Đặc điểm hội chứng chuyển hóa theo các tiêu chí khác nhau ở người tiền đái tháo đường

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm hội chứng chuyển hóa theo các tiêu chuẩn khác nhau ở người tiền đái tháo đường và kết quả can thiệp cộng đồng (Trang 124 - 128)

Ơ ĐỒ NGHIÊN CỨUCHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2.2. Đặc điểm hội chứng chuyển hóa theo các tiêu chí khác nhau ở người tiền đái tháo đường

Tăng glucose máu là một tiêu chí xác định hội chứng chuyển hóa.Các tiêu chí khác như béo bụng, tăng huyết áp, tăng triglycerit, giảm HDL-C, khi có bất kỳ 3 trong 5 tiêu chí trên thì

chẩn đoán hội chứng chuyển hóa. Hầu hết các đối tượng có hội chứng chuyển hóa đều có tiêu chí béo bụng. Kháng insulin xuất hiện trước khi có rối loạn glucose máu, do đó hội chứng chuyển hóa cũng như tiền đái tháo đường là một tình trạng kháng insulin.

Chính vì vậy không có gì ngạc nhiên khi tỷ lệ tiền đái tháo đường và hội chứng chuyển hóa khó phân định và chồng chéo nhau ví dụ:

trong quần thể không bị đái tháo đường ở đối tượng trên 50 tuổi có những cá thể mang hội chứng chuyển hóa và rối loạn glucose máu lúc đói, có những cá thể chỉ mắc rối loạn glucose máu lúc đói [Alexander C.M., Landsman P.B., et al. (2006), “Metabolic syndrome and hyperglycemia: congruence and divergence”, The American journal of cardiology, 98(7), pp. 982-985.]. Trong thực tế hội chứng chuyển hóa có thể coi là tình trạng tiền đái tháo đường. Tỷ lệ nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường ở người có hội chứng chuyển hóa cao gấp 5 lần người không có hội chứng chuyển hóa [Grundy S.M., (2006), “ Metabolic syndrome: Connecting and reconciling cardiovascular and diabetes Worlds”, Journal of the American College of Cardiology, 47 (6), pp. 1093-1100.].

Trong nghiên cứu của chúng tôi sử dụng 4 tiêu chuẩn của các hiệp hội và các tổ chức y tế để chẩn đoán hội chứng chuyển hóa và ghi nhận sự xuất hiện các tiêu chí trong các tiêu chuẩn của các hiệp hội là khác nhau:

Kết quả bảng 3.18 khi đánh giá các tiêu chí theo tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng chuyển hóa theo IDF cho thấy tần suất xuất hiện tiêu chí như béo trung tâm, tăng triglycerit, giảm HDL, tăng huyêt áp và tăng glucose máu lúc đói tương ứng 38,0%; 49,8%;

42,6%; 78,0%; 75,7%. Tỷ lệ này khác nhau giữa nam và nữ đối với tiêu chí béo trung tâm thì tỷ lệ nữ là 46,1% cao hơn nam là 22,8%

(bảng 3.19) và sự khác biệt có ý nghĩa với p < 0,05, sự khác biệt này là do khu vực điều tra, do tập tục và công việc, đối tượng nghiên cứu nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới. Tiêu chí tăng huyết áp, tăng Glucose máu lúc đói ở nam là 84,8%, 80,7% cao hơn nữ là 74,4%, 73,0%, sự khác biệt giữa 2 nhóm là có ý nghĩa với p < 0,05. Kết quả bảng 3.20 cho thấy tỷ lệ các tiêu chí hội chứng chuyển hóa tăng theo nhóm tuổi đặc biệt là tăng huyết áp và béo trung tâm là 2 tiêu chí thấy rõ rệt nhất.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự nghiên cứu của Lê Chiến Thắng, Nguyễn Văn Quýnh điều tra tại một đơn vị đóng quân trên địa bàn Hà Nội [Lê Chiến Thắng, Nguyễn Văn Quýnh (2009), Nghiên cứu đặc điểm Hội chứng chuyển hóa theo tiêu chuẩn IDF 2005 ở quân nhân đơn vị X, Luận văn bác sỹ chuyên khoa II, Học viện Quân y, tr. 41 – 57.]. Tương đương nghiên cứu của Al-Shafaee M.A cũng cho kết quả tỷ lệ béo trung tâm, tăng huyết áp, tăng triglycerid và giảm HDL-C ở 281 đối tượng có rối loạn glucose máu lúc đói tăng theo nhóm tuổi [Al-Shafaee M.A., Ganguly S.S., Bhargava K., et al. (2008), “Prevalence of metabolic syndrome among prediabetic Omani adults: a preliminary study”, Metabolic syndrome and related disorders, 6(4), pp. 275-279.]. Nghiên cứu của Benner A., Zirie M.

và cộng sự cũng cho kết quả tương tự [Bener A., Zirie. M., Musallam. M., et al. (2009), “Prevalence of metabolic syndrome according to Adult Treatment Panel III and International Diabetes Federation criteria: a population-based study”, Metabolic Syndrome and Related Disorders, 7(3), pp. 221-230.].

Khi đánh giá hội chứng chuyển hóa theo tiêu chuẩn của NCEP ATPIII, kết quả bảng 3.21 ghi nhận tỷ lệ tiêu chí cao huyết áp chiếm cao nhất 78,0%; tăng vòng bụng 34,0%; còn các tiêu chí tăng triglycerid, tăng glucose máu lúc đói và giảm HDL-C không có sự

khác biệt với p>0,05. Kết quả bảng 3.22 so sánh tỷ lệ các tiêu chí theo giới cho thấy ở cả có sự khác biệt giữa 2 giới như tăng vòng bụng và giảm HDL-C ở nữ cao hơn nam còn tiêu chí tăng huyết áp, tăng triglycerit, tăng glucose máu lúc đói ở nam cao hơn nữ. Khi đánh giá theo nhóm tuổi (bảng 3.23) cho thấy với 3 tiêu chí tăng huyết áp, tăng vòng bụng và tăng triglicerit tuổi cang cao tỷ lệ càng tăng còn tiêu chí giảm HDL-C nhóm dưới 50 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất, tiêu chí tăng glucose máu lúc đói tỷ lệ tương đương nhau giữa các nhóm sự khác biệt là không có ý nghĩa (p>0,05). Nghiên cứu của Abdulbari Bener và cộng sự cũng cho kết quả tỷ lệ béo trung tâm và tăng huyết áp tăng theo nhóm tuổi, còn các tiêu chí khác như tăng glucose máu lúc đói, tăng triglycerit, Giảm HDL-C chiếm tỷ lệ cao ở nhóm trên 50 tuổi [Bener A., Zirie. M., Musallam. M., et al. (2009), “Prevalence of metabolic syndrome according to Adult Treatment Panel III and International Diabetes Federation criteria: a population-based study”, Metabolic Syndrome and Related Disorders, 7(3), pp. 221-230.].

Sử dụng tiêu chuẩn của EGIR để xác định hội chứng chuyển hóa thì tiêu chí kháng insulin là bắt buộc phải có chiếm tỷ lệ 34,3%, chiếm tỷ lệ cao nhất là tăng huyết áp và thấp nhất là tiêu chí béo bụng (bảng 3.24). Khi phân tích các tiêu chí của hội chứng chuyển hóa theo giới tính và nhóm tuổi ghi nhận ở bảng 3.25 và 3.26 cho thấy đối với tiêu chí tăng huyết áp và tăng glucose máu lúc đói thì nam cao hơn nữ sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05, còn các tiêu chí khác thì tỷ lệ ở nữ cao hơn namvới p<0,05. Khi phân tích theo nhóm tuổi cho thấy tiêu chí tăng huyết áp và kháng insulin là có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi với p có ý nghĩa thống kê.

Đánh giá hội chứng chuyển hóa theo tiêu chuẩn AACE được trình bày ở bảng 3.27 ghi nhận tiêu chí tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao nhất và thấp nhất là tiêu chí béo phì. Bảng 3.28 và 3.29 phân tích các tiêu chí hội chứng chuyển hóa của AACE theo giới tính và nhóm tuổi ghi nhận các tiêu chí khác nhau giữa nam và nữ với p<0,05; tiêu chí béo phì, tăng triglycerit, tăng huyết áp tăng dần theo nhóm tuổi.

Khi đánh giá mối liên quan giữa hội chứng chuyển hóa với các yếu tố sinh hoạt và hoạt động thể lực được trình bày trong nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận tỷ lệ hội chứng chuyển hóa theo IDF có liên quan với không hoạt động nặng nhưng không có ý nghĩa; theo NCEP-ATPIII thì ăn ít rau và hoa quả, hút thuốc và không hoạt động nặng có liên quan nhưng không có ý nghĩa; theo EGIR chỉ có không hoạt động nặng liên quan những cũng không có ý nghĩa; theo AACE hoạt động ăn ít rau và hoa quả, hút thuốc, không hoạt động nặng và không đạp xe liên quan nhưng cũng không có ý nghĩa.

Điều này có lẽ do nghiên cứu của chúng tôi có cỡ mẫu chưa đủ lớn để xác định mối liên quan giữa một số thói quen sinh hoạt và hoạt động thể lực và hội chứng chuyển hóa.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phân tích mối liên quan giữa hội chứng chuyển hóa và tăng huyết áp, rối loạn lipid máu và chỉ số BMI ghi nhận có mối liên quan chặt chẽ giữa hội chứng chuyển hóa và các yếu tố với độ tin cậy có ý nghĩa. Khi phân tích theo giới tính thì thấy không có liên quan nhưng phân tích theo nhóm tuổi ghi nhận có sự liên quan có ý nghĩa.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm hội chứng chuyển hóa theo các tiêu chuẩn khác nhau ở người tiền đái tháo đường và kết quả can thiệp cộng đồng (Trang 124 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)