Hiện nay công tác quản trị nguồn tài nguyên nước được xem là yếu tố quan trọng để duy trì sự bền vững nguồn nước phục vụ cho các nhu cầu của con người. Trên cơ sở
đó, các tổ chức hợp tác và nghiên cứu trên thế giới đã thành lập các bộ tiêu chí làm cơ sở cho việc đánh giá công tác quản trị tốt và phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội của từng khu vực cụ thể. Nghiên cứu của Van Rijswick et al. (2014) đã xây dựng 10 khối tiêu chí làm cơ sở đánh giá công tác quản trị nước bền vững. Nghiên cứu đã trình bày tổng quát các tiêu chí đánh giá một cách khách quan. Tuy nhiên, các khối tiêu chí vẫn chưa được áp dụng rộng rãi do chưa hoàn toàn phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội của một số quốc gia.
30
Một trong những giải pháp đang được hướng đến trong thời gian gần đây ở Việt Nam là việc quản trị bền vững nguồn nước. Bởi vì nước là tài nguyên có hạn và dễ bị tổn thương (Solanes et al., 1999) nên quản trị ngành nước không hiệu quả sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của con người và môi trường (Đỗ Hồng Phấn, 2014). Van Rijswick et al. (2014) đã xây dựng 10 khối đánh giá quản trị nước, trong đó trình bày một cách tổng quát và đầy đủ các yếu tố cấu thành nên một nền tảng quản trị nước hiệu quả. Các chỉ tiêu được phân chia theo các nhóm rõ ràng, đồng thời sự tương quan giữa các yếu tố này cũng đã được xem xét đến. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD, 2015) đã tiến hành thực hiện xác định các nguyên tắc đánh giá quản trị nước bền vững. Báo cáo của OECD đã trình bày cụ thể các tiêu chí đánh giá cho từng yếu tố thành phần để cấu thành một nền quản trị nước hiệu quả. Bên cạnh nghiên cứu xây dựng 10 khối tiêu chí đánh giá công tác quản trị tài nguyên nước bền vững của nhóm tác giả Hà Lan, bộ tiêu chí quy định những yếu tố nền tảng trong công tác quản trị nguồn nước của OECD năm 2015 được biết đến phổ biến hơn (Hình 2.4). Trong báo cáo này, nhóm tác giả đã đưa ra các tiêu chí rất cụ thể để đánh giá quản trị nước, thêm vào đó với sự xây dựng từ hơn 30 quốc gia thành viên trên toàn thế giới, bộ tiêu chí khi được áp dụng trong điều kiện của Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng có tính phù hợp và khả thi cao (Hình 2.5).
Hình 2.4: Tổng quan công tác quản trị nguồn nước (OECD, 2015)
31
Hình 2.5: Bộ tiêu chí đánh giá quản trị tài nguyên nước của OECD năm 2015 (OECD, 2015)
Theo Van Rijswick et al. (2014) (Hình 2.6), để công tác quản lý tài nguyên nước đạt hiệu quả ta cần áp dụng các tiêu chí sau:
(1) Kiến thức về nguồn nước: Những kiến thức chuyên ngành về hệ thống nước như: chức năng, đặc tính, nhu cầu sử dụng của nhân dân, các tác động của quá trình ô nhiễm nước, dự báo được những rủi ro và các biện pháp giảm thiểu.
(2) Giá trị, nguyên tắc và thảo luận chính sách: Các giá trị, nguyên tắc và chính sách góp phần quản lý tốt nguồn nước vì nó đưa ra các giải pháp chính đáng nhằm giải quyết vấn đề, đưa ra các thể chế, nguyên tắc trong quá trình quản lý tài nguyên nước .
(3) Sự tham gia của các bên liên quan: Quản lý nguồn nước diễn ra trong mạng lưới các cá thể, cơ quan như: Nhà nước, công ty tư nhân, bán tư nhân,…thông qua các ý kiến, quan điểm, sự thỏa thuận, tranh luận,…để đưa ra quyết định hiệu quả.
(4) Sự đánh đổi giữa các mục tiêu xã hội: Quản lý nguồn nước phải phù hợp với yêu cầu xã hội, tránh xảy ra tranh chấp về việc sử dụng nước (mâu thuẫn),… nhằm đảm bảo cơ chế phân phối, giá cả, chất lượng, độ an toàn của việc quản lý nguồn nước.
(5) Trách nhiệm, quyền hạn và phương thức: Người tham gia vào quá trình quản lý nguồn nước đều có trách nhiệm, thẩm quyền, quyền hạn trong việc đưa ra quyết định, ý kiến cho quá trình quản lý. Trong quá trình đó, để hạn chế quyền sở hữu thì người quản lý đã phân chia thẩm quyền ở các cấp khác nhau và gán trách nhiệm quản lý cho các bên tham gia với điều kiện phải có đủ năng lực quản lý.
(6) Quy định và thỏa thuận: Các quy định và thoả thuận có thể được coi là điểm xoay giữa 5 khối đầu tiên của phương pháp đánh giá và bốn khối cuối cùng và cụ thể hơn giữa nội dung và thực hiện. Có một số cách để dịch các thỏa thuận mức dịch vụ đã
32
được coi là sự đánh đổi các mục tiêu xã hội trong các quy tắc, quy định, thỏa thuận và thủ tục. Các quy tắc, thỏa thuận phải phù hợp với hệ thống pháp luật, sự thỏa thuận giữa các bên liên quan,…nhằm mang lại hiêu quả cao trong quá trình quản lý.
(7) Sự sắp xếp tài chính: Trao quyền với các phương tiện tài chính là cần thiết và là yếu tố quyết định cho việc quản trị nước tốt. Nếu không thảo luận cách quản lý nước được tài trợ, một nguồn tài chính bền vững và công bằng trong việc quản lý nước có thể cản trở việc đạt được thỏa thuận mức dịch vụ đã được thỏa thuận hoặc có thể dẫn đến sự bất ổn do các mối quan tâm về vốn cổ phần. Thu nguồn lợi từ việc sử dụng nguồn nước từ người sử dụng nước thông qua các dịch vụ về nước.
(8) Quan trắc và đánh giá: Thiết kế và quản lý cơ sở hạ tầng hiện có có thể thực hiện các chức năng xã hội, giám sát và phân tích hệ thống cấp nước có đạt được yêu cầu xây dựng, hay xảy ra sự cố gì hay không. Qua đó, có những biện pháp quyết hiệu quả để có thể quản lý nguồn nước tốt hơn.
(9) sự thực thi: Thực thi như một vấn đề quan trọng thường bị quên lãng trong quá trình chính sách. Đánh giá quản lý nước và đánh giá quản trị nguồn nước thường tập trung chủ yếu vào sự bắt đầu của quá trình chính sách. Có sự quan tâm rộng rãi đối với sự tham gia của công chúng, xây dựng mục đích, quy tắc và tiêu chuẩn, và quá trình ra quyết định. Tuy nhiên, việc quản lý và quản lý nước tốt cần lưu ý đến toàn bộ quá trình chính sách từ mục tiêu đến mục tiêu thực tế. Vì vậy, cần chú ý nhiều hơn nữa cho việc thực hiện các quy định và hiệp định và các khả năng thực thi các hiệp định đã được đưa ra. Thiếu thực thi sẽ cản trở hiệu quả quản lý và quản lý nước và cuối cùng có thể gây ra mâu thuẫn và giảm tính hợp pháp.
(10) Ngăn chặn và giải quyết mâu thuẫn: Quá trình quản lý cũng như sử dụng nguồn nước có thể mang lại cơ hội cho hợp tác, thịnh vượng và ổn định với các quốc gia trên thế giới. Nhưng nguồn nước cũng là nguyên nhân gây ra các vụ tranh chấp, xụng đột. Tuy nhiên, các xụng đột có thể được ngăn chặn bằng các tiêu chuẩn, trách nhiệm, các quy tắc, thỏa thuận rõ ràng.
33
Hình 2.6: Khung “Mười khối tiêu chí đánh giá quản trị tài nguyên nước”
(Van Rijswick et al, 2014)
Hiện trạng xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú, đây là điều kiện để phát triển kinh tế toàn diện. Tuy nhiên, do nằm ở tận cùng của lưu vực sông Mê Công, theo quy luật, ĐBSCL chịu một tác động kép: tác động từ nước ở
thượng nguồn đổ về và tác động từ biển. ĐBSCL là một trong ba đồng bằng dễ tổn thương nhất trên trái đất do BĐKH, những diễn biến thời tiết ngày càng xấu đi đã và đang tác động ngày càng nặng nề lên khu vực này. Những năm trở lại đây, số lượng các cơn bão hướng vào vùng ĐBSCL, khu vực mà trong quá khứ rất ít khi hứng chịu bão, ngày càng nhiều với cường độ khá lớn. Ngoài ra, lũ lụt cũng không còn là một hiện tượng tự nhiên theo quy luật trong vài năm gần đây (Nguyễn Ngọc Anh, 2015).
Các ảnh hưởng của BĐKH như áp thấp nhiệt đới, bão, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, triều cường, dịch bệnh… đã tác động không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp, phát triển của thủy hải sản và du lịch; tài nguyên đa dạng sinh học và hệ sinh thái; giao thông và cơ sở hạ tầng; nước sạch và vệ sinh môi trường…Những ảnh hưởng này cùng với quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa sẽ đặt Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng trước một thách thức rất nghiêm trọng (Lê Anh Tuấn và Nguyễn Văn Bé, 2008).
Trong những năm qua, ĐBSCL có những thay đổi mạnh mẽ trong sử dụng nguồn tài nguyên nước để nâng cao sản xuất nông nghiệp, cụ thể là, phát triển lúa nước (Wassmann et al., 2004). Trong mùa khô, khu vực ven biển bị ảnh hưởng bởi thủy triều làm cho vùng bị xâm nhập mặn. những diều kiện tự nhiên kết hợp với hoạt động con người đã tạo nên một số vấn đề sau:
34
- Xâm nhập mặn: Khoảng 2,1 triệu ha vùng ven biển ĐBSCL (50%) bị ảnh hưởng từ tháng 11 đến tháng 5. Xâm nhập mặn là một trong những các yếu tố chính hạn chế trong sản xuất cây trồng, nhất là cây lúa. Xâm nhập mặn còn là một nguyên nhân dẫn đến độ mặn trong lớp nước ngầm. Hiện nay, ở vùng ven biển của ĐBSCL, các giếng hộ gia đình (tầng sâu 80 m – 120 m) đa số đều bị nhiễm mặn (Tuan và Wyseure, 2007).
- Vấn đề thiếu nước ngọt: Trong mùa khô lưu lượng của sông Mekong giảm, 1.700 m3/s – 2.500 m3/s, mực nước ngầm hạ thấp 2 - 3 m ở một số nơi. Tình trạng khan hiếm nước tưới ảnh hưởng đến gần 1,5 triệu ha đất canh tác trong mùa khô. Mực nước giảm và dẫn đến xâm nhập nhiều hơn. Kết quả là vùng ven biển bị thiếu hụt nghiêm trọng nguồn cung cấp nước ngọt (Tuan và Wyseure, 2007).
Nếu không có biện pháp thích hợp thì sự cải thiện về xâm nhập mặn sẽ không đáng kể, do nhu cầu dùng nước về mùa khô không ngừng tăng lên. Việc xây dựng các hồ lớn, các đập thủy điện trên dòng chính cũng như trên các dòng phụ lưu quan trọng của sông Mê Công sẽ có những tác động vô cùng phức tạp. Chế độ thủy văn, cảnh quan và đa dạng sinh học cũng sẽ bị ảnh hưởng (Tran Thanh Be et al., 2007).
Mực nước biển dâng cao do khí hậu thay đổi là một nguy cơ nghiêm trọng có tính toàn cầu, và nguy cơ này càng trở nên nghiêm trọng hơn đối với những nước có mật độ dân cư dày đặc ở những vùng đất thấp và ven biển như Việt Nam. Mực nước biển dâng cao làm quá trình xâm nhập mặn tại vùng cửa sông thuộc dải ven biển ĐBSCL diễn biến phức tạp và càng lấn sâu vào trong đất liền (Smajgl et al., 2015).
Quá trình xâm nhập mặn, ngập úng do BĐKH đã tác động rất lớn đến Tài nguyên Môi trường nước của tỉnh, đặc biệt gây ra nhiều tác động có hại đối với sản xuất nông nghiệp. Thiên tai, đặc biệt là hạn hán ngày càng xảy ra thường xuyên, xâm nhập mặn lấn sâu vào nội đồng, ngập úng với diện tích rộng, hoạt động xâm nhập mặn mạnh nhất thường rơi vào cuối tháng 4, đầu tháng 5 hàng năm, ảnh hưởng rất lớn đến Tài nguyên Môi trường nước. Từ đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái nông nghiệp (Mai Viết Văn et al., 2010).
Hàng năm, mặn thường xuất hiện trên vùng các cửa sông ĐBSCL từ khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 5 năm sau, với đỉnh điểm là cuối tháng 4 và đầu tháng 5. Ranh giới xâm nhập mặn cao nhất trung bình trong nhiều năm ở mức 4 g/l. Những năm khô hạn, ranh mặn có thể lên cao hơn trung bình 3-5 km, như năm 1993, 1998, 2004, 2010... So với ranh mặn 4 g/l, ranh mặn 1 g/l vào sâu thêm 5-10 km tùy từng sông. Kết quả của nhiều nghiên cứu xâm nhập mặn vùng ĐBSCL từ 1980 đến nay cho thấy chiều dài xâm nhập mặn vào cửa sông phụ thuộc chặt chẽ bởi 6 yếu tố là (1) Dòng chảy kiệt từ thượng nguồn sông Mê Công; (2) Khả năng trữ nước cuối mùa lũ
35
của vùng ĐBSCL; (3) Diễn biến mực nước ven biển; (4) Tình trạng sử dụng nước ở
ĐBSCL; (5) Hình dạng lòng sông vùng cửa và (6) Diễn biến mưa đầu mùa mưa.
Lưu lượng dòng chảy kiệt phụ thuộc vào lượng mưa và các hoạt động thủy điện, thủy lợi ở thượng nguồn. Dòng chảy kiệt ở phía thượng lưu ngày càng giảm thì xâm nhập mặn càng vào sâu trong đất liền. Ở ĐBSCL, do tác động của hệ thống hồ chứa thủy điện trên dòng chính và dòng nhánh thượng lưu Mê Công, dòng chảy kiệt có xu thế tăng so với trước đây khoảng 10-20%. Kết quả đo đạc tại Tân Châu và Châu Đốc (2 trạm cơ bản trên sông Tiền và sông Hậu tại vị trí sông Mê Công vào Việt Nam) từ 1990 đến nay cho thấy lưu lượng tháng 4 (là tháng thấp nhất) từ 2.300-2.400 m3/s trước năm 2000 nay tăng lên 2.600-2.800 m3/s. Xâm nhập mặn còn bị ảnh hưởng bởi khả năng trữ nước cuối mùa lũ. Lượng trữ này phụ thuộc vào tình trạng lũ trong năm, đặc biệt là độ lớn của lũ và thời gian xuất hiện sớm hay muộn. Lũ lớn làm ngập một vùng rộng lớn và lũ muộn sẽ tăng khả năng trữ nước trong đồng ruộng ngay trước mùa khô. Hiện nay, do chúng ta tập trung gia tăng sản lượng lúa, xây dựng nhiều hệ thống đê bao ở vùng tứ giác Long Xuyên và cả vùng Đồng Tháp Mười khiến không gian trữ nước giảm đi rất nhiều. Đây cũng là nguyên nhân khiến mùa khô trở nên khô hạn nặng nề hơn và ngay trong mùa lũ, khi nước lũ về, vùng dưới ĐBSCL chịu ảnh hưởng nặng nề hơn. Tổng lượng lũ vào ĐBSCL từ 380-420 tỷ m3 và kéo dài đến tháng 11, 12 như trước đây nay chỉ còn khoảng 300-320 tỷ m3 và hầu như kết thúc vào tháng 11. Thêm vào đó, gần 50% vùng ngập trung bình và 30% vùng ngập sâu đã được các tỉnh tiến hành kiểm soát lũ để sản xuất vụ Thu-Đông, khiến khả năng trữ lũ của toàn ĐBSCL giảm chỉ còn hơn một nửa so với trước đây (từ 5-7 tỷ m3 xuống 3-4 tỷ m3).
Nước biển dâng sẽ mở rộng vùng xâm nhập mặn, thu hẹp diện tích vùng nước ngọt. Vì thế diễn biến mực nước ven biển là nguyên nhân ảnh hưởng đến xâm nhập mặn. Gần đây, do tác động của nước biển dâng, mực nước triều trung bình ven biển ĐBSCL có xu thế cao hơn trước 10-12 cm, trong đó mực nước đỉnh triều cường còn cao hơn nữa, từ 20-25 cm. Việc sử dụng nước là một trong những yếu tố chính có liên quan đến mức độ xâm nhập mặn. Tại ĐBSCL nước sử dụng đa dạng cho các ngành sản xuất nhưng nước sử dụng nhiều nhất vẫn là cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Việc gia tăng mùa vụ cây trồng và mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản đòi hỏi lượng nước tưới và cấp cho ao nuôi là rất lớn. Những năm trước đây, do chỉ sản xuất 1-2 vụ trong năm, lúa ở ĐBSCL thường được gieo xạ theo kiểu rải vụ, có nước lúc nào làm lúc ấy, không theo thời vụ ổn định nên tháng 4 tổng lượng nước lấy chỉ khoảng 400 m3/s. Hiện nay, do sức ép mùa vụ (mỗi năm 2-3 vụ), nên việc lấy nước xảy ra khá đồng thời, làm tăng tổng lượng nước lấy tháng 4 lên 600-700 m3/s.
Ngoài ra, hình dạng lòng sông vùng cửa quyết định nêm mặn xâm nhập vào sông. Nếu vùng cửa sông nông và hẹp (do phù sa lũ năm trước bồi lắng gây nên chẳng hạn), thì mặn năm sau khó xâm nhập vào sâu hơn. Những năm gần đây, do lũ ĐBSCL thấp,
36
lượng phù sa ít, nên các cửa sông bị bào xói sâu hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho mặn lên cao. Ngoài ra, lượng mưa đầu mùa mưa tham gia vào quá trình xâm nhập mặn bởi 2 khía cạnh: (a) Giảm lượng nước lấy tưới từ sông và (b) tăng lượng dòng chảy trong sông. Do mưa đầu mùa không lớn nên chủ yếu mưa làm giảm lượng lấy tưới từ sông.
Với giảm lấy nước từ sông, dòng chảy trong sông tăng lên, mặn cũng sẽ không xâm nhập sâu hơn (Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, 2016).
Từ 6 nguyên nhân trên cho thấy, dù rằng dòng chảy kiệt từ thượng lưu Mê Công về có tăng hơn so với trước đây, song lượng tăng này đã không đủ lớn so với sự triết giảm nguồn nước đầu mùa kiệt do giảm khả năng trữ lũ, lượng nước sử dụng tại ĐBSCL nhiều hơn, mực nước triều cường cao hơn và vùng cửa sông thông thoáng hơn để giữ ranh mặn như trước đây. Tổng hợp các nguyên nhân trên, mặn có xu thế ngày càng xâm nhập sâu và gây hậu quả nặng nề hơn là điều dễ hiểu (Nguyễn Ngọc Anh, 2015).
Hiện nay, để kịp thời ứng phó với tình hình hạn hán và xâm nhập mặn, tiếp tục cứu nguy những diện tích lúa có thể thu hoạch và diện tích cây ăn quả tại ĐBSCL, rất cần sự vào cuộc của các cấp chính quyền, địa phương nhằm cùng người dân trong vùng chung tay thực hiện các giải pháp ngăn mặn, trữ nguồn nước ngọt. Trong đó, rất cần quan tâm đến công tác nạo vét hệ thống kênh mương để tiếp tục dẫn nguồn nước có độ mặn ở mức cho phép vào hệ thống các kênh rạch. Các hệ thống kênh cần tiếp tục được mở rộng và nạo vét vừa đảm bảo tạo thêm nguồn nước, vừa khơi thông nguồn nước chảy vào nội đồng cho các cánh đồng lúa (Neefjes, 2002).
Bên cạnh đó, việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng là công tác cần thiết. Với tình hình xâm nhập mặn và hạn hán đang diễn ra nghiêm trọng như vậy, ở nhiều địa phương đã khuyến cáo người dân trồng 2 vụ lúa thay vì 3 vụ như hiện nay. Đây cũng là giải pháp trước mắt nhằm hạn chế mức thiệt hại cho người nông dân. Đồng thời, việc nghiên cứu những giống lúa, cây trồng có thể thích ứng với điều kiện BĐKH, chịu mặn là giải pháp quan trọng nhằm hạn chế phần nào thiệt hại xảy ra đối với người nông dân. Cần lựa chọn các giống chịu hạn mặn, sử dụng các loại cây trồng tốn ít nước (Sakamoto, 2006).
Quy hoạch vùng nuôi thủy sản nước mặn hợp lý, ổn định, để có ranh giới mặn ngọt rõ ràng, có các biện pháp công trình, phương án điều tiết nước hợp lý cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản (Wassmann et al., 2004). Trước dự báo tình hình hạn hán và xâm nhập mặn sẽ tiếp tục diễn ra trên địa bàn vùng, việc chuyển đổi hình thức lao động cũng là một trong những giải pháp cần được tính đến. Có thể chuyển đổi sang các hình thức sản xuất phi nông nghiệp như làm các sản phẩm nghề thủ công để tranh thủ thời gian nhàn rỗi khi cánh đồng tạm thời chưa sản xuất nhằm tạo thêm thu nhập cho người nông dân (Cục Kiểm Soát Ô Nhiễm, 2010)