SƯ PHẠM -THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1.3. Th ực trạng việc quản lý cách kiểm tra, đánh giá hiệu quả giảng
Đánh giá về công tác quản lý việc giảng dạy tiếng Anh ở các khoa không chuyên ngữ, 18 giảng viên bộ môn đã có ý kiến như sau:
Theo bảng 4 cho thấy, 61.11% giáo viên bộ môn đánh giá việc quản lý công tác giảng dạy tiếng Anh tại các khoa không chuyên ngữ trong trường rất tốt, 27.78% giáo viên có ý kiến tương đối tốt, vẫn còn 11.11% giáo viên có nhận xét chưa tốt. Đây là vấn đề mà Lãnh đạo đơn vị cũng như các Tổ trưởng chuyên môn cần quan tâm và phải có hướng đi sáng tạo hơn, khắc phục những cái chưa tốt để nâng cao hiệu quả cho công tác giảng dạy bộ môn.
Thực tế, Tổ Ngoại ngữ vẫn thường tổ chức dự giờ, thăm lớp trong từng học kỳ, từng năm học (từ năm học 1997-1998 cho đến nay), nắm rõ tình hình giảng dạy của các giảng viên bộ môn, tổ chức đánh giá những giờ dạy giỏi để rút kinh nghiệm cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn và cách tổ chức giảng dạy tốt, có hiệu quả cao ... Công việc đó được đông đảo giáo viên quan tâm, chú ý phát huy năng lực của bản thân để giảng dạy tốt, nhưng vẫn còn có một số giáo viên chưa thật sự chăm lo cho việc lên lớp thường ngày, không chuẩn bị giáo án đầy đủ, năng lực giảng dạy bộ môn còn yếu, dẫn đến hiệu quả giảng dạy còn quá thấp. Lãnh đạo Đơn vị và Tổ chuyên môn cũng đã có góp ý cho giáo viên, song không được giáo viên đó ủng hộ và họ cũng không thấy được những sai sót của mình mà khắc phục. Chính vì lý do đó, việc đánh giá hiệu quả giảng dạy của giáo viên trong đơn vị tuy được tổ chức đều đặn
từng năm học và cũng đạt được một hiệu quả nhất định, năng lực giảng dạy của giáo viên tiến bộ hẳn lên, hiệu quả giảng dạy có phần được nâng cao hơn, nhưng có lúc, có trường hợp vẫn còn mang tính chiếu lệ và vẫn chưa mang lại kết quả thật sự, sự việc còn đó và cứ tồn tại mãi.
2.1.4.Thực trạng việc quản lý phương tiện, thiết bị phục vụ giảng dạy:
+ Thăm dò ý kiến của 18 giảng viên bộ môn, được biết thực trạng việc quản lý phương tiện, thiết bị phục vụ giảng dạy tiếng Anh cũng như các ngoại ngữ khác tại các khoa không chuyên ngữ trong trường như sau:
Qua bảng 5 cho thấy:
+ Nhận xét về phòng học, bảng, bàn ghế, có đến 83.33% giáo viên đánh giá, cơ sở phòng học cũng như bảng, bàn ghế trong lớp học chưa tốt, chưa đảm bảo khoa học để phục vụ cho việc dạy và học của thầy và trò, chỉ có 16.67% giáo viên có ý kiến là khá tốt.
+ Nhận xét về thiết bị, âm thanh, 33.33% giáo viên có ý kiến khá tốt và 66.67%
giáo viên đánh giá chưa tốt.
+ Nhận xét về giáo cụ trực quan, 22.22% giáo viên cho rằng khá tốt, còn 77.78%
giáo viên có ý kiến chưa tốt.
+ Về giáo trình, tài liệu: 27.78% giáo viên cho rằng, giáo trình, tài liệu phục vụ học tập và nghiên cứu của sinh viên hiện nay rất tốt, 44.44% giáo viên nhận xét khá tốt và 27.78% giáo viên vẫn có ý kiến chưa tốt.
Thực tế, hàng năm, với khoảng 1800 sinh viên, cả năm thứ nhất và năm thứ hai của 12 khoa không chuyên ngữ trong trường, học tiếng Anh mà chỉ có một phòng nghe nhìn. Cho nên, mỗi học kỳ, một lớp chỉ có thể học được khoảng 5 tiết tại phòng nghe nhìn. Vì vậy, giờ luyện nghe, nói chủ yếu được thực hiện trên lớp. Song, ngay cả việc dạy nghe tại phòng nghe nhìn cũng không có hiệu quả, bởi vì còn phụ thuộc vào năng lực sử dụng thiết bị tại phòng nghe nhìn của giáo viên. Nhiều giáo viên sử dụng thiết bị chưa thành thạo, còn lúng túng trong thao tác cho nên hiệu quả dạy nghe tại phòng nghe nhìn không được là bao. Thực hiện giảng dạy bộ môn trên lớp, giáo viên sử dụng thiết bị chính là máy cassette, còn ngoài ra không có một dụng cụ nào khác.
Việc trang bị những máy móc hiện đại, phục vụ cho việc dạy học ngoại ngữ trên lớp còn quá hạn chế. Muốn sử dụng máy đèn chiếu hay máy vi tính để giảng dạy, hiện chưa cố khả năng để trang bị cho mỗi lớp học ngoại ngữ. Hiện tại, đơn vị đã được trang bị một số âm li hiện đại hơn cassette, song giáo viên còn ngại sử dụng, chỉ quen lối dùng cassette từ lâu nay.
Tài liệu phục vụ dạy và học bộ môn được in và bán rất đầy đủ, Thế nhưng, ở một số lớp, vẫn còn sinh viên không có tài liệu để học. Vì nghèo nên sinh viên phải tiết kiệm, không có đủ tiền để mua tài liệu hay cũng vì do ý thức của sinh viên, không cần tài liệu để học. Việc photo, sao chụp tài liệu, chữ quá mờ, quá nhỏ cũng ảnh hưởng cho việc học của sinh viên, nhất là đối với việc học ngoại ngữ. Nhà trường đã có lưu tâm, hạ giá thành tài liệu, sách học xuống thấp để phục vụ sinh viên trong trường, đây không còn là lý do vì khó khăn mà là do Ý thức không tôn trọng bộ môn ngoại ngữ của một số nhỏ sinh viên.
Ngoài giáo trình môn học sinh viên có sử dụng thêm sách, báo, tài liệu bằng tiếng Anh để phục vụ cho chuyên môn của mình đang học không ?Chúng tôi đã khảo
sát ý kiến qua 324 sinh viê năm thứ nhất và 368 sinh viên năm thứ hai của các khoa không chuyên ngữ, kết quả thăm dò được như sau:
Theo số liệu ở bảng 6, trong số 324 sinh viên - năm thứ nhất chỉ có 3.09% sinh viên trả lời là có thường xuyên đọc thêm sách, báo, tài liệu bằng tiếng Anh để phục vụ cho học tập, 67.59% sinh viên ít khi dùng thêm tài liệu tham khảo, 29.32% sinh viên là hoàn toàn không hề dùng tài liệu nào ngoài giáo trình bộ môn đang học. Trong số 368 sinh viên - năm thứ hai của các khoa không chuyên ngữ, 5.16% sinh viên trả lời là có thường xuyên đọc thêm tài liệu, sách, báo. 61.69% sinh viên ít khi dùng thêm tài liệu và 33.15% sinh viên hoàn toàn không đọc thêm tài liệu. Tổng hợp cả hai khối, chỉ có 4.19% sinh viên thường xuyên đọc thêm sách, báo, tài liệu bằng tiếng Anh, 64.45%
sinh viên ít khi dùng thêm tài liệu tham khảo và 31.36% sinh viên hoàn toàn không đọc thêm tài liệu nào ngoài giáo trình bộ môn đang học.
Qua tình hình trên thấy rõ, việc sử dụng trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học bộ môn còn quá đơn sơ, các phương tiện và điều kiện phục vụ cho việc dạy và học còn quá nghèo nàn, việc sử dụng công nghệ mới trong giảng dạy của thầy và tham khảo thêm tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu của trò quá yếu. Điều đó cũng hạn chế rất nhiều đến hiệu quả của việc dạy và học bộ môn. Trách nhiệm đó, trước hết phải thuộc về đội ngũ giáo viên bộ môn tiếng Anh tại các khoa không chuyên ngữ. Để phấn đấu giảng dạy bộ môn có hiệu quả, giáo viên cần phải cố gắng học để biết sử dụng trang thiết bị hiện đại, phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn, khắc phục lối "dạy chay"
như hiện nay nhằm kích thích sinh viên có hứng thú với môn học, tạo cho họ lối học giao tiếp tích cực phục vụ cho chuyên môn càng có hiệu quả hơn.