PH ẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.1. Thực trạng công tác quản lý việc giảng dạy tiếng Anh ở các khoa không chuyên ng ữ tại Trường Đại học Sư phạm -Thành phố Hồ Chí
+ Thực trạng quản lý mục tiêu môn học:
Việc quản lý mục tiêu môn học tiếng Anh tại các khoa không chuyên ngữ, xét về các mặt: kiến thức, kỹ năng, thái độ theo yêu cầu đào tạo chung của giáo dục đại học chưa đạt yêu cầu, chưa đáp ứng nhu cầu của xã hội, chưa theo kịp tốc độ phát triển của khoa học công nghệ, chưa đáp ứng với yêu cầu lớn lao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
+ Thực trạng quản lý nội dung, chương trình bộ môn tiếng Anh:
- Sinh viên năm thứ nhất của 12 khoa không chuyên ngữ học tiếng Anh với giáo trình Headway - Pre-Intermediate (150 tiết được bố trí thành 02 học phần). Giáo trình này chủ yếu dạy giao tiếp bằng tiếng Anh thông dụng, rèn luyện tổng hợp cả bốn kỹ năng giao tiếp nghe, nói, đọc, viết.
- Sinh viên năm thứ hai đang thử nghiệm học tiếng Anh chuyên ngành (150 tiết chia thành 02 học phần), nhưng chỉ có sinh viên của các khoa Vật lý, Sinh vật, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý được học theo giáo trình tiếng Anh chuyên ngành riêng của mình, sinh viên của 07 khoa còn lại: Toán -Tin, Hóa, Tâm lý giáo dục, Giáo dục chính trị, Giáo dục tiểu học, Giáo dục mầm non và Giáo dục thể chất chưa có giáo trình tiếng Anh chuyên ngành thì tạm thời học theo giáo trình tiếng Anh chuyên ngành của các khoa khác.
Nội dung, chương trình bộ môn tiếng Anh thực hiện giảng dạy cho sinh viên tại các khoa không chuyên ngữ như vậy chưa đáp ứng với nhu cầu đòi hỏi phục vụ học tập chuyên môn và nghiên cứu của sinh viên, cho nên họ chưa thật sự hứng thú đối với môn học và điều đó sẽ ảnh hưởng hạn chế đến hiệu quả dạy và học ngoại ngữ.
Chính vì vậy, việc cải tiến nội dung, chương trình bộ môn tiếng Anh cho phù hợp và
hiệu quả đối với sinh viên của các khoa không chuyên ngữ trong toàn trường là vấn đề cấp thiết phải thực hiện cho hoàn chỉnh.
+ Thực trụng việc quản lý cách kiểm tra, đánh giá hiệu quả giảng dạy:
Việc kiểm tra, đánh giá hiệu quả giảng dạy của các giáo viên bộ môn trong đơn vị tuy được tổ chức đều đặn từng năm học và đạt được hiệu quả nhất định, năng lực giảng dạy của giáo viên tiến bộ hẳn lên, chất lượng giảng dạy có phần được nâng cao hơn, nhưng có lúc, có trường hợp vẫn còn mang tính chiếu lệ, khó giải quyết do phụ thuộc vào cơ chế Nhà nước. Chính vì vậy, việc quản lý cách kiểm tra, đánh giá hiệu quả giảng dạy chưa mang lại kết quả cao.
+ Thực trạng việc quản lý phương tiện, thiết bị phục vụ dạy- học:
Việc sử dụng trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học bộ môn còn quá đơn sơ, các phương tiện và điều kiện phục vụ cho việc dạy và học còn thiếu thốn nhiều, việc sử dụng công nghệ mới trong giảng dạy của thầy và tham khảo thêm tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu của trò còn yếu. Chính vì vậy, cần yêu cầu bắt buộc giáo viên học để biết sử dụng trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc giảng dạy, khắc phục lối "dạy chay "như hiện nay nhằm kích thích sinh viên có hứng thú đối với môn học, tạo cho họ lối học giao tiếp tích cực để có thể phục vụ cho chuyên môn và nghiên cứu khoa học của mình.
+ Thực trạng việc quản lý tổ chức giảng dạy:
Việc tổ chức dạy học bộ môn chưa được khoa học. Sĩ số sinh viên quá đông trong một lớp học ngoại ngữ cũng ảnh hưởng hạn chế đến hiệu quả việc rèn luyện các kỹ năng giao tiếp của sinh viên. Việc tổ chức giảng dạy của khá đông giáo viên bộ môn chỉ đơn thuần thực hiện cho sinh viên nghe giảng, thông hiểu, ghi chép và làm bài tập trong sách. Việc thực hành các kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ, lập luận, thảo luận, trình bày giải quyết vấn đề cho sinh viên trong phạm vi môn học còn quá yếu. Việc yêu cầu và hướng dẫn cho sinh viên đọc thêm tài liệu phục vụ cho học tập và nghiên cứu khoa học chưa được phát huy đều ở mọi lớp, mọi khoa, cho nên đa số sinh viên không có cách học tích cực, không mở rộng được kiến thức môn học, chỉ quanh quẩn với mỗi nội dung trong giáo trình đang học mà thôi.
+ Thực trạng việc quản lý đội ngũ giáo viên:
Đội ngũ các giảng viên bộ môn tiếng Anh của Tổ Ngoại ngữ phần lớn đều là giảng viên tiếng Nga chuyển sang sau khi tốt nghiệp thêm bằng cử nhân Anh văn, chỉ có duy nhát 01 giảng viên tiếng Anh mới bổ sung là được đào tạo chính qui. Song với tinh thần nỗ lực phấn đấu rất cao trong việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đến năm 2005, với đội ngũ 19 cán bộ giảng dạy Tổ tiếng Anh sẽ có 15.79% giảng viên đạt trình độ học vị Tiến sĩ và 52.63% giảng viên đạt trình độ học vị Thạc sĩ. Như vậy, Theo 10 tiêu chí đánh giá chất lượng và điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo đại học - thực hiện trong giai đoạn 2001-2005, Tổ tiếng Anh vẫn chưa thể đạt được qui chuẩn về tỉ lệ cán bộ giảng dạy có học vị Thạc sĩ vàTiến sĩ đối với một đơn vị giảng dạy của trường đại học sư phạm mà Bộ đã đề ra. Chính vì vậy, vấn đề học tập nâng cao trình độ chuyên môn và từng bước chính qui hóa đội ngũ giảng viên tiếng Anh cần phải được quan tâm nhiều nhất.
+ Thực trạng quản lý việc thực hiện phương pháp giảng dạy:
Tổng hợp lại vẫn còn 1/3 trong tổng số 18 giảng viên bộ môn chỉ sử dụng đơn thuần Phương pháp Ngữ pháp - Dịch, họ chủ yếu là "giảng giải", "định nghĩa cụm từ"
và cho sinh viên làm bài tập trong sách. Chính vì vậy, đã có 16.04% trong tổng số 692 sinh viên (được chọn ngẫu nhiên) nhận xét rằng, giáo viên không có phương pháp dạy ngoại ngữ, và 13.29% sinh viên đánh giá về cách dạy của thầy cô không hấp dẫn, dễ buồn ngủ. Thực tế, một số giảng viên sử dụng tiếng Việt khá nhiều trong tiết dạy ngoại ngữ, tập trung làm bài tập trong sách và giảng giải quá nhiều, không còn thời gian cho sinh viên luyện tập nghe, nói. Chính điều đó dễ gây nhàm chán, không kích thích việc học ngoại ngữ trong sinh viên, dẫn đến hiệu suất giảng dạy thấp. Trong việc tổ chức lên lớp, rất ít giáo viên sử dụng giáo cụ trực quan. Hiện tượng "dạy chay" còn rất phổ biến. Với tình hình này, đơn vị đã có chủ trương thực nghiệm cải tiến phương pháp giảng dạy bộ môn, tổ chức dự giờ "dạy giỏi", sử dụng các phương tiện giảng dạy hiện đại (như máy đèn chiếu, các thiết bị nghe nhìn, giáo cụ trực quan...) để tiến tới yêu cầu thực hiện cải tiến phương pháp dạy học theo hướng giao tiếp tích cực trong toàn thể đội ngũ giảng viên của đơn vị.
+ Thực trạng quản lý việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên:
Việc kiểm tra, đánh giá trong quá trình giảng dạy trên lớp được giáo viên thực hiện với nhiều hình thức: viết, vấn đáp, trắc nghiệm và hình thức thường cho sinh viên làm bài tập theo sách vẫn chiếm gần 40% trong tổng số 18 giảng viên bộ môn.
Đơn vị đã thực hiện tốt các qui định của Bộ, của Trường về thi cử từ các khâu ra đề, duyệt đề, coi thi, chấm thi. Song, hiện tại, hình thức thi, kiểm tra bộ môn cho sinh viên tại các khoa không chuyên ngữ còn đơn thuần là kiểm tra viết. Hình thức thi, kiểm tra như vậy chưa đưa ra được phương pháp kiểm tra đặc thù của bộ môn, chỉ mới kiểm tra, đánh giá được kỹ năng đọc hiểu và viết còn kỹ năng nghe và nói của sinh viên không được phát huy. Hình thức kiểm tra, đánh giá đó chưa chú ý rèn luyện cả 4 kỹ năng giao tiếp như mục tiêu môn học đã đề ra.