CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.3. Các biến số và chỉ số nghiên cứu cho mục tiêu 2
Các bệnh nhân TĐTĐ tham gia mục tiêu 1 sau khi được tư vấn và lựa chọn, nếu đối tượng đồng ý thì ký cam kết vào phiếu đã được soạn sẵn trước đó.
2.2.3.1. Nội dung, theo dõi và đánh giá sau can thiệp
* Các biện pháp can thiệp (có phụ lục kèm theo) + T v n, cung c p ki n th c chung v ĐTĐ: ư ấ ấ ế ứ ề
T t c các đ i tấ ả ố ượng TĐTĐ và các đ i tố ượng m c ĐTĐ đắ ược xác đ nh t i c ng đ ng đ u đị ạ ộ ồ ề ược thông báo các th i đi m đ đánh giá d a vàoờ ể ể ự b ng đi u tra và cung c p các ki n th c chung v b nh ĐTĐ, vai trò c a ănả ề ấ ế ứ ề ệ ủ u ng và ho t đ ng th l c trong vi c phòng ch ng b nh ĐTĐ. ố ạ ộ ể ự ệ ố ệ
+ T ch c t p hu n, đào t o cho nhân viên y t các ph ng thu c khuổ ứ ậ ấ ạ ế ở ườ ộ v c can thi p các ki n th c v ĐTĐ và cách th c t v n can thi p cho ng iự ệ ế ứ ề ứ ư ấ ệ ườ TĐTĐ.
+ Tham gia các bu i giáo d c v b nh đái tháo đổ ụ ề ệ ường:
- Thực hiện trong 3 tháng đầu tiên của can thiệp: Tất cả các đối tượng TĐTĐ được tham gia các lớp học về phòng chống ĐTĐ được tổ chức thành 10 buổi, địa điểm tổ chức thường ở Ủy ban Nhân dân hoặc tại hội trường Trạm Y tế phường.
- Nội dung bài giảng giáo dục cho người TĐTĐ: Kiến thức chung về bệnh ĐTĐ; thay đổi lối sống phòng chống đái tháo đường; hoạt
động thể lực phòng chống ĐTĐ; mục tiêu dinh dưỡng, nguyên tắc điều chỉnh chế độ ăn và cách đánh giá điều chỉnh chế độ ăn; lựa chọn thực phẩm; lập kế hoạch cho bữa ăn; giảm cân; thiết lập các nhóm tập thể dục và các nhóm đi bộ và tổng kết.
Mức năng lượng của đối tượng được đánh giá dựa theo phiếu điều tra ban đầu, phân loại các đối tượng theo BMI, cá thể hóa đối với mỗi cá nhân với mức năng lượng giảm từ từ, mỗi lần 200 – 300 kcal (Glucid: sử dụng các loại thực phẩm có chỉ số glucose máu thấp chứa nhiều chất xơ: rau xanh, đậu, các loại ngũ cốc nguyên hạt, hoa quả tươi…; Lipid: tăng sử dụng các loại mỡ không no, có nhiều trong dầu thực vật, mỡ cá…, hạn chế các mỡ no và cholesterol có trong lòng đỏ trứng gà và nội tạng động vật; chất xơ: tăng cường sử dụng chất xơ; ăn giảm muối với người tăng huyết áp; Hạn chế rượu bia, thuốc lá). Mục tiêu để điều chỉnh cân nặng về mức BMI bình thường.
Hoạt động thể lực: Dựa vào phiếu điều tra ban đầu để phân loại và đưa ra các biện pháp hoạt động thể lực phù hợp đối với từng đối tượng. Tránh lối sống tĩnh tại, tăng cường vận động trong công việc hàng ngày tại nơi làm việc, khuyến khích tập luyện hàng ngày khoảng 150 phút/tuần (20 – 30 phút /ngày) với cường độ tập luyện trung bình: đi bộ nhanh, chạy, bơi, đạp xe đạp…. Với những đối tượng không có chống chỉ định, tuổi trẻ có thể tập luyện các hoạt động thể lực đối kháng như: tập tạ, cầu lông… khoảng 2 lần/tuần.
+ Tham gia các bu i t v n nhóm, theo dõi ch đ ăn và luy n t p:ổ ư ấ ế ộ ệ ậ - Các buổi tư vấn nhóm được tổ chức tại Hội trường tổ dân phố/ thôn/ Trạm Y tế phường hoặc những nơi thích hợp thuận tiện.
- Nội dung tư vấn gồm: Khuyến khích các đối tượng hoạt động thể lực mức độ trung bình ít nhất 150 phút mỗi tuần, chia ra 5-7
ngày. Tăng cường hoạt động dưới mọi hình thức, giảm tối đa thời gian tĩnh tại như xem vô tuyến, chơi vi tính,….Khuyến khích, hỗ trợ kêu gọi các đối tượng TĐTĐ tham gia câu lạc bộ sức khỏe.
- Mục tiêu của luyện tập thể dục và chế độ ăn: Đưa chỉ số BMI về mức bình thường: ≥18,5 - ≤ 23 kg/m2, giảm từ 5-10% cân nặng trong 6 tháng.
- Trong quá trình nghiên cứu, các đối tượng được hướng dẫn tự theo dõi thay đổi về cân nặng, vòng eo, chế độ ăn và thói quen tập thể dục; các can thiệp viên có thể tư vấn để thay đổi chế độ ăn và thể dục nếu thấy cần thiết.
- Tổng số lần tư vấn trong 2 năm là 6 lần; 3 tháng một lần trong năm thứ nhất, 6 tháng một lần trong năm thứ 2.
- Ngoài ra các đối tượng còn được tư vấn qua điện thoại.
+ Giám sát, đôn đ c:ố
- Các đối tượng được giám sát theo dõi bởi các nhân viên y tế, các tình nguyện viên để khuyến khích họ tham gia các buổi tư vấn, tham gia các buổi giáo dục. Các đối tượng TĐTĐ được đôn đốc thực hiện, tuân thủ luyện tập thể dục, ăn uống theo hướng dẫn của các can thiệp viên lần gần nhất.
- Các lần tham gia giáo dục, tư vấn được ghi lại bởi các nhân viên y tế nhằm đôn đốc nhắc nhở, khuyến khích các đối tượng tham gia đầy đủ các chương trình, nội dung can thiệp.
- Khoảng cách giữa các lần giám sát, đôn đốc, gặp trực tiếp các đối tượng tiền ĐTĐ trên địa bàn là 3 tháng/lần trong năm thứ nhất và 6 tháng/lần trong năm thứ 2.
- Trong khi thực hiện theo hướng dẫn khi có thắc mắc thì gọi
trực tiếp cho các nghiên cứu viên theo số điện thoại đã có, sẽ được tư vấn, hướng dẫn tỷ mỉ và chi tiết.
+ Các ĐTNC đã hoặc sẽ xuất hiện THA, RLLP… trong quá trình theo dõi sẽ được điều trị bằng các biện pháp tương ứng ở cơ sở y tế địa phương.
* Theo dõi và đánh giá sau can thiệp
Các số liệu nghiên cứu được thu thập tại thời điểm năm thứ 2 kể từ thời điểm bắt đầu theo dõi, can thiệp. Nội dung, phương pháp thu thập số liệu như sau:
+ Dựa theo danh sách các đối tượng TĐTĐ đang được theo dõi quản lý để mời đến phỏng vấn, khám và xét nghiệm.
+ Viết giấy mời, mời các đối tượng nghiên cứu đến khám và xét nghiệm, tham gia phỏng vấn.
- Phỏng vấn: Tất cả các đối tượng tiền ĐTĐ đã được phỏng vấn theo mẫu điều tra có sẵn, thống nhất trong toàn dự án; các phiếu phỏng vấn đều được thực hiện bởi nhân viên y tế đã được đào tạo, tập huấn thống nhất quy trình, nội dung phỏng vấn trước khi triển khai dự án.
- Hỏi tiền sử, khám lâm sàng: Các đối tượng tiền ĐTĐ được khám lâm sàng để phát hiện các bệnh thông thường và được đo các chỉ số về nhân trắc học, như chiều cao, cân nặng, vòng eo, vòng mông và đo huyết áp.
- Xét nghiệm glucose máu lúc đói, làm nghiệm pháp dung nạp glucose: Tất cả các đối tượng nghiên cứu đều được xét nghiệm glucose máu lúc đói và làm nghiệm pháp dung nạp glucose máu bằng đường uống.
- Xét nghiệm các chỉ số insulin, lipid máu: Được thực hiện ở tất cả đối tượng nghiên cứu từ đó để đánh giá kháng insulin. (Chỉ số kháng insulin, chỉ số độ nhạy insulin, chỉ số chức năng tế bào β: sử dụng cặp nồng độ glucose máu lúc đói và insulin huyết tương lúc đói để tính các chỉ số kháng insulin, độ nhậy insulin, CNTB β theo công thức QUICKI và bằng phần mềm HOMA2.)
+ Trong quá trình theo dõi những đối tượng được xác định các bệnh lý như THA, goute,… sẽ được can thiệp và điều trị.
- Tăng huyết áp: Sẽ được chuyển đến trạm y tế xã, phường địa phương nơi đối tượng sinh sống để được thụ hưởng các dịch vụ, chương trình y tế đang cung cấp như tham gia chương trình tăng huyết áp của địa phương.
- Bệnh goute: Được xác định bệnh goute sẽ được nghiên cứu viện tư vấn, chuyển bệnh nhân khám theo tuyến BHYT.