Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ: Thực trạng và biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý việc giảng dạy tiếng Anh ở các khoa không chuyên ngữ tại trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh (Trang 90 - 107)

a. Ý Thức học môn tiếng Anh của sinh viên ở các khoa không chuyên ngữ:

Khảo sát ý kiến của các em ở ba mức độ: rất có ý thức, ít có ý thức và không có ý thức đối với việc học bộ môn tiếng Anh (xem bảng 19), chúng tôi nhận thấy:

+ Ở nhóm thực nghiệm:

- Trước khi thực nghiệm, số lượng sinh viên có ý thức đối với việc học bộ môn tiếng Anh chỉ chiếm 22.47%, nhưng sau khi thực nghiệm, có sự thay đổi khá rõ nét, số sinh viên có ý thức đối việc học môn tiếng Anh tăng lên đến 66.29%.

- Tương tự như vậy, tỉ lệ sinh viên ít có ý thức đối với việc học môn tiêng Anh cũng giảm rất đáng kể. Cụ thể là, trước thực nghiệm có đến 56.18% sinh viên ít có ý thức đối với việc học môn tiếng Anh thì sau thực nghiệm tỉ lệ này chỉ còn 29.21%.

- Tỉ lệ sinh viên không có ý thức đối với việc học tiếng Anh cũng giảm khá nhiều. Cụ thể, trước thực nghiệm là 21.35%, nhưng sau thực nghiệm chỉ còn 4.49%.

Rõ ràng, sau khi được học tiếng Anh chuyên ngành, với một nội dung, chương trình bộ môn rất phù hợp, đáp ứng được nhu cầu của đối tượng sinh viên từng khoa

cùng với việc tích cực cải tiến phương pháp dạy học của giáo viên bộ môn, sinh viên đã có sự hứng thú hơn đối với môn học và ý thức học tập của sinh viên cũng được nâng lên.

+ Ở nhóm đối chứng: Trong khi kiểm nghiệm sự khác biệt giữa trước thực nghiệm và sau khi thực nghiệm của nhóm đối chứng, chúng tôi nhận thấy không có sự khác biệt ý nghĩa:

- Ở nhóm này, dù rằng tỉ lệ sinh viên rất có ý thức đối với việc học môn tiếng Anh cũng có tăng lên, song sự chênh lệch, khác biệt đó không cao. Trước thực nghiệm tỉ lệ này là 22.67%, sau thực nghiệm chỉ là 25.33%.

- Tỉ lệ sinh viên ít có ý thức đối với việc học môn tiếng Anh ở hai thời điểm trước và sau khi thực nghiệm chênh lệch không đáng kể. Trước thực nghiệm, tỉ lệ đó là 56.00%, sau thực nghiệm tỉ lệ có giảm nhưng vẫn còn 54.67%.

- Tỉ lệ sinh viên không có ý thức học tiếng Anh cũng vậy, so với thời điểm trước thực nghiệm (21.33%) thì sau thực nghiệm có giảm nhưng vẫn còn 20.00%.

# Nếu kiểm tra bằng Test Chi Square chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt ý nghĩa giữa nhóm thực nghiệm với nhóm đối chứng. Thực vậy, trước khi thực nghiệm, ý thức học tập đối với môn tiếng Anh của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng không có sự khác biệt ý nghĩa, nhưng sau khi tham gia thực nghiệm, Chi square toàn thể của nhóm thực nghiệm cao hơn rất nhiều so với Chi Square ở mức chuẩn (α= 0.01 nên đã tạo ra sự khác biệt ý nghĩa rất rõ rệt. Khác biệt này cho phép chúng ta có thể kết luận rằng ý thức của các em đối việc học môn tiếng Anh được nâng lên rất rõ nét.

Như vậy, có thể khẳng định một lần nữa, việc áp dụng các biện pháp thực nghiệm đã có tác động thực sự đến ý thức của sinh viên đối việc học bộ môn tiếng Anh một cách rõ rệt. Các em đã có ý thức hơn đối việc học bộ môn tiếng Anh và chắc chắn hiệu quả thu được sẽ khả quan hơn nhiều.

b. Nhận xét của sinh viên ở các khoa không chuyên ngữ về nội dung, chương trình bộ môn tiếng Anh:

Tìm hiểu sâu hơn những nhận xét của các em về nội dung, chương trình bộ môn tiếng Anh, chúng tôi đưa ra bốn mức độ: rất thiết thực, khá thiết thực, ít thiết thực và hoàn loàn không thiết thực, kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 20:

+ Ở nhóm thực nghiệm:

- Trước thực nghiệm, có đến 52.81% sinh viên của nhóm này nhận xét về nội dung, chương trình bộ môn tiếng Anh đang học hoàn toàn không thiết thực, nhưng sau thực nghiệm, ý kiến đó chỉ còn 3.37%.

- Trước thực nghiệm, có đến 47.19% sinh viên trong nhóm này cho rằng, nội dung, chương trình bộ môn như vậy là ít thiết thực đối với họ, nhưng sau thực nghiệm nhận thức đó chỉ còn 7.87%.

- Đánh giá nội dung, chương trình bộ môn tiếng Anh rất thiết thực và khá thiết thực thì trước thực nghiệm không có một sinh viên nào có ý kiến nhận xét như vậy, nhưng sau thực nghiệm, nhận xét đó có tỉ lệ tăng rất cao. Cụ thể, có đến 44.94% sinh viên nhận xét nội dung, chương trình bộ môn tiếng Anh đang học rất thiết thực và 43.82% sinh viên cho rằng nội dung, chương trình bộ môn như vậy là khá thiết thực đối với sinh viên của các khoa không chuyên ngữ như họ.

+ Ở nhóm đối chứng: So sánh những nhận xét về nội dung, chương trình bộ môn tiếng Anh của sinh viên trong nhóm này trước thực nghiệm và sau thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy không có sự khác biệt ý nghĩa.

- Tỉ lệ sinh viên có nhận xét, nội dung, chương trình bộ môn tiếng Anh rất thiết thực trước thực nghiệm cũng như sau thực nghiệm hoàn toàn không có sự chênh lệch vì cả hai thời điểm đều không có ý kiến nhận xét nào.

- Riêng tỉ lệ sinh viên có ý kiến nhận xét, nội dung, chương trình bộ môn tiếng Anh khá thiết thực ở thời điểm sau khi thực nghiệm có tăng hơn so với thời điểm trước thực nghiệm, nhưng tỉ lệ đó chênh lệch không đáng kể (trước thực nghiệm:

0.00%, sau thực nghiệm: 6.67%).

- Trước thực nghiệm và sau thực nghiệm, tỉ lệ sinh viên nhận xét về nội dung, chương trình bộ môn tiếng Anh ít thiết thực đối với họ chênh lệch nhau không đáng kể. Cụ thể, trước thực nghiệm là 38.67%, sau thực nghiệm là 32.00%.

- Nhận xét về nội dung, chương trình bộ môn tiếng Anh hoàn toàn không thiết thực đối với sinh viên trong nhóm đối chứng trước và sau thực nghiệm vẫn có tỉ lệ như nhau là 61.33%.

Sự chênh lệch không đáng kể nêu trên của nhóm đối chứng trước thực nghiệm cũng như sau thực nghiệm có thể giúp chúng ta khẳng định, nếu không có những biện pháp tác động (không có sự cải tiến về nội dung, chương trình bộ môn) thì rõ ràng, nhận xét đánh giá của các em về nội dung, chương trình bộ môn tiếng Anh không có gì thay đổi.

# Dựa vào sự kiểm nghiệm Test Chi Square, nếu so sánh mức độ nhận xét đánh giá của sinh viên về nội dung, chương trình bộ môn tiếng Anh giữa nhóm thực nghiệm với nhóm đối chứng trước khi tiến hành thực nghiệm thì khá tương đồng nhau. Song sau khi thực nghiệm, chúng tôi thấy giữa hai nhóm có sự khác biệt rõ rệt.

Tất cả những so sánh trên là những minh chứng hết sức thiết thực và đặt ra cho chúng ta một nhiệm vụ rất quan trọng là cần phải tích cực cải tiến nội dung, chương trình bộ môn tiếng Anh sao cho có hiệu quả và phù hợp với đối tượng sinh viên tại các khoa không chuyên ngữ nhằm trang bị cho họ vốn kiến thức tiếng Anh cần thiết kết hợp với vốn kiến thức chuyên ngành được đào tạo để từ đó họ có thể tiếp cận với công nghệ tiên tiến, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội.

c.Nhận thức về sự cần thiết của bộ môn tiếng Anh đôi với sinh viên tại các khoa không chuyên ngữ:

Để tìm hiểu nhận thức của sinh viên về sự cần thiết của bộ môn tiếng Anh đối với đối tượng sinh viên tại các khoa không chuyên ngữ với bốn mức độ: rất cần thiết, khá cần thiết, ít cần thiết và hoàn toàn không cần thiết, chúng tôi đã thực hiện khảo sát (xem bảng 21) và kết quả thu được như sau:

+ Ở nhóm thực nghiệm:

- Nếu trước thực nghiệm, tỉ lệ sinh viên cho rằng, tiếng Anh rất cần thiết và khá cần thiết đối với sinh viên tại các khoa không chuyên ngữ như họ là 62.92% (43.82%

+ 19.10%), thì sau thực nghiệm tăng lên đến 92.13% (69.66% + 22.47%). Tỉ lệ đó là một điều rất đáng mừng đối với chúng tôi khi thấy hầu hết sinh viên của mình đã nhận thức rõ về sự cần thiết của bộ môn tiếng Anh đối với sinh viên tại các khoa không chuyên ngữ.

- Tỉ lệ sinh viên nhận thấy tiếng Anh ít cần thiết đối với họ ở thời điểm sau khi thực nghiệm giảm khá rõ rệt so với thời điểm trước thực nghiệm. Cụ thể, trước thực nghiệm, tỉ lệ đó là 26.97% nhưng sau thực nghiệm chỉ còn 5.62%.

- Tương tự, tỉ lệ sinh viên cho rằng, tiếng Anh hoàn toàn không cần thiết đối với họ nếu so sánh giữa trước thực nghiệm với sau thực nghiệm cũng giảm hơn. Trước thực nghiệm, tỉ lệ đó là 10.11%, sau thực nghiệm giảm xuống còn 2.25%.

Những so sánh ở trên cho thấy, sau khi tham gia thực nghiệm, nhận thức của các em về sự cần thiết của bộ môn tiếng Anh đối với sinh viên tại các khoa không chuyên ngữ đã mang tính tích cực hơn rất nhiều.

+ Ở nhóm đối chứng:

Tìm hiểu nhận thức của nhóm đối chứng về sự cần thiết của bộ môn tiếng Anh đối với sinh viên tại các khoa không chuyên ngữ với bốn mức độ khác nhau như đã nêu trong nhóm thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy không có sự chênh lệch đáng kể khi kiểm nghiệm sự khác biệt giữa hai thời điểm trước và sau thực nghiệm.

- Trước thực nghiệm, tỉ lệ sinh viên cho rằng, tiếng Anh rất cần thiết và khá cần thiết đối với sinh viên ở các khoa không chuyên ngữ như họ là 62.67% (44.00 + 18.67%), sau thực nghiệm là 66.66% (45.33% + 21.33%).

- Tỉ lệ sinh viên có ý kiến, tiếng Anh ít cần thiết đối với sinh viên tại các khoa không chuyên ngữ: trước thực nghiệm là 28.00%, sau thực nghiệm là 25.33%.

- Tương tự, tỉ lệ sinh viên cho rằng, tiếng Anh hoàn toàn không cần thiết đối với họ, trước và sau thực nghiệm chênh lệch không đáng kể. Trước thực nghiệm, tỉ lệ đó là 9.33%, sau thực nghiệm là 8.00%.

# Dùng Test Chi Square để kiểm tra, chúng tôi nhận thấy, nhận thức của nhóm thực nghiệm về sự cần thiết của bộ môn tiếng Anh đối với sinh viên tại các khoa không chuyên ngữ có sự chuyển biến tích cực hơn nhiều so với nhóm đối chứng. Và ngay trong nhóm thực nghiệm, nhận thức đó cũng có sự khác biệt rõ rệt nếu so giữa hai thời điểm trước và sau thực nghiệm.

d. Nhận xét của sinh viên về phương pháp giảng dạy của giáo viên bộ môn:

Để nắm được những đánh giá nhận xét từ sinh viên về phương pháp dạy học của các giáo viên bộ môn tiếng Anh đang giảng dạy tại các khoa không chuyên ngữ, chúng tôi thực hiện khảo sát theo ba mức độ: rất hài lòng, chưa hài lòng lắm và hoàn toàn không hài lòng. Kết quả thu được như sau: (xem bảng 22)

+ Nhóm thực nghiệm:

- Trước thực nghiệm, tỉ lệ sinh viên rất hài lòng về phương pháp dạy học của giáo viên bộ môn chỉ có 16.85%, sau thực nghiệm, tỉ lệ đó tăng lên rất cao đạt 81.33%.

- Số sinh viên chưa hài lòng lắm về phương pháp dạy học của giáo viên bộ môn ở thời điểm sau thực nghiệm cũng giảm rất nhiều so với trước thực nghiệm. Trước thực nghiệm, tỉ lệ đó là 55.06%, nhưng sau thực nghiệm chỉ còn 13.33%.

- Tương tự, tỉ lệ sinh viên hoàn toàn không hài lòng về phương pháp dạy học của giáo viên bộ môn từ 28.09% (trước thực nghiệm) giảm còn 5.33% (sau thực nghiệm).

Theo kết quả ở trên, 81.33% sinh viên rất hài lòng về phương pháp dạy học của giáo viên và tỉ lệ đó đã chứng minh rõ hiệu quả của việc cải tiến phương pháp giảng dạy bộ môn tiếng Anh theo hướng giao tiếp tích cực.

+ Ở nhóm đối chứng: Trong nhóm này, nếu so sánh những nhận xét đánh giá về phương pháp dạy học của giáo viên bộ môn tiếng Anh ở hai thời điểm trước

thực nghiệm và sau thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy không có sự khác biệt ý nghĩa.

- Trước thực nghiệm, tỉ lệ sinh viên có ý kiến rất hài lòng về phương pháp dạy học của giáo viên bộ môn tiếng Anh là 17.33%, sau thực nghiệm là 21.33%, như vậy, tỉ lệ đó có tăng song không đáng kể.

- Số ý kiến từ sinh viên chưa hài lòng lắm về phương pháp dạy học của giáo viên bộ môn ở thời điểm trước thực nghiệm là 54.67%, sau thực nghiệm, tỉ iệ đó có giảm chút ít xuống còn 52%.

- Tỉ lệ sinh viên hoàn loàn không hài lòng về phương pháp dạy học của giáo viên bộ môn trước thực nghiệm là 28.00%, sau thực nghiệm tỉ lệ đó có giảm nhưng vẫn còn 26.67%.

# Nếu kiểm tra bằng Test Chi Square, chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt ý nghĩa giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Thật vậy, trước khi thực nghiệm, nhận xét đánh giá về phương pháp dạy học của giáo viên bộ môn tiếng Anh trong nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng không có sự khác biệt ý nghĩa. Nhưng sau thực nghiệm, Chi Square toàn thể của nhóm thực nghiệm cao hơn rất nhiều so với Chi Square ở mức chuẩn α= 0.01 nên đã tạo ra sự khác biệt ý nghĩa rất rõ rệt.

Sự khác biệt này cho phép chúng ta có thể khẳng định, việc áp dụng các biện pháp thực nghiệm đã có tác động thật sự. Sinh viên càng hài lòng hơn về cách thức tổ chức giảng dạy của giáo viên, và chính việc cải tiến phương pháp dạy học của giáo viên bộ môn đã có ảnh hưởng rất quan trọng đến hiệu quả của việc dạy và học bộ môn tiếng Anh.

e. Tự nhận xét kết quả học môn tiếng Anh của sinh viên sau hai năm học:

Để tìm hiểu kết quả học môn tiếng Anh của sinh viên sau hai năm học, chúng tôi đã khảo sát qua ý kiến của các em và kết quả thu được như sau (xem bảng 23):

+ Ở nhóm thực nghiệm:

- Nếu tỉ lệ sinh viên tự nhận xét kết quả học môn tiếng Anh của mình sau hai năm học ở thời điểm trước thực nghiệm có tốt hơn nhiều và khá hơn trước là 39.33%

(17.98% + 21.35%), thì sau thực nghiệm, tỉ Lệ đó đã tăng lên 85.40% (39.33% + 46.07%).

- Tỉ lệ sinh viên có ý kiến cho rằng, kết quả học môn tiếng Anh của mình sau hai năm học không khá hơn bao nhiêu ở thời điểm trước thực nghiệm là 43.82%, sau thực nghiệm tỉ lệ đó chí còn 11.24%.

- Nếu trước thực nghiệm, 16.85% sinh viên có nhận xét, kết quả học môn tiếng Anh của mình sau hai năm học hoàn toàn không có kết quả gì, thì sau thực nghiệm, số sinh viên có nhận xét như vậy giảm xuống còn 3.37% .

+ Ở nhóm đối chứng:

- Tỉ lệ sinh viên cho rằng, kết quả học môn tiếng Anh sau hai năm học có tốt hơn nhiều và khá hơn trước ở hai thời điểm trước và sau thực nghiệm chênh lệch không đáng kể. Cụ thể, trước thực nghiệm, tỉ lệ đó là 40.00% (17.33% + 22.67%), sau thực nghiệm tăng lên Là 46.67% (20.00% + 26.67%). Tuy vậy, sự chênh lệch này vẫn không đáng kể vì xét cho cùng, trên 50% sinh viên tự nhận, kết quả học tập của mình sau hai năm học không có gì tiến bộ là một điều đáng để cho chúng ta phải quan tâm.

- Tỉ lệ sinh viên tự cho rằng, kết quả học môn tiếng Anh của mình sau hai năm học không khá hơn được bao nhiêu, so sánh giữa hai thời điểm trước và sau thực nghiệm tuy có giảm xuống nhưng không đáng kế. Trước thực nghiệm, tỉ lệ đó là 41.33%, sau thực nghiệm là 37.33%.

- Tương tự, tỉ lệ sinh viên tự nhận xét, kết quả học môn tiếng Anh của mình sau hai năm học hoàn toàn không có kết quả gì so với trước thực nghiệm (18.67%) thì sau thực nghiệm chỉ giảm xuống có 2.67%. (sau thực nghiệm, tỉ lệ đó là 16.00%)

# Nếu so sánh tỉ lệ sinh viên giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng cũng thấy rõ sự khác biệt về kết quả học môn tiếng Anh sau hai năm học theo từng mức độ đã nêu trên. Sau khi thực nghiệm, tỉ lệ sinh viên tự nhận xét, kết quả học môn tiếng Anh của mình tốt hơn nhiều và khá hơn trước ở nhóm thực nghiệm là 79.40%, trong

khi tỉ lệ này ở nhóm đối chứng chỉ là 46.67%. Tất cả đã đủ cho chúng ta khẳng định, việc thực hiện những biện pháp tác động trên đã thực sự có hiệu quả.

Rõ ràng, nội dung, chương trình tiếng Anh chuyên ngành, phương pháp dạy học bộ môn theo hướng giao tiếp tích cực của giáo viên đã tạo cho sinh viên tính tích cực, chủ động trong học tập, khích lệ sinh viên càng có ý thức hơn đối với môn học và nhận thức sâu sắc hơn về sự cần thiết của môn tiếng Anh đối với sinh viên tại các khoa không chuyên ngữ. Chính những yếu tố trên có ảnh hưởng rất quan trọng đến hiệu quả của việc dạy và học bộ môn tiếng Anh tại các khoa không chuyên ngữ.

Kết quả qua kiểm nghiệm bằng Tesl Chi Square (xem bảng 24, 25, 26) đã minh chứng cho những nhận định trên. Và điều đó cũng khẳng định rằng, việc thực hiện các biện pháp tác động thật sự có hiệu quả và giá trị của chúng rất có ý nghĩa.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ: Thực trạng và biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý việc giảng dạy tiếng Anh ở các khoa không chuyên ngữ tại trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh (Trang 90 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)