2.3 .ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QU ẢN LÝ VIỆC GIẢNG DẠY TIẾNG ANH Ở CÁC KHOA
2.3.2. C ải tiến nội dung, chương trình bộ môn tiếng Anh phù hợp và
Như đã đề cập ở mục 1 và 2 trong phần 1 của chương 2 về thực trạng việc quản lý mục tiêu môn học, quản lý nội dung, chương trình bộ môn, nội dung, chương trình tiếng Anh đang thực hiện giảng dạy cho sinh viên của các khoa không chuyên ngữ trong toàn trường còn mang tính tạm thời, chưa phù hợp, chưa đáp ứng với nhu cầu của xã hội, chưa đáp ứng với mục tiêu đào tạo của Trường và Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra. Nội dung, chương trình tiếng Anh giảng dạy cho sinh viên ở một số khoa không chuyên ngữ như hiện nay không thể trang bị nổi cho họ những kiến thức, những kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ trong học tập và trong nghiên cứu khoa học.
Hiện đã thực nghiệm giảng dạy 05 giáo trình tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên năm thứ hai của các Khoa Ngữ văn, Sinh vật, Vật lý, Lịch sử, Địa lý. Các khoa còn lại như Khoa Toán - Tin, Hóa, Tâm lý giáo dục, Giáo dục chính trị, Giáo dục tiểu học, Giáo dục mầm non và Giáo dục thể chất chưa có giáo trình tiếng Anh chuyên ngành. Vì thế họ phải học tạm những giáo trình tiếng Anh không thuộc chuyên ngành của mình, còn sinh viên năm thứ nhất học với giáo trình Headway. Điều đó đã làm cho sinh viên tại các khoa không chuyên ngữ mất đi sự hứng thú đối với bộ môn ngoại ngữ, bởi vì việc học tiếng Anh như vậy không giúp ích gì cho họ trong chuyên môn.
Chính vì vậy, việc cải tiến nội dung, chương trình bộ môn phù hợp và có hiệu quả là rất cần thiết và cáp bách, cần tăng cường và tập trung chỉ đạo thực hiện việc cải tiến trên.
Trước mắt, phải biên soạn đủ các giáo trình tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên năm thứ hai của 07 khoa còn lại, sau đó tiếp tục biên soạn giáo trình tiếng Anh chuyên ngành cho toàn bộ sinh viên năm thứ nhất của 12 khoa không chuyên ngữ. Kế hoạch biên soạn giáo trình tiếng Anh chuyên ngành dự định đến năm 2005 sẽ đáp ứng đủ cho sinh viên của năm thứ hai. Riêng giáo trình tiếng Anh chuyên ngành dành cho sinh viên năm thứ nhất đòi hỏi phải có thời gian dài hơn. Việc biên soạn giáo trình tiếng Anh chuyên ngành là trách nhiệm của đội ngũ giảng viên bộ môn, song có sự kết hợp, hỗ trợ của các giảng viên chuyên ngành, việc biên soạn đó càng có hiệu quả và chất lượng hơn.
Xuất phát từ mục đích học tiếng Anh của sinh viên tại các khoa không chuyên ngữ là phát triển các kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh trong giao tiếp xã hội cũng như trong nghiên cứu chuyên môn, đặc biệt là kỹ năng đọc tài liệu liên quan tới chuyên ngành, việc sử dụng giáo trình tiếng Anh riêng cho từng chuyên ngành là rất cần thiết.
Sự liên quan mật thiết giữa tiếng Anh và chuyên môn đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy động cơ và hứng thú học tập của sinh viên, nhờ đó sinh viên học sẽ tốt hơn và có hiệu quả hơn.
2.3. 3.Tăng thời lượng cho bộ môn ngoại ngữ đối với sinh viên ở các khoa không chuyên ng ữ:
Hiện nay, thời lượng dành cho bộ môn ngoại ngữ nói chung đối với sinh viên của các khoa không chuyên ngữ trong trường đại học được qui định là 300 tiết (20 đvht) và chia làm 4 học phần (tương đương với 4 học kỳ). Theo nhận xét của toàn thể giảng viên bộ môn cũng như hầu hết cán bộ giảng dạy của các trường đại học trong nước đều cho rằng, thời lượng dành cho bộ môn ngoại ngữ như vậy là chưa đủ. Bởi vì, qua 4 học kỳ (trong năm thứ nhất và năm thứ hai), với thời gian qui định là 300 tiết, chương trình bộ môn tiếng Anh cũng như các ngoại ngữ khác chưa có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng tiếng Anh của sinh viên tại các khoa không chuyên ngữ. Để có thể trang bị cho sinh viên một vốn kiến thức nhất định về ngoại ngữ nói chung, giúp họ có đủ năng lực sử dụng ngoại ngữ trong học tập và nghiên cứu, kết hợp với vốn kiến thức chuyên ngành được đào tạo, tiếp cận với công nghệ tiên tiến, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thì cần thiết phải tăng thêm thời lượng cho bộ môn đối
với sinh viên ở các khoa không chuyên ngữ. Theo ý kiến của đa số giáo viên bộ môn thì thời lượng dành cho chương trình ngoại ngữ đối với sinh viên các khoa không chuyên ngữ có thể cho phép trong chương trình đào tạo ở các trường đại học là 450 tiết (tức là 30 đvht) và nên phân bố trong 3 năm học theo 6 học phần (tương đương với 6 học kỳ) từ năm thứ nhất đèn năm thứ ba. Có nghĩa là ngoài chương trình bộ môn đã phân học trong năm thứ nhất và năm thứ hai như hiện nay, cần tăng thêm 150 tiết (10 đvht) với chương trình tiếng Anh chuyên ngành học trong cả năm thứ ba. Việc tăng thời lượng bộ môn nêu trên, chắc chắn sẽ giúp cho sinh viên học ngoại ngữ đảm bảo chất lượng hơn, vì họ có thêm thời gian để luyện tiếp những kỹ năng giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành và sử dụng chúng hiệu quả hơn trong học tập và nghiên cứu.
2.3. 4.Tăng cường nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ giáo viên giảng dạy tiếng Anh cho sinh viên tại các khoa không chuyên ngữ:
Chất lượng giáo dục đại học phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó đội ngũ giảng viên đại học có vai trò vô cùng quan trọng. Chất lượng giáo dục đại học ngày nay đòi hỏi sự đổi mới mục tiêu đào tạo, đổi mới nội dung, chương trình, đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm thực sự phát triển năng lực trí tuệ của sinh viên, do vậy người giảng viên đại học phải làm tốt hơn nhiệm vụ hướng dẫn các quá trình tìm kiếm tri thức, gợi mở những con đường phát hiện tri thức, khả năng độc lập tư duy và sáng tạo cho người học. Chính vì vậy, đổi mới quản lý đội ngũ giáo viên phải là mục tiêu chiến lược hàng đầu của đổi mới giáo dục đại học và nâng cao chất lượng đào tạo đại học.
Đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng giáo dục đại học, mỗi cán bộ giảng dạy cần phải tích cực bồi dưỡng, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ, việc làm đó phải được thực hiện thường xuyên để khỏi lạc hậu với thời đại khi khoa học - công nghệ đang tiến nhanh như vũ bão. Trong bối cảnh chung đó, đội ngũ giáo viên bộ môn tiếng Anh đang giảng dạy tại các khoa không chuyên ngữ cũng thấy rõ trách nhiệm của mình không ngừng học tập, tích cực cập nhật hóa kiến thức, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ để giảng dạy tốt và có hiệu quả, đáp ứng với yêu cầu ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng đào tạo đại học.
Với đội ngũ 19 giảng viên, đến năm 2005, Tổ tiếng Anh sẽ có 15.79% giảng viên có học vị Tiến sĩ và 52.63% giảng viên có học vị Thạc sĩ. Nếu tính theo chỉ tiêu
chí đánh giá chất lượng và điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo đại học (Trung tâm đảm bảo chất lượng đào tạo và nghiên cứu phát triển giáo dục -năm 2001) thì tỷ lệ cán bộ giảng dạy có học vị Tiến sĩ và Thạc sĩ của Tổ bộ môn tiếng Anh chưa đạt. Vì vậy, việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đối với đội ngũ giáo viên tiếng Anh cần phải yêu cầu cao hơn và bắt buộc triệt để hơn nhằm đạt đúng qui chuẩn về trình độ của cán bộ giảng dạy đại học, đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo đảm nhiệm ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng giáo dục đại học.
2.3. 5.Tăng cường công tác quản lý chuyên môn, kiểm tra và đánh giá:
- Quản lý các hoạt động chuyên môn, quản lý việc phân công giảng dạy, quản lý lịch trình, nội dung giảng dạy cần phải được thực hiện thường xuyên. Việc thăm lớp, dự giờ là một việc giúp cho lãnh đạo đơn vị nắm sát tình hình học tập của sinh viên, giải quyết kịp thời những phản ánh của người học, tạo cho giáo viên nếp giảng dạy nghiêm túc và khuyến khích cả thầy lẫn trò dạy và học tốt hơn. Động viên các giáo viên đăng ký giờ dạy giỏi và coi đây là công trình chung của cả tập thể tổ chuyên môn, chỉ đạo tổ chuyên môn thường xuyên tổ chức trao đổi phương hướng giảng dạy từng bài, từng phần, những tư liệu cần bổ sung vào bài giảng, những điều kiện vật chất, kỹ thuật cần cho bài giảng có hiệu quả. Tiêu chuẩn giờ lên lớp chỉ là những qui định tối thiểu, cơ bản nhưng rất cần thiết. Có tiêu chuẩn cụ thể vừa giúp cho việc đánh giá giờ học vừa giúp cho việc nâng cao tay nghề của giáo viên. Để góp phần nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên, lãnh đạo đơn vị cần chỉ đạo việc tổ chức các chuyên đề về giờ lên lớp . Thực tiễn cho thấy, đây là cách tự bồi dưỡng có hiệu quả và thiết thực nhất đối với giáo viên. Việc tổ chức và hướng dẫn sinh viên học tập là nhiệm vụ của giáo viên bộ môn, song cần có sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo đơn vị để có sự hiệp đồng thống nhất trong các giáo viên. Chỉ đạo, kiểm tra hoạt động dạy và học, chủ yếu tập trung vào việc chỉ đạo thực hiện mục tiêu, kế hoạch, qui chế chuyên môn, kiểm tra nền nếp dạy và học, hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo và đặc biệt chú trọng đến việc đánh giá chất lượng dạy và học của thầy và trò.
Việc quản lý chuyên môn sát sao, việc thực hiện tốt các qui chế chuyên môn trong giảng dạy sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên của trường.
- Phải cải tiến việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Muốn đánh giá đúng chất lượng học tập của sinh viên, không chỉ đưa ra các tiêu chí đánh giá thích hợp mà quan trọng là phải xây dựng một hệ thống thi cử và phương thức đánh giá như thế nào để đánh giá cho xác thực theo đúng các tiêu chí đặt ra. Hiện nay, hình thức kiểm tra, thi học phần bộ môn mới đơn thuần là kiểm tra viết. Hình thức đó chưa đưa ra được phương pháp kiểm tra đặc thù của bộ môn, chỉ mới kiểm tra, đánh giá được kỹ năng đọc hiểu và kỹ năng viết của học sinh, còn kỹ năng nghe và nói chưa được phát huy. Vì vậy, cần phải tăng thêm hình thức thi, kiểm tra vấn đáp để rèn luyện cho học sinh cả 4 kỹ năng giao tiếp như mục tiêu môn học đã đề ra.
Hiện tượng quay cóp, đi thi hộ trong các kỳ kiểm tra, thi học phần vẫn còn, nhất là những kỳ thi lại, khiến cho việc đánh giá kết quả học tập thiếu chính xác, thiếu công bằng. Chính vì vậy, cần phải tăng cường công tác giám sát hoạt động tổ chức thi, kiểm tra, tránh tình trạng cán bộ coi thi nhân nhượng sinh viên, hoặc sinh viên thiếu nghiêm túc trong thi cử.
Kiểm tra, đánh giá trước hết là công cụ đo trình độ của người học, đồng thời đóng vai trò làm động lực tích cực thúc đẩy hoạt động dạy và học. Việc tổ chức thi, kiểm tra tốt không những giúp sinh viên hình thành thái độ tích cực trong học tập và đạt hiệu quả học tập cao hơn, mà còn giúp cho giáo viên đánh giá được hiệu quả công việc của mình. Qua kết quả mỗi lần thi, kiểm tra, cả thầy lẫn trò có thể có những điều chỉnh kịp thời nhằm hướng tới mục tiêu đào tạo với hiệu quả cao hơn trước sự mong muốn và đòi hỏi ngày càng cao của nhà trường, gia đình, xã hội. Kiểm tra, đánh giá tốt không những có ảnh hưởng trực tiếp tới đối tượng dạy-học mà còn ảnh hưởng tới mọi khâu như việc tổ chức dạy học, phục vụ hoạt động dạy và học như: lớp học, thư viện, thiết bị dạy học ... Nó giúp cho nhà quản lý có những quyết định cần thiết về nội dung, chương trình, giáo trình, người dạy, người học và cả công tác quản lý.