Tỷ lệ hội chứng chuyển hóa theo các tiêu chuẩn khác nhau

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm hội chứng chuyển hóa theo các tiêu chuẩn khác nhau ở người tiền đái tháo đường và kết quả can thiệp cộng đồng (Trang 119 - 124)

Ơ ĐỒ NGHIÊN CỨUCHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2.1. Tỷ lệ hội chứng chuyển hóa theo các tiêu chuẩn khác nhau

Hội chứng chuyển hóa được Morgagni mô tả từ rất lâu, ông còn nhận xét rằng “Xơ vữa mạch và béo tạng thường hay gặp ở con nhà dòng dõi”. Năm 1923, Kylin mô tả những dấu hiệu có liên quan đến các triệu chứng này [Tạ Văn Bình (2007), “Hội chứng chuyển hóa”, Những nguyên lý nền tảng bệnh Đái tháo đường bệnh tăng glucose máu, Nhà xuất bản y học 2007, tr. 667 – 706.].

Năm 1947 Vague đã chia béo phì ra thành 2 loại là: béo

“Gynoid” và “Androi”. Béo gynoid đặc trưng bời sự tập trung của mô mỡ ở vị trí quanh đùi và mông, trong khi béo androi đặc trưng bởi sự tập trung mô mỡ quanh bụng. Béo Androi có liên quan nhiều đến kháng insulin. Những tiền đề quan trọng khác để đưa ra khái niệm hội chứng chuyển hóa tiếp theo là việc tìm ra mối liên hệ giữa các acid béo tự do và nồng độ insulin, là kỹ thuật kẹp insulin glucose máu bình thường. Cuối cùng hàng loạt các khái niệm khác được hoàn thiện như quá trình tiếp nhận glucose được insulin hoạt hóa, các tiêu chuẩn về rối loạn lipid, về tăng huyết áp …. Tất cả đã giúp cho ra đời

một hội chứng “Hội chứng X chuyển hóa” [Tạ Văn Bình (2007), “Hội chứng chuyển hóa”, Những nguyên lý nền tảng bệnh Đái tháo đường bệnh tăng glucose máu, Nhà xuất bản y học 2007, tr. 667 – 706.].

Năm 1988, Gerald Reaven mô tả “Hội chứng X” bao gồm một nhóm các yếu tố nguy cơ bệnh lý mạch vành như tăng huyết áp, tăng glucose máu, tăng triglycerid và giảm HDL-C trong máu.

Reaven đã đưa ra kháng insulin là vai trò trung tâm trong cơ chế bệnh sinh của hội chứng X và nó có nhiều tên gọi khác nhau như hội chứng kháng Insulin, hội chứng Reaven, hội chứng này được các nhà dịch tễ học Australia bổ sung thành hội chứng CHAO [Tạ Văn Bình (2007), “Hội chứng chuyển hóa”, Những nguyên lý nền tảng bệnh Đái tháo đường bệnh tăng glucose máu, Nhà xuất bản y học 2007, tr. 667 – 706.].

Năm 1998, một nhóm chuyên gia của WHO xác định vị trí của hội chứng này và gọi là “Hội chứng chuyển hóa”.

Trên thế giới có rất nhiều các tổ chức khác nhau đưa ra các tiêu chí khác nhau để chuẩn đoán hội chứng chuyển hóa như IDF, NCEP ATPIII, EGIR, AACE, WHO. Mỗi một tiêu chuẩn của mỗi tổ chức đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, có những ưu thế khi thực hiện ở các nhóm đối tượng khác nhau ở các chủng tộc khác nhau.

Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ hội chứng chuyển hóa theo các tiêu chuẩn khác nhau được trình bày ở biểu đồ 3.3 có kết quả tương ứng là: IDF: 34,3%; NCEP-ATPIII: 60,2%; EGIR: 30,8%;

AACE: 35,4%, nhóm đối tượng chiếm tỷ lệ cao nhất là các đối tượng được chẩn đoán theo tiêu chuẩn của NCEP-ATPIII là 60,2%, chúng ta nhìn lại các tiêu chí đánh giá để chẩn đoán hội chứng chuyển hóa thấy đối với tiêu chuẩn của IDF, EGIR, AACE đều có những tiêu chí bắt buộc như IDF bắt buộc phải có béo trung tâm, EGIR phải có

kháng insulin và hoặc tăng nồng độ insulin máu lúc đói, AACE phải có kháng insulin hoặc béo trung tâm còn theo tiêu chuẩn của NCEP ATPIII thì chỉ cần 3 trong 5 tiêu chí là đủ điều kiện để chẩn đoán và các tiêu chí này cũng đơn giản dễ thực hiện.

Tỷ lệ hội chứng chuyển hóa ở nữ theo các tiêu chuẩn IDF, EGIR, AACE cao hơn nam với sự khác biệt có ý nghĩa, cón với tiêu chuẩn NCEP-ATPIII tỷ lệ này không có ý nghĩa với p > 0,05. Kết quả được phân tích ở bảng 3.17 cho thấy tuổi càng cao thì tỷ lệ hội chứng chuyển hóa càng cao và sự khác biệt giữa các nhóm tuổi là có ý nghĩa (p<0,05), điều này phù hợp với các nghiên cứu tại Việt Nam và trên thế giới.

Một số nghiên cứu ở châu Âu của Can A.S., Bersot T.P. và cộng sự sử dụng các tiêu chuẩn hội chứng chuyển hóa đánh giá theo WHO, EGIR, ATPIII 2001, AACE/ACE và IDF cho các tỷ lệ hội chứng chuyển hóa khác nhau: 38% theo NCEP 2001; 42% theo AACE/ACE và IDF; 20% theo EGIR và 19% theo WHO [Can A.S., Bersot T.P. (2007),

“Analysis of agreement among definitions of metabolic syndrome in nondiabetic Turkish adults: a methodological study”, BMC Public Health, 7(1), pp.353.].

Biểu đồ 4.1. So sánh tỷ lệ hội chứng chuyển hóa theo các tiêu chuẩn khác nhau

Năm 2004 – 2005 Al-Shafaee M.A và cộng sự nghiên cứu tỷ lệ HCCH ở 281 bệnh nhân tiền đái tháo đường trên 18 tuổi tại Omani, đã sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng chuyển hóa theo IDF ghi nhận tỷ lệ hội chứng chuyển hóa là: 45,9%, tỷ lệ này ở nữ cao hơn nam (nữ: 58,9%; nam: 30,8%) và cao hơn nghiên cứu của chúng tôi

[Al-Shafaee M.A., Ganguly S.S., Bhargava K., et al. (2008), “Prevalence of metabolic syndrome among prediabetic Omani adults: a preliminary study”, Met abolic syndrome and related disorders, 6(4), pp. 275-279.].

Nghiên cứu của Bener A. và cộng sự điều tra 1496 đối tượng từ 20 tuổi trở lên có 1204 đối tượng tham gia nghiên cứu cho thấy tỷ lệ hội chứng chuyển hóa theo tiêu chuẩn của IDF thấp hơn tỷ lệ hội chứng chuyển hóa theo tiêu chuẩn NCEP-ATPIII (IDF: 26,5%; theo NCEP-ATPIII: 33,7%), thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi, điều này được lý giải do đối tượng nghiên cứu của họ rộng hơn, gồm các đối tượng bình thường, còn đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là những bệnh nhân tiền đái tháo đường [Bener A., Zirie. M., Musallam. M., et al.

(2009), “Prevalence of metabolic syndrome according to Adult Treatment Panel III and International Diabetes Federation criteria: a population-based study”, Met abolic Syndrome and Related Disorders, 7(3), pp. 221-230.].

Nghiên cứu của Vinluan C.M. và cộng sự nghiên cứu tại 4 bang của Hoa Kỳ ở những người trên 65 tuổi cho thấy tỷ lệ hội chứng chuyển hóa theo tiêu chuẩn của NCEP/AHA, EGIR, AACE và IDF lần lượt là: 34,5%; 16,0%; 33,2% và 39,2%, tỷ lệ hội chứng chuyển hóa theo EGIR và NCEP/AHA là thấp nhất, thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ hội chứng chuyển hóa theo IDF, AACE tương đương nghiên cứu của chúng tôi [Vinluan C.M., Zreikat H.H., Levy J.R., et al (2012),

“Comparison of different metabolic syndrome definitions and risks of incident cardiovascular events in the elderly”, Metabolism,61(3), pp. 302-309.].

Bảng 3.17 cho thấy tỷ lệ HCCH chiếm tỷ lệ cao ở nhóm trên 50 tuổi và cao nhất là ở nhóm ≥ 60 tuổi lần lượt theo tiêu chuẩn của IDF; NCEP-ATPIII; EGIR; AACE là: 40,1%; 66,7%; 36,2%; 42,5% (sự khác biệt là không có ý nghĩa thống kê với p>0,05).

So sánh với một số nghiên cứu ở trong nước cho thấy:

Năm 2008, Nguyễn Thị Thu Trang và Đỗ Thị Minh Thìn nghiên cứu hội chứng chuyển hóa ở cán bộ công an được điều trị tại Bệnh viện 19-8, nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn của NCEP ATP III cho thấy tỷ lệ hội chứng chuyển hóa chủ yếu ở nhóm tuổi trên 50 tuổi là 89,06% [ Nguyễn Thị Thu Trang, Đỗ Thị Minh Thìn (2008), Nghiên cứu hội chứng chuyển hóa ở cán bộ công an được điều trị tại bệnh viện 19-8, Luận văn thạc sĩ Y học, Học viện Quân y], cao hơn rất nhiều so với nghiên cứu của chúng tôi, đây có lẽ là do đối tượng nghiên cứu là những bệnh nhân đang nằm điều trị tại bệnh viện còn nghiên cứu của chúng tôi là những người tiền đái tháo đường đang sống tại cộng đồng.

Tại Bệnh viện Trung ương Huế, Ngô Đình Châu, Trần Hữu Dàng, Hoàng Ngọc Chương nghiên cứu 198 đối tượng điều trị tại khoa Nội tổng hợp đánh giá hội chứng chuyển hóa theo tiểu chuẩn NCEP ATPIII 2005 ghi nhận tỷ lệ hội chứng chuyển hóa là 77,3%

nam cao hơn nữ (81,6% và 73,9%) [Ngô Đình Châu, Trần Hữu Dàng, Hoàng Ngọc Chương (2010), Nghiên cứu Hội chứng chuyển hóa và một số chỉ điểm nguy cơ tim mạch ở người béo phì Luận án tiến sỹ y học- Trường Đại học Y Dược Huế, tr. 58 - 91.], tỷ lệ này cao hơn nghiên cứu của chúng tôi. Khi xác định mối liên quan giữa tỷ lệ hội chứng chuyển hóa theo nhóm tuổi, chỉ số BMI, thấy tỷ lệ hội chứng chuyển hóa tăng theo nhóm tuổi và tăng theo chỉ số BMI, phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi.

Lê Chiến Thắng, Nguyễn Văn Quýnh điều tra 905 quân nhân ở đơn vị X nghiên cứu về hội chứng chuyển hóa theo tiêu chuẩn IDF năm 2005 ghi nhận kết quả tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa là:

13,6% thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi [Lê Chiến Thắng, Nguyễn Văn Quýnh (2009), Nghiên cứu đặc điểm Hội chứng chuyển hóa theo tiêu chuẩn IDF 2005 ở quân nhân đơn vị X, Luận văn bác sỹ chuyên khoa II, Học viện Quân y, tr.

41 – 57.]. Tỷ lệ này thấp là do các đối tượng nghiên cứu là quân nhân, những người có thói quen làm việc và hoạt động thể lực ở mức độ và cường độ cao hơn.

Hoàng Đăng Mịch nghiên cứu ở 250 bệnh nhân tới khám tại trung tâm y tế Dương Kinh áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng chuyển hóa theo NCEP ATPIII dành cho người châu Á - Thái Bình Dương cho tỷ lệ 23,6% thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi do đối tượng nghiên cứu là người dân tại một vùng ngoại thành đến khám; tỷ lệ này nữ cao hơn nam (nữ: 61%, nam: 39%) và tỷ lệ này tăng theo nhóm tuổi [Hoàng Đăng Mịch (2012), “Nghiên cứu hội chứng chuyển hóa ở ngoại thành Hải Phòng”, Tạp chí Nội tiết - Đái tháo đường Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học hội nghị nội tiết và đái tháo đường toàn quốc lần IV (1), tr. 598 – 601.] tương đương với nghiên cứu của chúng tôi.

Phan Văn Đoàn, Hoàng Trung Vinh nghiên cứu 202 bệnh nhân tiền đái tháo đường được chẩn đoán theo tiêu chuẩn IDF – 2010 tại một số huyện ở Kiên Giang cho kết quả tỷ lệ hội chứng chuyển hóa là 59,4%, kết quả này cao hơn nghiên cứu của chúng tôi khi tính tỷ lệ hội chứng chuyển hóa theo IDF, AACE và EGIR nhưng tương đương với tính tỷ lệ hội chứng chuyển hóa theo NCEP ATPIII là 60,2% [Phan Văn Đoàn, Hoàng Trung Vinh (2016), “Yếu tố nguy cơ, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân tiền đái tháo đường”, Tạp chí Nội tiết đái tháo đường, (19), tr. 61 - 66.].

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm hội chứng chuyển hóa theo các tiêu chuẩn khác nhau ở người tiền đái tháo đường và kết quả can thiệp cộng đồng (Trang 119 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)