượng cuộc sống.
- Sự thay đổi thói quen sinh hoạt: Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy thói quen hút thuốc lá giảm sau can thiệp (trước can thiệp 10,3%
sau can thiệp: 8,6%) với hiệu quả can thiệp 16,5% nhưng cũng không có với p > 0,05, do nghiên cứu của chúng tôi thực hiện với số lượng đối tượng không lớn, thời gian theo dõi không dài nên chưa có được kết quả như mong muốn, thói quen sử dụng rượu có xu hướng tăng sau can thiệp (trước can thiệp: 31,8%; sau can thiệp: 32,7%) sự khác biệt này là không có ý nghĩa với p >
0,05, đặc biệt là thói quen sử dụng mỡ bơ động vật giảm rất rõ (trước can thiệp: 10,6%; sau can thiệp: 7,2%) với hiệu quả can thiệp 32,1% rất có ý nghĩa p<0,05. Nghiên cứu của Cao Mỹ
Phượng, Đinh Thanh Huề, Nguyễn Hải Thủy ghi nhận tỉ lệ hút thuốc lá và uống rượu bia giảm đáng kể ở người trên 45 tuổi khi tiến hành các biện pháp can thiệp cộng đồng để phòng chống đái tháo đường; hành vi ăn uống không lành mạnh ở nhóm được can thiệp giảm đáng kể so với nhóm chứng, cụ thể giảm tỷ lệ các đối tượng ăn nhiều mỡ, nhiều đường và ăn đêm sau 20 giờ [Cao Mỹ Phượng, Đinh Thanh Huề, Nguyễn Hải Thuỷ (2011), "Nghiên cứu kết quả can thiệp phòng chống tiền đái tháo đường trên cộng đồng tại huyện Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh, " Tạp chí Nội tiết - Đái tháo đường, (3), tr 20-27.] .
Đối với thói quen không sử dụng rau xanh thường xuyên thấy đã giảm (trước can thiệp: 13,5%; sau can thiệp: 12,4%) với hiệu quả can thiệp là 8,1% và sự giảm này là không có ý nghĩa p>0,05 nhưng cũng cho chúng ta thấy các đối tượng nghiên cứu đã có ý thức hơn trong việc thay đổi chế độ ăn, đây là một thói quen tốt giúp giảm tỷ lệ mắc các bệnh mạn tính như tim mạch, đái tháo đường týp 2, tăng huyết áp...
Kết quả nghiên cứu về sự thay đổi hoạt động thể lực của đối tượng nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.47 cho kết quả: tỷ lệ các đối tượng không hoạt động nặng tăng lên (trước can thiệp:
82,7%; sau can thiệp: 86,9%) nhưng không có ý nghĩa, tỷ lệ không đi xe đạp (trước can thiệp: 39,7%; sau can thiệp: 24,8%), đi bộ (trước can thiệp: 50,5%; sau can thiệp: 39,0%) tăng lên rõ rệt sau can thiệp và rất có ý nghĩa, đây là 2 hoạt động thể lực trung bình rất phổ thông và rất dễ thực hiện tại cộng đồng. Các nghiên
cứu trên thế giới cho thấy các đối tượng có hoạt động thể lực ở mức trung bình giúp giảm, ổn định glucose máu, giảm lipid máu, giảm huyết áp cải thiện tình trạng đề kháng insulin…. Rất nhiều nghiên cứu cho thấy nếu can thiệp thay đổi chế độ ăn và hoạt động thể lực chủ yếu là các hoạt động ở mức độ trung bình sẽ giúp làm giảm tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường týp 2 một cách rõ rệt.
- Béo bụng: Các tiêu chuẩn đánh giá hội chứng chuyển hóa đều có tiêu chí béo phì, tuy nhiên ngưỡng chẩn đoán của chúng khác nhau ở các tiêu chuẩn theo các tổ chức khác nhau, theo IDF béo phì là trung tâm của hội chứng chuyển hóa, là tiêu chí bắt buộc phải có, xuất hiện ở 100% đối tượng có hội chứng chuyển hóa. Theo tiêu chuẩn của IDF tỷ lệ béo trung tâm trước can thiệp 38,1%; sau can thiệp 37,1% và theo tiêu chuẩn của AACE tỷ lệ béo trung tâm trước can thiệp 37,1% sau can thiệp 36,9% cho thấyhiệu quả can thiệp giảm nhưng không có ý nghĩa sau 2 năm nghiên cứu, tiêu chuẩn của NCEP-ATPIII và EGIR có xu hướng tăng nhưng cũng không có sự khác biệt giữa trước và sau nghiên cứu. Do thời gian nghiên cứu và theo dõi của chúng tôi khoảng 2 năm là quá ngắn nên việc đánh giá sự thay đổi vòng bụng của các đối tượng nghiên cứu không được khách quan.
- Tăng huyết áp: Tỷ lệ tăng huyết áp trong đối tượng nghiên cứu của chúng tôi chiếm tỷ lệ tương đối cao, tỷ lệ này đã giảm rõ sau 2 năm can thiệp, theo IDF và NCEP APIII, AACE tiêu chí tăng huyết áp được áp dụng cùng một giá trị để đánh giá (trước can thiệp 77,9%; sau can thiệp: 69,6%), chúng tôi ghi nhận hiệu quả
của can thiệp là rất rõ rệt sau 2 năm nghiên cứu với p <0,05. Điều này chứng tỏ hiệu quả của việc thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ luyện tập và sự tuân thủ thực hiện của đối tượng nghiên cứu, các đối tượng tham gia nghiên cứu khi được phát hiện tăng huyết áp đã được thụ hưởng các dịch vụ y tế của địa phương. Đối với các nhà kháng insulin châu Âu (EGIR) áp dụng chỉ số huyết áp (huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥90mmHg hoặc đã điều trị thuốc hạ áp) cao hơn IDF, NCEP ATPIII, AACE nên việc đánh giá sau 2 năm can thiệp theo tiêu chí này thấy hiệu quả can thiệp giảm rõ rệt hơn so với các tiêu chuẩn khác (cho kết quả tỷ lệ tăng huyết áp trước can thiệp 58,5%; sau can thiệp 47,3% với hiệu quả can thiệp 19,1% và p rất có ý nghĩa thống kê).
- Tăng triglycerit: Triglycerit là những hợp chất hóa học cung cấp cho cơ thể năng lượng cần thiết cho sự chuyển hóa, triglycerit là dạng chất béo thông thường nhất mà chúng ta tiêu thụ và là thành phần chính, chủ yếu có trong dầu thực vật cũng như mỡ động vật. Phân tử triglycerit là một dẫn xuất hóa học của glycerol có chứa ba phân tử acid béo, các thành phần này khi vào ruột non sẽ phân tách ra để rồi sau đó tái kết hợp với cholesterol để tạo thành chylomicrons. Đây là nguồn năng lượng của các tế bào trong cơ thể. Các tế bào mỡ, tế bào gan được dùng làm kho dự trữ và sẽ phóng thích các chylomicrons mỗi khi cơ thể cần tới năng lượng. Nhưng khi triglycerit tăng cao là yếu tố rủi ro gây bệnh xơ vữa mạch máu và tạo thành các mảng huyết khối. Đây cũng chính là nguyên nhân mà các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu đã đưa yếu tố tăng triglycerit là một tiêu chí để chẩn đoán hội chứng chuyển hóa. Tiêu chí tăng triglycerit chỉ xuất hiện trong các tiêu chuẩn của
IDF, NCEP ATPII và AACE ghi nhận tỷ lệ này tăng lên sau can thiệp (tỷ lệ tăng triglycerit trươc can thiệp 50,2% sau can thiệp 58,5% hiệu quả can thiệp -16,5% và rất có ý nghĩa p<0,05). Một trong những lý do đưa ra để lý giải có lẽ do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi điều tra ở vùng đồng bằng sông Hồng, họ có thói quen sử dụng rượu thường xuyên, thói quen sử dụng mỡ động vật và kết quả cũng ghi nhận tỷ lệ sử dụng rượu sau can thiệp cao hơn trước can thiệp.
- Giảm HDL-C: HDL-C (High-density lipoprotein) là một loại lipoprotein có tỷ trọng cao - khoảng một phần 3 tổng số cholesterol được vận chuyển bởi HDL-C. Các nghiên cứu cho rằng HDL-C thường mang cholesterol ra khỏi động mạch trở về gan và sau đó bài tiết ra khỏi cơ thể. Một số nghiên cứu khác còn cho rằng HDL-C sẽ mang cholesterol ứ đọng trong các mảng xơ vữa và làm chậm sự phát triển của những mảng xơ vữa, vì thế HDL-C thường có mệnh danh là loại
"cholesterol có ích". HDL-C càng thấp thì nguy cơ bị bệnh tim mạch càng cao, ngược lại, HDL-C càng cao có thể làm giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch. Trong nghiên cứu của chúng tôi ở nhóm các đối tượng chẩn đoán hội chứng chuyển hóa theo IDF, NCEP ATPPIII, AACE (tỷ lệ giảm HDL-C trước can thiệp 42,6% sau can thiệp 64,9% với hiệu quả can thiệp -52,3% là rất có độ tin cậy p<0,05) theo EGIR (tỷ lệ giảm HDL-C trước can thiệp: 42,8% sau can thiệp 53,1% với hiệu quả can thiệp -24,1% và rất có nghĩa thống kê) ghi nhận tỷ lệ giảm HDL-C có tăng cao sau can thiệp với sự khác biệt rất có ý nghĩa.
- Tăng glucose máu lúc đói: Theo các tổ chức khác nhau tiêu chí tăng glucose máu lúc đói sử dụng các ngưỡng khác nhau để chẩn đoán hội chứng chuyển hóa. Hiệp hội đái tháo đường quốc tế
2005 (IDF 2005) và chương trình giáo dục về cholesterol quốc gia của Hoa Kỳ năm 2005 (NCEP ATPIII 2005) sử dụng cùng một ngưỡng xét nghiệm, kết quả của chúng tôi ghi nhận tỷ lệ tăng glucose máu lúc đói trước can thiệp 76,1% sau can thiệp 42,4%
với hiệu quả can thiệp 44,3% rất có ý nghĩa thống kê. Nhóm nghiên cứu về kháng insulin Châu Âu (EGIR) và các nhà nội tiết lâm sàng Mỹ (AACE) sử dụng cũng một ngưỡng glucose máu lúc đói để chẩn đoán hội chứng chuyển hóa. Khi đánh giá tiêu chí này theo tiêu chuẩn của EGIR và AACE thì cùng ghi nhận kết quả (tỷ lệ tăng glucose máu lúc đói trước can thiệp 45,5% sau can thiệp 23,6% với hiệu quả can thiệp 48,1%, p<0,05. Qua đó chúng tôi cũng phần nào đánh giá được hiệu quả của biện pháp can thiệp và nhận thức của bệnh nhân đối với việc thay đổi lối sống, chế độ ăn của các đối tượng sau 2 năm nghiên cứu.
- Tăng insulin máu lúc đói: Theo nhóm nghiên cứu về kháng insulin Châu Âu sử dụng tiêu chí kháng insulin và hoặc tăng insulin máu lúc đói, ở nghiên cứu của chúng tôi sử dụng giá trị định lượng insulin máu lúc đói để áp dụng chẩn đoán hội chứng chuyển hóa ghi nhận kết quả như sau: chỉ số tăng insulin máu lúc đói trước can thiệp 34,7% giảm sau can thiệp 31,8% với hiệu quả can thiệp 8,4% nhưng độ tin cậy không cao p>0,05, đây có thể là do nghiên cứu của chúng tôi có cỡ mẫu chưa lớn nên việc đánh giá cần có những nghiên cứu khác lớn hơn và thời gian theo dõi dài hơn.