Th ực trạng quản lý việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ: Thực trạng và biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý việc giảng dạy tiếng Anh ở các khoa không chuyên ngữ tại trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh (Trang 62 - 66)

SƯ PHẠM -THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1.8. Th ực trạng quản lý việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên

+ Đơn vị đã thực hiện tốt các qui định của Bộ về thi cử từ các khâu ra đề, duyệt đề, tổ chức coi thi và chấm thi, bên cạnh đó còn phối hợp nhiều hình thức để đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Hiện tại, hình thức thi, kiểm tra bộ môn của sinh viên tại các khoa không chuyên ngữ còn đơn thuần là kiểm tra viết. Rõ ràng, chúng ta chưa đưa ra được phương pháp kiểm tra đặc thù của bộ môn, chỉ mới kiểm tra, đánh giá được kỹ năng đọc hiểu và kỹ năng viết của học sinh, còn kỹ năng nghe và nói không được phát huy. Hình thức thi, kiểm tra như vậy chưa chú ý đến việc rèn luyện cả 4 kỹ năng giao tiếp như mục tiêu môn học đã đề ra.

+ Mỗi học phần đều tổ chức kiểm tra điều kiện. Sinh viên phải đạt điểm điều kiện mới được dự thi kết thúc học phần. Học phần nào không đạt phải học và thi trả nợ đúng theo qui chế đã định.

+ Hầu hết các giảng viên (chiếm 83.33% trên tổng số 18 giảng viên) đều thường xuyên kiểm tra việc tự học của sinh viên. Chỉ có 16.67% giảng viên thỉnh thoảng mới thực hiện công việc này ở trên lớp. Không thường xuyên kiểm tra việc tự học của sinh viên là một thiếu sót lớn của người giáo viên.

+ Việc kiểm tra, đánh giá trong quá trình giảng dạy cũng được các giảng viên bộ môn thực hiện với nhiều hình thức như sau:

Từ bảng 11 cho thấy, 22.22% giảng viên thường kiểm tra bằng hình thức vấn đáp, hình thức này có ưu điểm phát huy được 2 kỹ năng nghe và nói cho sinh viên và chỉ có những giáo viên có trình độ nghe, nói tốt mới hay dùng. 27.78% giảng viên dùng hình thức kiểm tra viết, 11.11% giảng viên sử dụng kiểm tra trắc nghiệm, hai hình thức kiểm tra này đòi hỏi giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian. Còn khá đông giáo viên (chiếm 38.89%) ngại mất thời gian, thường cho sinh viên làm bài tập trong sách, hình thức này rất đơn điệu, dễ gây nhàm chán cho sinh viên và làm cho sinh viên học tập rất thụ động, không phát huy được các kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ một cách tích cực.

+ Việc giúp sinh viên làm quen với nghiên cứu khoa chưa được thực hiện. Nay việc giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành đã bắt đầu được thực hiện ở một số khoa, vấn đề giúp sinh viên sử dụng kiến thức tiếng Anh làm các bài tập lớn hay tiểu luận, phục vụ cho học tập và nghiên cứu khoa học cần phải đặt ra.

+ Việc đánh giá kết quả kiểm tra điều kiện và thi học phần đều được tổ chức mang tính khách quan, phân công chấm chéo trong từng cặp giáo viên, rà soát lại điểm số và tổng hợp phân loại kết quả học tập bộ môn của sinh viên mỗi khoa trong từng năm học. (Xem phụ lục 5 - Kết quả học tập bộ môn Anh văn của sinh viên mỗi khoa trong 4 năm học: 1998-1999, 1999-2000, 2000-2001 và 2001-2002). Điểm số đó mới chỉ đánh giá được 2 kỹ năng đọc hiểu và viết của sinh viên.

Chúng tôi có thể tổng hợp những con số về kết quả học tập bộ môn của sinh viên tại 12 khoa không chuyên ngữ trong toàn trường từ năm học 1998-1999 đến năm học 2001-2002, để thấy rõ kết quả học tập của sinh viên trong từng giai đoạn:

Chúng ta hãy theo dõi ý kiến của sinh viên, tự đánh giá về trình độ của mình với từng kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ qua bảng tổng hợp sau: (Kết quả điều tra qua 324 sinh viên năm thứ nhất và 368 sinh viên năm thứ hai của các khoa không chuyên ngữ - năm học 2001-2002

Qua bảng tổng hợp trên, chúng ta có thể nhận thấy kỹ năng đọc và viết tiếng Anh của sinh viên năm thứ nhất và năm thứ hai tại các khoa không chuyên ngữ tương đối khá, còn kỳ năng nghe và nói rất kém:

- Kỹ năng nghe: Chỉ có khoảng 1% sinh viên đạt khá tốt, gần 55%% sinh viên đạt trung bình và khoảng 38% sinh viên còn yếu về kỹ năng nghe.

- Kỹ năng nói: Gần 10% sinh viên đạt khá tốt, trên 57% sinh viên đạt trung bình và khoảng 32% sinh viên còn yếu về kỹ năng nói.

- Kỹ năng đọc: Trên 33% sinh viên có trình độ khá tốt, trên 56% sinh viên đạt trung bình và gần 10% sinh viên còn yếu về kỹ năng đọc.

- Kỹ năng viết: Trên 26% sinh viên đạt khá tốt, 60% sinh viên có trình độ trung bình và trên 13% sinh viên còn yếu về kỹ năng viết.

Vì vậy, cần phải đề ra giải pháp nào để có cách dạy tốt và hiệu quả hơn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của thầy và trò, phải đổi mới cách kiểm tra, đánh giá để thực hiện cân đối trong việc rèn luyện cả 4 kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ. Phải thực hiện kiểm tra, đánh giá với nhiều hình thức, phối hợp kiểm tra trắc nghiệm, kiểm tra viết và kiểm tra vấn đáp để việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên được khách quan và thực chất hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ: Thực trạng và biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý việc giảng dạy tiếng Anh ở các khoa không chuyên ngữ tại trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)