Sự tham gia của các bên trong quản lý và phản hồi xâm nhập mặn

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Kỹ thuật: Phân vùng sinh thái nông nghiệp dựa trên động thái tài nguyên nước ở vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long (Trang 109 - 112)

4.5 Công tác quản lý nguồn tài nguyên nước mặt đối với xâm nhập mặn

4.5.1 Sự tham gia của các bên trong quản lý và phản hồi xâm nhập mặn

Theo kết quả phỏng vấn sâu nhóm cán bộ quản lý tại tỉnh Sóc Trăng, bao gồm:

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Công ty Cổ phần Thuỷ lợi Sóc Trăng, các đối tượng có liên quan tham gia vào quản lý nguồn tài nguyên nước mặt tương đối đa dạng về số lượng. Các thành phần tham gia được chia thành 5 nhóm (Hình 4.24): chính quyền địa phương (UBND và HĐND các cấp), cơ quan quản lý hành chính nhà nước (Sở / Ban / Ngành, đơn vị sự nghiệp), nhóm cộng tác (Đoàn thể, Hội đại diện nông dân, phụ nữ, …), người sử dụng nước và nhóm các nhà khoa học. Từ vai trò của từng thành phần có thể thấy rằng nhóm chính quyền địa phương chịu trách nhiệm chính về việc ra quyết định các chủ trương, chính sách;

nhóm cơ quan quản lý chịu trách nhiệm về thực thi các chủ trương, trong đó Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Phòng Nông nghiệp / Kinh tế là những đơn vị chính thi hành và tham mưu xây dựng chính sách quản lý tài nguyên nước mặt trong sản xuất nông nghiệp. Nhóm đối tượng cộng tác bao gồm các Đoàn thể, các tổ chức phi chính phủ (NGOs), Hội nông dân và Hội phụ nữ có vị trí quan trọng trong việc liên kết các nhóm cộng đồng khác nhau trong xã hội với các nhà quản lý và thông tin về các chủ trương. Thông qua hoạt động của các thành phần này, các nhóm cộng đồng sẽ có cơ hội trao đổi và tương tác qua lại với nhau, vì vậy nhóm thành phần này sẽ hoạt động rất tốt công tác tuyên truyền và nâng cao kiến thức của cộng đồng. Nhóm thứ 4 là nhóm người sử dụng với vai trò thực hiện các chủ trương đã đề ra, song song đó kết hợp cùng với địa phương trong quản lý thông qua giám sát các công trình, cơ sở hạ

tầng và kiểm soát trực tiếp các thay đổi hay rủi ro về nguồn nước. Thêm vào đó, thành phần doanh nghiệp trong nhóm này còn có vai trò hỗ trợ về mặt đầu tư ban đầu cho nông dân như phân, thuốc, giống và đầu tư các mô hình như thành lập cánh đồng mẫu, hợp tác xã dưới sự giám sát của địa phương.

93

Như vậy, xu hướng quản lý nước hiện nay ngoài việc hướng đến xã hội hóa vai trò quản lý thì thương mại hóa nguồn nước cũng đã được triển khai. Việc tư nhân hóa việc sử dụng và thương mại nguồn nước rất có lợi cho việc hướng đến mở rộng sự tham gia của các bên do sự tương tác giữa các nhóm đối tượng sẽ gia tăng. Cuối cùng là nhóm các nhà nghiên cứu bao gồm các nhà khoa học quốc tế và trong nước với vai trò đóng góp thông tin và sản phẩm nghiên cứu khoa học vào áp dụng thực tế cho vùng. Sóc Trăng là một trong những tỉnh tập trung và thu hút nhiều dự án nghiên cứu tại vùng ven biển ĐBSCL, trong đó có thể nhắc đến dự án của Ngân hàng Thế giới, GIZ, Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, … . Thêm vào đó, các Viện/Trường cũng đóng góp quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực với chuyên môn và chất lượng cao hơn trong quản lý nguồn tài nguyên nước và kỹ thuật vận hành hiệu quả hệ thống canh tác.

Hình 4.24: Thành phần có liên quan tham gia quản lý nguồn nước mặt

Tuy nhiên, sự tham gia của các bên liên quan tại các khu vực nghiên cứu thành phần cũng cho thấy có nhiều điểm tương đồng và khác biệt. Điểm giống nhau ở các khu vực là đều có sự tham gia của chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý.

Bên cạnh đó, thành phần nông dân đều có ở các khu vực và gắn bó mật thiết với nguồn tài nguyên nước mặt. Các nhà nghiên cứu khoa học trong nước đều quan tâm và triển khai các nghiên cứu của mình tại các khu vực này để cung cấp các thông tin về quản lý cũng như về canh tác hỗ trợ cho nhóm ra quyết định và kỹ thuật canh tác của người dân. Bên cạnh đó, có thể thấy sự khác biệt về sự tham gia của các nhóm cộng tác, người sử dụng và thành phần khoa học. Các nhóm này chủ yếu tập trung ở hoặc là các khu vực chuyên canh nông nghiệp (Ngã Năm) hoặc là các khu vực mà nguồn tài nguyên nước có tính phức tạp (Vĩnh Châu). Vì vậy, đối với các khu vực bị thiếu các

94

nhóm thành phần này sẽ làm cho công tác quản lý bị giảm hiệu quả cũng như các thông tin, kiến thức, kỹ thuật và nguồn nhân lực trở nên hạn chế hơn.

Từ việc xác định vai trò của các bên, có thể thấy nhóm chính quyền địa phương (UBND và HĐND các cấp), đơn vị quản lý nước mặt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nông dân và các nhóm đoàn thể là những thành phần có tác động và liên quan trực tiếp đến công tác quản lý nguồn tài nguyên nước mặt. Đây là những thành phần có tác động trực tiếp thông qua việc ra quyết định (UBND), triển khai chủ trương, chính sách (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Phòng Kinh tế), khai thác nguồn nước và thi hành chính sách (người sử dụng) và thực hiện các chương trình hành động, nâng cao kiến thức cộng đồng (các nhóm cộng tác). Các nhóm đối tượng còn lại chủ yếu chịu trách nhiệm liên kết và phối hợp, cung cấp thông tin hỗ trợ quản lý và tuyên truyền bảo vệ môi trường (Nhà khoa học và các nhóm Đoàn thể, Hội nông dân, phụ nữ, …) và thực thi pháp luật về tài nguyên nước mặt dù không trực tiếp khai thác (nhóm phi nông nghiệp) (Hình 4.25).

Hình 4.25: Sự tương tác của các bên liên quan trong công tác quản lý tài nguyên nước mặt

Thêm vào đó, mức độ tham gia của các thành phần có liên quan được ghi nhận có sự khác biệt lớn (Hình 4.26). Mức độ tham gia của các đối tượng được xây dựng dựa trên 2 tiêu chí: mức độ quan tâm và khả năng ra quyết định. Các tiêu chí được phân chia dựa trên các mức độ: cao, trung bình và thấp tương ứng với các mức điểm số từ 0 đến 10. UBND các cấp cùng sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thônlà những thành phần nằm trong nhóm có mức độ tham gia cao do UBND là đơn vị ra quyết định và có sự quan tâm cao đến sự thay đổi nguồn tài nguyên nước mặt. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là đơn vị chính chịu trách nhiệm chính trong tham mưu và thực

95

thi quản lý nhà nước về sử dụng tài nguyên nước mặt. Nhóm các đối tượng tương tác trực tiếp với nguồn nước mặt bao gồm các hợp tác xã vận hành nguồn nước phục vụ cho canh tác và nông dân có mức độ quan tâm rất cao đối với sự thay đổi của nguồn tài nguyên nước mặt. Thêm vào đó, các nhà khoa học nghiên cứu về lĩnh vực nước trong nông nghiệp cũng như các nhóm đoàn thể, các tổ chức phi chính phủ cũng có mức độ quan tâm lớn đến nguồn tài nguyên nước mặt. Nhà khoa học là đối tượng chính thực hiện các nghiên cứu và cung cấp các thông tin quan trọng để nhà hoạch định chính sách có cơ sở thực thi quản lý. Các nhóm đoàn thể, tổ chức phi chính phủ tham gia vào chu trình quản lý thông qua công tác tuyên truyền và nâng cao hiệu quả khai thác tài nguyên nước mặt. Các cơ quan quản lý nhà nước khác và các nhóm đối tượng phi nông nghiệp tham gia với mức độ rất thấp. Đây là những đối tượng không có trách nhiệm hoặc không tương tác trực tiếp đến nguồn nước mặt nên kéo theo sự quan tâm và tham gia thấp.

Hình 4.26: Mức độ tham gia của các bên có liên quan trong quản lý tài nguyên nước mặt

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Kỹ thuật: Phân vùng sinh thái nông nghiệp dựa trên động thái tài nguyên nước ở vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long (Trang 109 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)