Đánh giá hiện trạng sử dụng đất đai, đặc tính nguồn tài nguyên nước mặt

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Kỹ thuật: Phân vùng sinh thái nông nghiệp dựa trên động thái tài nguyên nước ở vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long (Trang 64 - 68)

3.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất đai, đặc tính nguồn tài nguyên nước mặt

3.3.1.1 Thu thập các dữ liệu thứ cấp

Các dữ liệu thứ cấp về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ đất, bản đồ hệ thống thủy lợi, các báo cáo về nguồn tài nguyên nước mặt, sử dụng đất đai, hệ sinh thái nông nghiệp và số liệu quan trắc mặn được thu thập từ sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng, sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Sóc Trăng, Chi cục Thuỷ lợi tỉnh Sóc Trăng, Công ty Thuỷ lợi Sóc Trăng và Niên giám Thống kê tỉnh Sóc Trăng. Đây là các thông tin làm cơ sở để phân tích các vấn đề liên quan đến nguồn tài nguyên nước mặt và hệ thống canh tác nông nghiệp tại tỉnh Sóc Trăng.

48

3.3.1.2 Thu thập số liệu sơ cấp

a. Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (Participatory Rural Appraisal – PRA)

Các số liệu thứ cấp thu thập được kiểm chứng và bổ sung thông qua việc sử dụng phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (Participatory Rural Appraisal - PRA) của người dân và cán bộ phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại các huyện.

Phương pháp PRA cũng được áp dụng để xác định các thông tin thành phần để phân vùng sinh thái nông nghiệp của tỉnh Sóc Trăng.

- PRA đối với nhóm cán bộ quản lý: nhóm nghiên cứu làm việc trực tiếp với 18 cán bộ lĩnh vực nông nghiệp trong huyện. Các chủ đề thảo luận bao gồm: hiện trạng và thay đổi hệ thống canh tác nông nghiệp, công tác quản lý nguồn tài nguyên nước mặt và vận hành hệ thống hạ tầng thuỷ lợi trong nông nghiệp. Các chủ đề được người giám sát cuộc phỏng vấn cung cấp để các nhà quản lý cùng thảo luận và đưa ra đánh giá của cá nhân mình và thống nhất cho đi đến một kết luận chung về vấn đề đó. Các công cụ được áp dụng bao gồm mô tả chi tiết, sơ đồ hoá các mối quan hệ, bản đồ hoá các nội dung / thông tin.

- PRA đối với nhóm nông dân: Đối tượng chính của PRA là nông dân sản xuất nông nghiệp ở địa phương với kinh nghiệm sản xuất trên 5 năm. Các cuộc PRA đã được thực hiện tại 09 huyện của tỉnh Sóc Trăng (Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Châu Thành, Ngã Năm, Trần Đề, Long Phú, Thạnh Trị, Kế Sách, và Vĩnh Châu) với sự tham gia của khoảng 180 nông dân. Tại mỗi cuộc PRA, 20 nông dân (đại diện cho các hộ trồng lúa, cây ăn quả, màu, nuôi trồng thủy sản) được chọn để được điều tra chi tiết hơn về đặc tính hệ thống canh tác của nông hộ cũng như sự thay đổi của các hệ thống canh tác này theo thời gian.

Các phương pháp PRA được thực hiện bao gồm: vẽ sơ đồ mặt cắt ngang (transect), vẽ bản đồ đất và động thái tài nguyên nước mặt, tìm hiểu sơ lược về lịch sử sản xuất nông nghiệp của vùng, lịch thời vụ, phân tích xu hướng phát triển nông nghiệp của người dân và sử dụng ma trận SWOT (phương pháp phân tích các điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities) và rủi ro (Threats) (Nguyễn Duy Cần & Vromant, 2006) (Bảng 3.1).

49

Bảng 3.1: Các công cụ của PRA sử dụng trong nghiên cứu

Công cụ Nội dung cần thu thập

Lịch sự kiện Lịch sử thay đổi mô hình canh tác, nguyên nhân thay đổi, hiệu quả của mô hình sản xuất.

Lịch thời vụ Khảo sát lịch thời vụ, tập quán sản xuất và sinh hoạt.

Phân tích vấn đề Phân tích công tác quản lý nguồn tài nguyên nước mặt và việc vận hành hệ thống hạ tầng thuỷ lợi.

Phân tích xu hướng

Khảo sát sự biến thiên và mối tương quan của các hoạt động của cộng đồng.

Sơ đồ hoá các mối quan hệ

Xác định sự tương tác và liên kết giữa các bên liên quan trong quản lý và khai thác nguồn tài nguyên nước mặt.

Phân tích tác động đến một số chỉ tiêu SWOT

Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong sản xuất lúa của cộng đồng cũng như vai trò và vị trí của các bên liên quan trong quản lý và sử dụng nguồn nước mặt.

Tập quán sản xuất và sinh hoạt, nhu cầu lao động của từng mô hình sản xuất.

b. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp

Phương pháp phỏng vấn cấu trúc được thực hiện nhằm thu thập các thông tin về biến động nguồn nước mặt và các thay đổi về canh tác nông nghiệp và tác động của xâm nhập mặn/thay đổi lịch canh tác đến kinh tế nông hộ, bối cảnh xã hội và điều kiện môi trường. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp ngẫu nhiên đối với các nông hộ đại diện cho mô hình canh tác của từng vùng. Trung bình, mỗi huyện điều tra 30 phiếu. Tổng cộng số phiếu điều tra là 120 phiếu được thực hiện tại các huyện Mỹ Tú, Trần Đề, Mỹ Xuyên và Vĩnh Châu. Đây là các huyện có đầy đủ các tiêu chí cho công việc nghiên cứu (Bảng 3.2).

Đối với các chuyên gia: Nhóm nghiên cứu làm việc trực tiếp với lãnh đạo một số ban ngành huyện và tỉnh để đánh giá lại quá trình phát triển trong sản xuất nông nghiệp và những định hướng trong thời gian sắp tới có liên quan đến sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân ở địa phương. Xác định các mô hình sử dụng đất đai đặc trưng, sự phân bố tài nguyên đất, những thuận lợi khó khăn đặt ra hiện nay của địa phương gặp phải trong công tác quản lý tài nguyên nước mặt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp theo quan điểm của các nhà lãnh đạo.

50

Kết quả phân vùng sinh thái nông nghiệp dựa trên sự thay đổi của tài nguyên nước mặt và đặc tính tự nhiên của tài nguyên đất có được thông qua tổng hợp các kết quả phân tích các yếu tố: đặc tính nguồn nước, sử dụng đất đai và thổ nhưỡng. Kết quả phân tích sau đó được gửi lấy ý kiến của chính quyền và người ra quyết định tại địa phương nghiên cứu như một hình thức để kiểm tra và chỉnh sửa.

Bảng 3.2: Tiêu chí chọn đối tượng phỏng vấn để tìm hiểu về xâm nhập mặn và các thay đổi về hệ thống canh tác nông nghiệp

STT Nội dung Tiêu chí chọn Số lượng

1 Khu vực canh tác  Nằm ở các phân vùng sinh thái nông nghiệp khác nhau

2 Nhóm ngành nông 120 nghiệp

 Chuyên lúa

 Chuyên thủy sản

 Xen canh (lúa - màu, lúa - tôm, ...)

 Màu 3 Mức độ bị tác động

mặn

 Nghiêm trọng

 Tương đối

 Ít tác động

4 Cán bộ chuyên trách

 Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng

 Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng

 Phòng kinh tế các huyện

 Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện

20

c. Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) và xử lý số liệu không gian

Trong khuôn khổ của nghiên cứu, công cụ GIS được áp dụng để thể hiện sự phân bố của các đối tượng nghiên cứu trên không gian tại các vùng huyện thuộc khu vực khảo sát nông hộ tại Sóc Trăng ở dạng điểm (point) bằng cách ghi nhận lại toạ độ các mẫu phỏng vấn, xây dựng các cơ sở dữ liệu về nguồn tài nguyên nước mặt với các thuộc tính gồm đặc tính mặn - lợ - ngọt ở các kênh cấp 1 và cấp 2. Các nội dung được thực hiện được trình bày cụ thể trong Bảng 3.3.

Các bản đồ được hiệu chỉnh dựa trên kết quả đánh giá PRA và tham vấn nhà quản lý tài nguyên nước mặt tại địa phương nhằm chỉnh sửa và cung cấp những kết quả phù hợp với thực tế. Ngoài việc tham vấn ý kiến của người dân và cán bộ, nghiên

51

cứu kết hợp các khảo sát thực địa tại từng địa phương để thu thập và ghi nhận các thay đổi cần thiết để hiệu chỉnh các lớp bản đồ phù hợp.

Bảng 3.3: Nội dung được thực hiện trên nền công cụ GIS STT Vấn đề/Nội dung thực hiện Thuộc tính

1 Phân vùng sinh thái nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng

+ Địa giới hành chính

+ Hệ thống kênh rạch cấp 1 và cấp 2 + Phân bố dòng chảy

+ Thổ nhưỡng và sử dụng đất 2 Thay đổi sử dụng đất tỉnh Sóc Trăng + Sử dụng đất đai 2005 – 2015

+ Hệ thống kênh rạch

3 Cơ sở dữ liệu GIS về công trình, hạ

tầng nước mặt tỉnh Sóc Trăng

+ Hệ thống sông, kênh thuỷ lợi 2005, 2010, 2015

+ Hệ thống đê sông, biển 2005, 2010, 2015

+ Hệ thống cống, đập 2005, 2010, 2015

+ Mạng lưới trạm quan trắc nước mặt 2005, 2010, 2015

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Kỹ thuật: Phân vùng sinh thái nông nghiệp dựa trên động thái tài nguyên nước ở vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)