Ơ ĐỒ NGHIÊN CỨUCHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu của chúng tôi tiến hành trên 568 bệnh nhân được chẩn đoán TĐTĐ tại tỉnh Ninh Bình, tất cả các đối tượng sẽ được can thiệp bằng truyền thông, giáo dục sức khỏe nhằm thay đổi lối sống kéo dài trong 2 năm theo dõi. Sau 2 năm theo dõi có 12 đối tượng bị thất lạc không theo dõi được do chuyển nơi ở, đi làm ăn xa … Số đối tượng còn lại 556 đối tượng (97,9%).
- Đặc điểm giới tính:
Một số nghiên cứu trên thế giới cho thấy giới tính ít ảnh hưởng tới TĐTĐ và HCCH, có những nghiên cứu ghi nhận tỷ lệ TĐTĐ, tỷ lệ HCCH ở nữ cao hơn nam nhưng cũng có những nghiên cứu đưa ra tỷ lệ này ở nam cao hơn nữ. Trong nghiên cứu của chúng tôi bảng 3.1 phân tích tỷ lệ TĐTĐ theo giới ghi nhận có sự chênh lệch về giới tính và tỷ lệ ở nữ cao hơn nam. Kết quả này tương đương với nghiên cứu của Phan Long Nhơn và cộng sự nghiên cứu các đối tượng TĐTĐ chưa được chẩn đoán tại tại bệnh viện Đa khoa khu vực Bồng Sơn - Bình Định cho kết quả tỷ lệ nam là 36,44% và nữ là 63,56% [Phan Long Nhơn, Đặng Xuân Hào, Hoàng Thị Kim Nhung (2012), "Nghiên cứu thực trạng tiền đái tháo đường chưa được chẩn đoán tại BVĐKKV Bồng Sơn Bình Định", Tạp chí Nội tiết - Đái tháo đường, (6), tr.
22-27.], nghiên cứu của Phan Hướng Dương, Nguyễn Trần Hiển, Hoàng Trung Vinh và cộng sự, tỷ lệ mắc TĐTĐ giữa nam và nữ là không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê [Phan Hướng Dương (2015), Thực trạng tiền ĐTĐ và hiệu quả can thiệp có bổ sung Metfotmin ở người có BMI
≥ 23kg/m2 tại Thành phố Hải Phòng năm 2012-2014, Luận án Tiến sỹ Y học,
Viện Vệ sinh dịch tễ TW]. Sự chênh lệch về giới tính trong nghiên cứu của chúng tôi do đặc điểm của khu vực nghiên cứu là tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng, các đối tượng nam giới thường phải đi làm thuê ở xa để nuôi sống gia đình, các đối tượng nữ giới chủ yếu ở nhà làm các công việc nội trợ, đồng áng nên họ có điều kiện tham gia vào nghiên cứu hơn.
Một số nghiên cứu, điều tra dịch tễ học trên thế giới và Việt Nam cũng cho thấy tỷ lệ mắc tiền đái tháo đường và đái tháo đường ở nam và nữ có sự thay đổi không đồng nhất tùy thuộc vào chủng tộc và từng vùng địa lý [ Nguyễn Kim Cúc, Trần Hữu Dàng (2011),
"Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ gây nên tiền đái tháo đường của người dân trong độ tuổi lao động tại thành phố Đà Nẵng năm 2009", Tạp chí Nội tiết - Đái tháo đường, (2), tr. 175-183.], [Wild S., Roglic G., Green A. (2004), "Global prevalence of diabetes: estimates for the year 2000 and projections for 2030", Diabetes Care, 27(5), pp. 1047-53.]. Năm 2012 Bệnh viện Nội tiết Trung Ương tiến hành điều tra dịch tễ học bệnh đái tháo đường trên toàn quốc cho thấy tỷ lệ mắc đái tháo đường ở nam cao hơn nữ là (nam:
6,0%; nữ: 5,4%), tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose máu ở nữ cao hơn nam (nam: 11,6%; nữ: 13,9%), tỷ lệ này thay đổi theo từng vùng địa lý, cao nhất là khu vực duyên hải miền trung: 6,4%, đồng bằng sông Hồng: 5,8% [Bệnh viện Nội tiết Trung ương (2012), Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2012, tr.14-16.].
- Đặc điểm về tuổi:
Năm 2011, Colagiuri S. đã báo cáo tỷ lệ trạng thái rối loạn dung nạp glucose gặp ở nữ nhiều hơn ở nam và tỷ lệ này thay đổi và tăng dần theo nhóm tuổi [Colagiuri S., (2011), “Epidemiology of Prediabetes”, Med Clin N Am (95), pp. 299–307.]. Bảng 3.2
phân tích tỷ lệ đối tượng tiền đái tháo đường tham gia vào nghiên cứu có đội tuổi trung bình 57,3 ± 8,6, tỷ lệ tập trung chủ yếu ở nhóm trên 50 tuổi, kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Hải Thủy, Trần Thị Như Hảo và cộng sự ghi nhận tuổi trung bình của người tiền đái tháo đường đến khám tại bệnh viện Đại học Y Huế là 65,9±13,1 [Nguyễn Hải Thuỷ, Trần Thị Như Hảo (2011), "Bệnh cơ tim đái tháo đường tiền lâm sàng trên bệnh nhân tiền đái tháo đường týp 2", Tạp chí Nội tiết - Đái tháo đường, (2), tr. 49 - 63.]. Năm 2006, Cao Mỹ Phương, Nguyễn Hoàng Nga, Mai Khắc Sơn và cộng sự nghiên cứu 589 người tiền đái tháo đường ở bệnh nhân tăng huyết áp trên 40 tuổi cho thấy tuổi trung bình nghiên cứu là:63,48±12,09 [Cao Mỹ Phượng, Nguyễn Hoàng Nga, Mai Khắc Sơn và cs (2007), "Tiền đái tháo đường ở bệnh nhân tăng huyết áp trên 40 tuổi thuộc tỉnh Trà Vinh", Báo cáo toàn văn các đề tài khoa học Hội nghị khoa học toàn quốc, chuyên ngành Nội tiết và Chuyển hóa, lần thứ ba, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 503-512]. Khi phân tích kỹ theo nhóm tuổi cho thấy đối tượng nghiên cứu chiếm tỷ lệ cao nhất ở nhóm 50 đến 59 tuổi và thấp nhất ở nhóm dưới 50 tuổi.
Nghiên cứu của chúng tôi tương đương với nghiên cứu của Phan Hướng Dương, Nguyễn Trần Hiển, Hoàng Trung Vinh và cộng sự tỷ lệ tiền đái tháo đường cao nhất ở nhóm trên 50 tuổi – 59 tuổi và thấp nhất ở nhóm 30 tuổi -39 tuổi [Phan Hướng Dương (2015), Thực trạng tiền ĐTĐ và hiệu quả can thiệp có bổ sung Metfotmin ở người có BMI ≥ 23kg/m2 tại Thành phố Hải Phòng năm 2012- 2014, Luận án Tiến sỹ Y học, Viện Vệ sinh dịch tễ TW]. Qua đó
ta thấy các nghiên cứu đều chỉ ra rằng tỷ lệ người mắc tiền đái tháo đường chủ yếu ở nhóm ngưới trên 50 tuổi.
Trong nghiên cứu của chúng tôi các đối tượng nghiên cứu tập trung chủ yếu ở nhóm trên 50 tuổi điều này là phù hợp vì các đối tượng tham gia nghiên cứu là nhóm người tiền đái tháo đường được điều tra tại cộng đồng.
- Đặc điểm về trình độ học vấn:
Trình độ học vấn là một trong những yếu tố để đánh giá sự hiểu biết và nhận thức của đối tượng nghiên cứu, nó góp phần đưa ra nội dung và hình thức truyền thông, giáo dục cho đối tượng nghiên cứu sau này. Đặc điểm về trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.3 cho thấy các đối tượng tham gia chủ yếu có trình độ học vấn từ phổ thông cơ sở trở lên chiếm 88,2%, trong đó cao nhất nhóm PTCS: 40,8%; PTTH: 33,1%, kết quả này tương đương với nghiên cứu của Abdulbari Bener và cộng sự điều ta tại Quatari năm 2007-2008 là 83,9% [Bener A., Zirie. M., Musallam. M., et al. (2009),
“Prevalence of metabolic syndrome according to Adult Treatment Panel III and International Diabetes Federation criteria: a population-based study”, Metabolic Syndrome and Related Disorders, 7(3), pp. 221-230.]. Các đối tượng nghiên cứu có trình độ hiểu biết kém như trình độ tiểu học, chưa học hết cấp 1, chưa đi học: 11,8%, chính điều này cũng ảnh hưởng tới việc cung cấp thông tin của các nghiên cứu viên về kiến thức bệnh đái tháo đường, hướng dẫn chế độ ăn và luyện tập trong các buổi truyền thông, giáo dục.
- Đặc điểm nghề nghiệp:
Đặc điểm nghề nghiệp đối tượng nghiên cứu được phân tích ở biểu đồ 3.1 ghi nhận các đối tượng tham gia nghiên cứu có tỷ lệ nghỉ
hưu chiếm cao nhất là 50,9%, nhóm không có công việc chiếm tỷ lệ thấp nhất 1,6%. Nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nhiều so với một số nghiên cứu khác như nghiên cứu của Bener A. và cộng sự điều tra tại Quatari năm 2007-2008, tỷ lệ nghỉ hưu và không có việc làm chỉ có 10,9% [Bener A., Zirie. M., Musallam. M., et al. (2009), “Prevalence of metabolic syndrome according to Adult Treatment Panel III and International Diabetes Federation criteria: a population-based study”, Metabolic Syndrome and Related Disorders, 7(3), pp. 221-230.], nghiên cứu của Phan Hướng Dương, Nguyễn Trần Hiển, Hoàng Trung Vinh và cộng sự là 12,9% [Phan Hướng Dương (2015), Thực trạng tiền ĐTĐ và hiệu quả can thiệp có bổ sung Metfotmin ở người có BMI ≥ 23kg/m2 tại Thành phố Hải Phòng năm 2012-2014, Luận án Tiến sỹ Y học, Viện Vệ sinh dịch tễ TW].
Các đối tượng tham gia nghiên cứu có tỷ lệ nghỉ hưu cao 50,9%
là do các đối tượng ở nhóm nghiên cứu tập trung chủ yếu ở nhóm trên 50 tuổi 82,4% (kết quả bảng 3.2). Tỷ lệ làm nghề tự do cũng chiếm tương đối cao là 20,1%, ở nhóm các đối tượng này chủ yếu là các công việc lao động có tính chất chân tay, công việc nặng và sự di chuyển, đi lại của họ rất bất thường, không ổn định, cho nên đây cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới việc theo dõi các đối tượng trong thời gian nghiên cứu.
- Đặc điểm về chỉ số BMI, vòng bụng, vòng hông, tăng huyết áp:
Béo phì là một hội chứng đặc trưng bởi sự tăng tuyệt đối của khối mỡ cơ thể, béo phì là một triệu chứng do nhiều nguyên nhân và sinh lý bệnh cho tới nay vẫn chưa được rõ ràng và béo phì là tình trạng bệnh lý bị tác động bới nhiều yếu tố [Đỗ Trung Quân (2005), “Bệnh béo phì”, Bệnh nội tiết thường gặp, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr. 381 – 400.],
[Đỗ Trung Quân (2011), “Bệnh béo phì”, Bệnh nội tiết chuyển hóa, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, Hà Nội, tr. 313 – 324.]. Vào năm 1950, bệnh béo phì được nhắc đến chỉ như là 1 bệnh trong danh mục bệnh tật trên thế giới và nó đã trở thành bệnh dịch trước khi thế kỷ này kết thúc. Năm 2014, có khoảng 2 tỷ người lớn trên 20 tuổi thừa cân, ước tính khoảng 500 triệu người béo phì trong đó nam 200 triệu người và nữ 300 triệu người. Theo thông báo của Tổ chức y tế Thế giới béo phì đang là thách thức lớn của ngành y tế trong thế kỷ 20. Tỷ lệ béo phì tăng gấp 3 lần ở các quốc gia châu âu từ năm 1980. Nó góp phần là tăng số lượng bệnh nhân bị tàn phế, mắc các bệnh tâm lý, làm gia tăng các bệnh tim mạch, ung thư và đái tháo đường [Sbraccia P.,Nisoli E., Roberto E. (2016), Cilincal Management of overweight and Obesity, pp vii-viii] .
Bảng 3.9 ghi nhận các đối tượng nghiên cứu có chiều cao trung bình chung là: 1,56 ± 0,07 (lớn nhất 1,8 m và nhỏ nhất là 1,38 m) và cân nặng: 56,7 ± 8,6 (lớn nhất 85kg và nhỏ nhất là 36kg). Chỉ số BMI trung bình của nhóm đối tượng tham gia nghiên cứu 23,1 ± 2,7 kg/m2thấp nhất là 14,8 kg/m2 và lớn nhất là 31,2 kg/m2, các đối tượng có chỉ số BMI >23 kg/m2 chiếm tỷ lệ cao 49,3% (biểu đồ 3.2) tương đương với nghiên cứu của Nguyễn Kim Cúc, Trần Hữu Dàng điều tra các yếu tố nguy cơ gây nên tiền đái tháo đường của người dân trong độ tuổi lao động tại Thành phố Đà Nẵng năm 2009 cho kết quả tỷ lệ thừa cân, béo phì là: 47,2% [ Nguyễn Kim Cúc, Trần Hữu Dàng (2011), "Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ gây nên tiền đái tháo đường của người dân trong độ tuổi lao động tại thành phố Đà Nẵng năm 2009", Tạp chí Nội tiết - Đái tháo đường, (2), tr. 175-183.], nghiên cứu của Phan Hướng Dương,
Nguyễn Trần Hiển, Hoàng Trung Vinh và cộng sự điều tra tại Hải Phòng năm 2012 tỷ lệ thừa cân và béo phì là: 57,4% [Phan Hướng Dương (2015), Thực trạng tiền ĐTĐ và hiệu quả can thiệp có bổ sung Metfotmin ở người có BMI
≥ 23kg/m2 tại Thành phố Hải Phòng năm 2012-2014, Luận án Tiến sỹ Y học, Viện Vệ sinh dịch tễ TW]. Chỉ số BMI của các đối tượng nghiên cứu khi phân tích theo nhóm tuổi cho thấy chỉ số BMI phân bố khác nhau theo các nhóm tuổi và sự khác biệt là không có ý nghĩa với p>0,05, chiếm tỷ lệ cao nhất ở nhóm 51-60 tuổi (bảng 3.10). Chỉ số vòng bụng / vòng mông của nhóm nghiên cứu là 0,89 ± 0,06 (bảng 3.9), chỉ số này thay đổi theo nhóm tuổi, tỷ lệ cao nhất ở nhóm ≥ 60 tuổi là 0,89 ± 0,07, thấp nhất ở nhóm dưới 50 tuổi là 0,88 ± 0,07 (bảng 3.11). Tỷ lệ này thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Đức Hoan đánh giá trên 203 bệnh nhân được xác định có RLGLĐ cho thấy tỷ lệ vòng bụng / vòng mông 0,96 ± 0,45 [Nguyễn Đức Hoan (2007), "Kháng insulin với các yếu tố nguy cơ và tổn thương các cơ quan ở người rối loạn glucose lúc đói", Báo cáo toàn văn các đề tài khoa học Hội nghị khoa học toàn quốc, chuyên ngành "Nội tiết và Chuyển hóa", lần thứ ba, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 865-870.].
Tăng huyết áp: Tăng huyết áp là một bệnh lý hay gặp và chiếm tỷ lệ cao trên thế giới. Tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường làm tăng nguy cơ tim mạch, bệnh lý mạch máu và đột quỵ lớn hơn 2 – 3 lần so với người không mắc bệnh đái tháo đường [Đỗ Trung Quân (2011), “Tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường”, Bệnh nội tiết chuyển hóa, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, Hà Nội, tr. 339 – 350.]. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy (bảng 3.4) chỉ số huyết áp tâm thu trung bình là 144,2 ± 21,4mmHg và chỉ số huyết áp tâm trương trung bình là 82,4
± 13,1mmHg. Khi phân độ tăng huyết áp theo JNC VII thì nhóm có huyết áp bình thường cao chiếm tỷ lệ cao nhất là 52,1%, nhóm tăng
huyết áp độ 1 và tăng huyết áp độ 2 là 36,6% và thấp nhất là nhóm có huyết áp bình thường 11,3%, đây là do các đối tượng nghiên cứu của chúng tôi tập trung chủ yếu ở nhóm trên 50 tuổi và đây là các đối tượng mắc tiền đái tháo đường. Nghiên cứu của chúng tôi tương đương với nghiên cứu của Trần Thị Đoàn, Nguyễn Vinh Quang và cộng sự điều tra 160 người tiền đái tháo đường có tỷ lệ tăng HA:
34,4% [Trần Thị Đoàn, Nguyễn Vinh Quang (2012), “Tỷ lệ rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tiền đái tháo đường chẩn đoán tại bệnh viện nội tiết trung ương năm 2012”, ]; nghiên cứu của Phan Long Nhơn và cộng sự trên các đối tượng tiền đái tháo đường tại tỉnh Bình Định cho kết quả tỷ lệ tăng huyết áp ở người tiền đái tháo đường là 30,15% [Phan Long Nhơn, Đặng Xuân Hào, Hoàng Thị Kim Nhung (2012), "Nghiên cứu thực trạng tiền đái tháo đường chưa được chẩn đoán tại BVĐKKV Bồng Sơn Bình Định", Tạp chí Nội tiết - Đái tháo đường, (6), tr. 22-27.]. Nhưng khi so sánh với nghiên cứu của Nguyễn Kim Cúc, Trần Hữu Dàng điều tra ở các đối tượng người lao động tại Đà Nẵng thấy tỷ lệ tăng huyết áp là 23,1% thấp hơn nghiên cứu của chúng đây có lẽ là do các đối tương tham gia nghiên cứu của chúng tôi có đội tuổi cao [ Nguyễn Kim Cúc, Trần Hữu Dàng (2011), "Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ gây nên tiền đái tháo đường của người dân trong độ tuổi lao động tại thành phố Đà Nẵng năm 2009", Tạp chí Nội tiết - Đái tháo đường, (2), tr. 175-183.].
- Đặc điểm rối loạn lipid máu:
Rối loạn lipid gắn liền với bệnh lý tim mạch đặc biệt là bệnh mạch vành. Điều hòa các rối loạn lipid máu có tác dụng cải thiện rõ rệt tiên lượng bệnh tim mạch ở người có hội chứng chuyển hóa và đái tháo đường [Tạ Văn Bình (2007), “Những vấn đề cơ bản về rối loạn chuyển hóa lipid trong bệnh đái tháo đường”, Những nguyên lý nền tảng bệnh
Đái tháo đường bệnh tăng glucose máu, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr. 108-168.] . Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận tỷ lệ đối tượng có rối loạn lipid máu chiếm 88,9%, các đối tượng có rối loạn 2 đến 3 thành phần chiếm tỷ lệ cao nhất 87,1%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của Trần Thị Đoàn và Nguyễn Vinh Quang điều tra 160 đối tượng tiền đái tháo đường đến khám tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương ghi nhận tỷ lệ đối tượng có rối loạn lipid máu 1 thành phần chiếm tỷ lệ cao nhất 33,1%, rối loạn 2 và 3 thành phần 33,7% [Trần Thị Đoàn, Nguyễn Vinh Quang (2012), “Tỷ lệ rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tiền đái tháo đường chẩn đoán tại bệnh viện nội tiết trung ương năm 2012”, ].
- Đặc điểm về chế độ ăn uống và luyện tập
Rượu và các dẫn xuất của rượu đã được ghi nhân có liên quan đến một số bệnh nhất là tim mạch, đái tháo đường. Nếu sử dụng một lượng lớn alcohol sẽ làm giảm hấp thụ glucose qua trung gian insulin và rối loạn dung nạp gluocse, có lẽ do tác dụng độc của rượu trực tiếp lên tế bào đảo tụy hay ức chế sự tiết insulin và tăng đề kháng insulin. Hơn nữa, dùng nhiều alcohol làm tăng chỉ số BMI và nguy cơ khác của bệnh đái tháo đường trong khi uống rượu ít hoặc vừa làm giảm các nguy cơ này. Năm 2000, Wei M., Gibbons L.M công bố kết quả nghiên cứu ở 8.633 đàn ông cho thấy tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở nhóm uống nhiều rượu cao hơn những người không uống rượu hoặc uống ít rượu (60ml - 100ml trong 1 tuần) là 2,2 – 2,4 lần [Wei M., Gibbons L.W, et al (2000), “Alcohol Intake and Incidence of Type 2 Diabetes in Men”, Diabetes care, (23), pp. 18-22.]. Tại Việt Nam, Tạ Văn Bình đã có những nghiên cứu cho thấy nguy cơ mắc đái tháo
đường tại nhóm đối tượng có thói quen uống rượu bia thường xuyên cao hơn nhóm chứng là 3 lần [Tạ Văn Bình (2007), "Đái tháo đường týp 2 loại bệnh có liên quan đến sự thay đổi lối sống", Báo cáo toàn văn các đề tài khoa học Hội nghị khoa học toàn quốc, chuyên ngành Nội tiết và Chuyển hóa lần thứ ba, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 972-979.]. Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận ở bảng 3.12 cho thấy tỷ lệ các đối tượng sử dụng rượu chiếm tỷ lệ cao nhất là 31,9%, kết quả nghiên cứu này cao hơn nghiên cứu của Cao Mỹ Phượng, Đinh Thanh Huề, Nguyễn Hải Thuỷ nghiên cứu tại Trà Vinh là: 18,4% [Cao Mỹ Phượng, Đinh Thanh Huề, Nguyễn Hải Thuỷ (2011), "Nghiên cứu kết quả can thiệp phòng chống tiền đái tháo đường trên cộng đồng tại huyện Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh, " Tạp chí Nội tiết - Đái tháo đường, (3), tr 20-27.], nghiên cứu của Tạ Văn Bình điều tra tại 2 quận huyện nội thành và ngoại thành Hà Nội cho kết quả là 22,9%
[Tạ Văn Bình (2007), "Đái tháo đường týp 2 loại bệnh có liên quan đến sự thay đổi lối sống", Báo cáo toàn văn các đề tài khoa học Hội nghị khoa học toàn quốc, chuyên ngành Nội tiết và Chuyển hóa lần thứ ba, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.
972-979.].
Thói quen hút thuốc lá được cho là rất có hại, hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh như loét dạ dày tá tràng, bệnh tim mạch, hô hấp, ung thư và đái tháo đường. Trong nghiên cứu của Tạ Văn Bình và cộng sự điều tra khoảng 1060 đối tượng có độ tuổi từ 20-74 tuổi sống ở 2 quận huyện nội thành và ngoại thành Hà Nội cho thấy tỷ lệ nhóm người có thói quen hút thuốc lá có nguy cơ cao gấp 4 lần nhóm không có thói quen hút thuốc lá [Tạ Văn Bình (2007), "Đái tháo đường týp 2 loại bệnh có liên quan đến sự thay đổi lối sống", Báo cáo toàn văn các đề tài khoa học Hội nghị khoa học toàn quốc, chuyên ngành Nội tiết và Chuyển hóa lần thứ ba, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 972-979.]. Trong nghiên cứu của