Th ực trạng việc quản lý tổ chức giảng dạy

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ: Thực trạng và biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý việc giảng dạy tiếng Anh ở các khoa không chuyên ngữ tại trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh (Trang 56 - 59)

SƯ PHẠM -THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1.5. Th ực trạng việc quản lý tổ chức giảng dạy

Để nắm rõ cách tổ chức giảng dạy của các giảng viên bộ môn tiếng Anh, chúng tôi đã có những thăm dò như sau:

+ Cách tổ chức và hướng dẫn học tập cho sinh viên:

Theo bảng 7 cho thấy, 100% giáo viên đều thực hiện cho sinh viên nghe giảng, thông hiểu, ghi chép và làm bài tập theo sách, 45.45% giáo viên có ôn tập, hệ thống hoa kiến thức lại cho sinh viên, như vậy, vẫn cồn 54.55% giáo viên thiếu bước ôn tập, hệ thống hóa kiến thức đã học cho sinh viên, 33.34% giáo viên thường cho sinh viên thực hành các kỹ năng giao tiếp, 38.89% giáo viên có hướng dẫn cho sinh viên đọc thêm sách báo, tạp chí, tài liệu phục vụ cho học tập và nghiên cứu, 33.34% giáo viên có hướng dẫn cho sinh viên cách tự học. Với số liệu trên có thể nhận thấy, việc thực hành các kỳ năng giao tiếp ngôn ngữ cho sinh viên còn hạn chế, chính vì vậy, sinh viên cả 2 khối năm thứ nhất và năm thứ hai rất yếu về các kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ, nhất là kỹ năng nghe và nói. Việc ôn tập, hệ thống hóa kiến thức đã học chưa được thực hiện đều khắp ở các lớp, điều đó làm cho đa số sinh viên nắm kiến thức chưa vững, chưa sâu, sinh viên dễ quên và dần dần bị hổng kiến thức. Việc yêu cầu và hướng dẫn cho sinh viên đọc thêm tài liệu phục vụ cho học tập và nghiên cứu chưa được phát huy cho nên sinh viên không có cách học tích cực, không mở rộng được kiến thức môn học, chỉ quanh quẩn với mỗi nội dung trong giáo trình đang học mà

thôi. Việc hướng dẫn tự học cho sinh viên chưa được đầy đủ, chu đáo, cho nên hiệu quả dạy và học của thầy và trò chưa cao.

+ Cách tổ chức cho sinh viên tự học:

Theo số liệu ở bảng 8 cho thấy, 38.89% giáo viên yêu cầu sinh viên tự học qua cách đọc hiểu bằng tiếng Anh các sách báo, tài liệu có liên quan tới chuyên môn của mình đang học ở trường, 33.34% giáo viên yêu cầu sinh viên thực hành các kỹ năng giao tiếp với nhau, 38.89% giáo viên yêu cầu sinh viên nghiên cứu trước và xác định trọng tâm của bài mới, những cách hướng dẫn trên rất có hiệu quả. Nhưng vẫn còn số đông giáo viên (chiếm 61.11%) thì yêu cầu sinh viên tự học bằng cách giải quyết mọi nhiệm vụ được giao đối với bài vừa học cũng như các bài trước để hệ thống kiến thức đã học, cách hướng dẫn này vẫn chưa thực sự tạo cho người học phương pháp học tập độc lập suy nghĩ để nắm bắt tri thức một cách thông minh, sáng tạo vào bài làm, vào thực tế, vào nghiên cứu khoa học.

Việc đề ra kế hoạch giảng dạy bộ môn vẫn được tiến hành đều đặn hàng năm.

Việc phân công trách nhiệm, quyền hạn cho từng bộ phận, từng giáo viên theo đúng qui chế đã định. Việc bố trí đội ngũ giáo viên đã có cân nhắc kỹ, song do hạn chế về

năng lực của một số giáo viên cho nên việc bố trí đội ngũ giáo viên bộ môn, phân công theo năng lực, nói đúng ra, chưa được bảo đảm. vẫn biết, điều đó cần phải khắc phục ngay, song vấn đề "tổ chức và cán bộ" là một việc khó giải quyết trong cơ chế

"biên chế Nhà nước" hiện nay.

Chỉ đạo việc tổ chức các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ đã được thực hiện đều trong mỗi học kỳ và từng năm học. Qua việc này, Lãnh đạo đơn vị và Tổ chuyên môn đã nắm được năng lực giảng dạy và việc sử dụng trang thiết bị dạy học của từng giáo viên, đánh giá được chất lượng học tập bộ môn trong sinh viên, kiểm tra nề nếp dạy và học của thầy và trò, rút kinh nghiệm cho việc tổ chức kiểm tra, đánh giá cho sát với đối tượng và dần dần đề ra những biện pháp tổ chức dạy và học có hiệu quả.

Nhưng trong điều kiện hiện nay, việc tổ chức dạy học bộ môn chưa được khoa học, một số lớp có số sinh viên quá đông, phải đến trên 50% số lớp có sĩ số trên 40 hoặc trên 50 sinh viên. Sĩ số sinh viên quá đông trong một lớp học ngoại ngữ cũng ảnh hưởng nhiều, hạn chế đến hiệu quả việc luyện tập các kỹ năng giao tiếp cho sinh viên, điều đó tất yếu hạn chế đến hiệu quả dạy và học của thầy và trò đối với bộ môn.

+ Tổ chức ngoại khóa cho sinh viên là một hình thức rất cần thiết đối việc tổ chức giảng dạy bộ môn ngoại ngữ nói chung, thế nhưng thăm dò qua 18 giảng viên bộ môn, cho thấy:

Theo số liệu ở bảng 9 cho thấy, chỉ có 11.11% giáo viên thường xuyên tổ chức ngoại khóa và tham gia cùng sinh viên, 27.78% giáo viên thỉnh thoảng mới tổ chức ngoại khóa cho sinh viên, còn 61.11% giáo viên không hề làm công việc đó, chỉ đơn

thuần tổ chức giảng dạy trên lớp mà thôi, ngay cả việc luyện kỹ năng nghe và làm các bài tập thảo luận theo các đề tài, có giáo viên còn bỏ bớt, không thực hiện. Rõ ràng, việc rèn luyện các kỹ năng giao tiếp, lập luận, thảo luận, trình bày giải quyết vấn đề cho sinh viên trong phạm vi môn học còn quá yếu.

Cuộc thi "Olympic" tiếng Anh cho sinh viên trong toàn trường do Đoàn thanh niên phối hợp cùng Tổ Ngoại ngữ tổ chức mỗi năm một lần, cũng không thể đánh giá hết được khả năng giao tiếp ngôn ngữ đang học của sinh viên. Cần phải có sự kết hợp tham gia của đội ngũ giảng viên bộ môn tiếng Anh trong việc tổ chức các buổi ngoại khóa thường kỳ, tạo điều kiện cho sinh viên của các khoa không chuyên ngữ trong toàn trường có một sân chơi để rèn luyện và phát huy các kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ của mình, và chắc chắn, hiệu suất sử dụng ngoại ngữ phục vụ học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên càng cao.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ: Thực trạng và biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý việc giảng dạy tiếng Anh ở các khoa không chuyên ngữ tại trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)