Th ực trạng việc quản lý mục tiêu

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ: Thực trạng và biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý việc giảng dạy tiếng Anh ở các khoa không chuyên ngữ tại trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh (Trang 46 - 49)

SƯ PHẠM -THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1.1. Th ực trạng việc quản lý mục tiêu

Để đánh giá việc quản lý mục tiêu môn học trong chương trình bộ môn tiếng Anh đang thực hiện giảng dạy cho sinh viên ở các khoa không chuyên ngữ tại Trường Đại học Sư phạm - Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi đã lấy ý kiến của 18 giảng viên bộ môn tiếng Anh thuộc Tổ Ngoại ngữ qua câu hỏi: "Xin Ông (Bà) cho biết, nội dung, chương trình bộ môn tiếng Anh đang thực hiện giảng dạy cho sinh viên của các khoa không chuyên ngữ tại Trường Đại học Sư phạm-Thành phố Hồ Chí Minh đã phù hợp với mục tiêu đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra chưa?" và kết quả thăm dò được như sau:

Từ số liệu ở bảng 1 cho thấy, 61.11% giáo viên nhận xét, nội dung, chương trình bộ môn tiếng Anh hiện tại chưa được phù hợp lắm đối với mục tiêu đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra, chỉ có 38.89% giáo viên có nhận xét là khá phù hợp. Nhận xét của các giảng viên bộ môn như trên cũng có lý do của nó.

Từ năm học 1997-1998, Tổ Ngoại ngữ không chuyên, một đơn vị trực thuộc Ban giám hiệu - Trường Đại học Sư phạm - Thành phố Hồ Chí Minh mới chính thức đảm nhận việc giảng dạy bộ môn tiếng Anh cho sinh viên của các khoa không chuyên ngữ. Khi tiếp nhận công việc từ Tổ Ngoại ngữ 2 - thuộc Khoa Anh, chương trình bộ

môn tiếng Anh dành cho sinh viên của các khoa không chuyên ngữ được giảng dạy với giáo trình Headway - một tài liệu dạy giao tiếp bằng tiếng Anh thông dụng, chủ yếu rèn luyện tổng hợp bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.

Với giáo trình Headway (cuốn 1-Headway Elementary và cuốn 2-Headway Pre- Intermediate), nếu dựa vào tiêu chuẩn đánh giá trình độ ngoại ngữ của quốc tế thì sinh viên các khoa không chuyên ngữ trong toàn trường, sau khi kết thúc chương trình bộ môn (20 đvht tức là 300 tiết), mới đạt trình độ cơ sở ở mức trung bình, có nghĩa là xét cả bốn kỹ năng giao tiếpnghe, nói, đọc, viết, họ chỉ có được khả năng sau:

+ Nghe: Hiểu được tiếng Anh ở cấp độ từ và có thể ở cấp độ câu, song chủ yếu là phỏng đoán.

+ Nói: Tham gia vào những hội thoại đơn giản bằng cách dùng các mẫu câu đơn giản, trong phạm vi chủ đề sinh hoạt gia đình và bản thân.

+ Đọc: Đọc hiểu được những bài đọc ngắn (khoảng 100 đến 150 từ) với những cấu trúc ngữ pháp quen thuộc và ít từ mới.

+ Viết: Có khả năng viết thư (trang trọng và không trang trọng), viết về bản thân, công việc dựa vào mẫu đã học, ít có sáng tạo. Nhìn chung kỹ năng viết còn yếu. [112, 14 I

Nếu xét về các mặt: kiến thức, kỹ năng, thái độ trong mục tiêu của môn học đã nêu (mục 3.1-phần II-chương 1), thì rõ ràng việc quản lý mục tiêu môn học chưa đạt yêu cầu. Chương trình tiếng Anh giảng dạy với giáo trình Headway chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng tiếng Anh cho sinh viên, kể cả tiếng Anh giao tiếp cơ bản lẫn tiếng Anh sử dụng trong chuyên môn (hay còn gọi là tiếng Anh chuyên ngành).

Thấy rõ bất hợp lý trong việc thực hiện mục tiêu môn học đối với đối tượng là sinh viên các khoa không chuyên ngữ, Tổ Ngoại ngữ đã đề ra việc biên soạn giáo trình tiếng Anh chuyên ngành nhằm thực hiện cải tiến nội dung, chương trình giảng dạy bộ môn cho phù hợp và có hiệu quả. Năm học 2000-2001, Tổ Ngoại ngữ đã thực nghiệm giảng dạy 03 giáo trình tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên các Khoa Ngữ văn, Vật lý, Sinh vật. Năm học 2001-2002, có thêm 02 giáo trình tiếng Anh chuyên ngành được thực nghiệm giảng dạy cho sinh viên Khoa Lịch sử và Khoa Địa lý. Đây là một việc

làm rất thiết thực, đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên các khoa không chuyên ngữ tại Trường Đại học Sư phạm -Thành phố Hồ Chí Minh. Việc làm này cùng chứng tỏ, Lãnh đạo đơn vị đã đi đúng hướng trong việc chỉ đạo chuyên môn và tập thể cán bộ giảng dạy của Tổ Ngoại ngữ đã làm tốt trách nhiệm của mình vì chất lượng đào tạo sinh viên của Trường Đại học Sư phạm -Thành phố Hồ Chí Minh.

Việc cải tiến nội dung, chương trình bộ môn tiếng Anh cho phù hợp và hiệu quả đối với sinh viên các khoa không chuyên ngữ trong toàn trường đòi hỏi phải có thời gian. Để đáp ứng nhu cầu của sinh viên các khoa không chuyên ngữ còn lại: Toán - Tin, Hóa, Giáo dục chính trị, Tâm lý giáo dục, Giáo dục tiểu học, Giáo dục mầm non, Giáo dục thể chất, tập thể các giảng viên bộ môn tiếng Anh của Tổ Ngoại ngữ còn phải bỏ công sức thật nhiều. Theo kế hoạch dự định, đến năm 2005, Tổ Ngoại ngữ sẽ cố gắng có đủ giáo trình tiếng Anh chuyên ngành cho các khoa không chuyên ngữ còn lại.

Làm thế nào để sinh viên các khoa không chuyên ngữ, sau khi kết thúc chương trình bộ môn, có đủ kiến thức và trình độ về các kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh trong lĩnh vực chuyên môn, kỹ năng giải quyết các vấn đề không chỉ trong chuyên môn mà cả trong các tình huống xã hội nhất định, thực hiện đúng mục tiêu môn học đã đề ra, điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Song song với việc cải tiến nội dung, chương trình giảng dạy bộ môn cần phải thực hiện việc bố trí, sắp xếp lại đội ngũ giảng viên, thực hiện cải tiến phương pháp giảng dạy theo hướng giao tiếp tích cực, quản lý chặt chẽ việc tổ chức đào tạo, quản lý hoạt động dạy của thầy, hoạt động học của trò, tăng cường sử dụng trang thiết bị dạy học hiện đại, thực hiện tốt việc kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy và học của thầy và trò.

Những hoạt động nêu trên có ý nghĩa hết sức quan trọng, có tác dụng rất to lớn đến việc thực hiện mục tiêu môn học đã đề ra, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Đại học Sư phạm - Thành phố Hồ Chí Minh (nói riêng) và chất lượng đào tạo giáo dục đại học nước ta (nói chung).

Hiện tại, do giáo trình tiếng Anh chuyên ngành chưa có đủ cho tất cả các khoa không chuyên ngữ trong trường, cho nên việc quản lý mục tiêu môn học chưa hoàn toàn đạt được yêu cầu của mục tiêu đào tạo chung mà Bộ Giáo dục và Đào tạo qui

định. Điều này thuộc về trách nhiệm của Lãnh đạo đơn vị Tổ Ngoại ngữ không chuyên, cần vận động tập thể cán bộ giảng dạy của đơn vị, phát huy hơn nữa, giữ vững định hướng, tích cực hoàn thành kế hoạch về cải tiến nội dung, chương trình môn học đã định và có những giải pháp hữu hiệu trong việc tổ chức giảng dạy bộ môn để thực hiện cho được mục tiêu môn học, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của trường, đáp ứng nhu cầu của xã hội, thiết thực góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ: Thực trạng và biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý việc giảng dạy tiếng Anh ở các khoa không chuyên ngữ tại trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)