4.4 Động thái mặn và sự thay đổi vận hành hệ thống hạ tầng thuỷ lợi
4.4.1 Sự thay đổi nồng độ mặn từ 2010 đến 2016
Độ mặn trong hệ thống sông rạch của tỉnh Sóc Trăng được quan trắc định kỳ hàng giờ trong ngày liên tục từ tháng 1 đến tháng 6 hằng năm. Kết quả phân tích dưới đây trình bày diễn biến độ mặn tại các trạm đo mặn trên địa bàn tỉnh qua các thời điểm năm 2010 và 2015 – 2016 được đo đạc và ghi nhận bởi Công ty Cổ phần Thuỷ lợi Sóc Trăng. Riêng đối với các trạm Thạnh Thới Thuận, Ngã Năm và Tham Đôn số liệu đo đạc khác biệt về thời điểm so với các trạm còn lại vì độ mặn trong hệ thống sông rạch bị thay đổi đột biến. Đối với trạm tại Ngã Năm thuộc thị xã Ngã Năm, nằm trong vùng ngọt hóa bán đảo Cà Mau, song chịu tác động của mặn từ hệ thống nuôi trồng thủy sản của huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu thông qua tuyển kênh Quản Lộ Phụng Hiệp nên từ năm 2010 – 2011 nên thời điểm từ 2012, hệ thống quan trắc mặn mới được vận hành tại khu vực này. Đối với trạm Tham Đôn và Thạnh Thới Thuận thuộc huyện Mỹ Xuyên, trước thời điểm xây dựng và vận hành trạm không chịu ảnh hưởng của mặn từ Biển Đông thông qua sông Mỹ Thanh và đây cũng là những khu vực mà đặc tính nguồn nước mặt được ghi nhận có nhiều sự thay đổi từ năm 2010 đến nay, nhất là giai đoạn 2015 – 2016.
Kết quả độ mặn cao nhất ở trạm Trần Đề (Hình 4.8) qua 6 tháng đầu các năm 2010, 2015 và 2016 cho thấy có sự thay đổi theo chu kỳ (khoảng 20 ngày); độ mặn có xu hướng giảm từ tháng 1 đến tháng 6, đạt cao nhất vào cuối tháng 3 đến đầu tháng 4.
Độ mặn năm 2016 nhìn chung cao hơn năm 2015 và 2010. Đỉnh mặn năm 2010 so với năm 2015 và 2016 có độ trễ khoảng 10 ngày. Độ mặn trong năm 2016 có xu hướng kèo dài hơn 2015 từ 5-7 ngày. Đường xu hướng mặn được xây dựng với chu kỳ 2 điểm (2 period moving average), đồng nghĩ với việc giá trị của điểm bắt đầu trong đường xu
73
hướng được xác định dựa trên trung bình của 2 giá trị thực đo đầu tiên. Do các số liệu đo đạc từ năm 2010 – 2016 không được khớp một cách liên tục nên việc xây dựng đường xu hướng đồng thời để có được cái nhìn một cách trực quan về động thái mặn tại vùng nghiên cứu.
Hình 4.8: Nồng độ mặn của nước mặt tại trạm Trần Đề năm 2010 và 2016
Đối với trạm Đại Ngãi thuộc khu vực huyện Long Phú, độ mặn xu hướng ở các năm có xu hướng giảm từ tháng 1 đến tháng 6. Độ mặn năm 2016 cao hơn 2015 và 2010. Độ mặn ở năm 2016 và 2015 bắt đầu sớm hơn 2010 khoảng 40 ngày (bắt đầu từ giữa tháng 2 ở năm 2010; 2015 và 2016 đầu tháng 1 đã mặn). Về đỉnh mặn, năm 2010 đạt đỉnh ở đầu tháng 4 đến giữa tháng 5 (khoảng 12 g/l); năm 2015 độ mặn nhìn chung đến sớm hơn 2010; tuy nhiên độ mặn lại thấp hơn 2010 từ tháng 1 đến tháng 6; đến năm 2016 độ mặn đạt đỉnh ở giữa tháng 2 và giữa tháng 3 (khoảng 14 g/l); và thấp hơn năm 2015 và 2010 từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 6 (Hình 4.9). Như vậy có thể thấy, độ mặn tại khu vực này ngày càng có xu hướng gia tăng theo thời gian, gây tác động đến những vùng canh tác nông nghiệp sử dụng nước mặt ngọt trong các tháng mùa khô, nhất là khu vực canh tác lúa vụ 3 (Xuân Hè) hằng năm.
74
Hình 4.9: Nồng độ mặn của nước mặt tại trạm Đại Ngãi năm 2010 và 2016
Tại trạm Long Phú, huyện Long Phú, độ mặn qua các năm nhìn chung có xu hướng tăng từ tháng 1 đến tháng 4; đạt đỉnh ở cuối tháng 3; sau đó giảm dần đến cuối tháng 6. Chu kì mặn dao động khoảng 15 đến 20 ngày. Độ mặn ở năm 2016 có xu hướng cao hơn và đến sớm hơn năm 2015 và 2010; bên cạnh đó đỉnh mặn ở năm 2016 là 22 g/l ở giữa tháng 3; trong khí đó đỉnh mặn ở năm 2015 là 12 g/l ở cuối tháng 1 và năm 2010 đỉnh mặn là 18 g/l xuất hiện ở đầu tháng 4 (Hình 4.10). Với sự gia tăng mặn trong các tháng đầu năm, và đỉnh mặn ở tháng 3 sẽ là một rủi ro rất lớn cho các khu vực canh tác lúa vụ 3, vì đây là thời gian lúa đang vào giai đoạn phát triển mạnh và cần nguồn nước ngọt rất ổn định để đảm bảo yếu tố năng suất, vì vậy sự biến đổi về động thái mặn theo hướng này sẽ gây ra khó khăn cho việc khai thác nước tưới và những sự thay đổi trong việc vận hành hệ thống hạ tầng thuỷ lợi như các cống ngăn mặn và cống điều tiết nước nội đồng.
Hình 4.10: Nồng độ mặn của nước mặt tại trạm Long Phú năm 2010 và 2016
75
Độ mặn ở các năm khảo sát tại trạm Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên (Hình 4.11) có xu hướng tăng từ tháng 1 và đạt đỉnh ở cuối tháng 5; sau đó giảm dần ở đầu tháng 6. Nhìn chung, ở 5 tháng đầu năm; độ mặn cao cao ở năm 2016, đến 2010 và thấp nhất là 2015. Đến giữa tháng 5 và cuối tháng 6; độ mặn 2016 giảm nhanh, năm 2010 giảm nhưng vẫn con khá cao (ngày 30/5 độ mặn là 12 g/l năm 2010 so với 1 g/l ở năm 2016 và 4 g/l ở năm 2015). Nhìn chung, nồng độ mặn tại trạm quan trắc này có xu hướng giảm theo thời gian các năm, mặc dù những thời điểm mặn gia tăng trong năm vẫn không có sự thay đổi lớn. Theo cán bộ quản lý địa phương, do có sự vận hành các hệ thống ngăn mặn trên khu vực sông Hậu và những vùng cửa sông đã phần nào đẩy được sự gia tăng mặn tại khu vực này. Thêm vào đó, điểm đo Thạnh Phú với vai trò quan trắc mặn cho các khu vực canh tác chuyên canh lúa bên trong nội đồng nên hệ thống thuỷ lợi tương đối khép kín để có thể đảm bảo lượng nước mặt ngọt ổn định cho việc cung cấp tưới tiêu.
Hình 4.11: Nồng độ mặn của nước mặt tại trạm Thạnh Phú năm 2010 và 2016 Kết quả (Hình 4.12) cho thấy, độ mặn tại trạm Sóc Trăng tại thành phố Sóc Trăng từ tháng 1 đến giữa tháng 4 qua các năm có sự khác biệt: Độ mặn cao nhất ở
năm 2016, tiếp đến là năm 2015 và thấp nhất là năm2010. Trong giai đoạn này, năm 2010 độ mặn rất thấp, dao động từ 0 đến 2g/l; năm 2015 dao động từ 0 đến 3,5 g/l. đến năm 2016, xuất hiện độ mặn cao từ 2 đến 9 g/l. Đối với giai đoạn từ giữa tháng 4 đến cuối tháng 6; độ mặn cao ở năm 2010 và 2016, 2015 thì thấp hơn. Đỉnh mặn năm 2016 đạt 9 g/l xuất hiện vào đầu tháng 3 (9g/l), năm 2015 đỉnh mặn ở đầu tháng 6 (6 g/l) và năm 2010 7g/l vào giữa tháng 4. Có thể thấy, nếu so với năm 2010 thì đỉnh mặn năm 2015 đến trễ hơn 40 - 50 ngày; vào năm 2016 lại đến sớm hơn khoảng 40 ngày. Tuy nhiên, sự biến động mặn tại trạm Sóc Trăng không quá ảnh hưởng đến khu vực tại chỗ do đây là khu vực đô thị và tập trung phát triển các loại hình phi nông nghiệp. Song, hệ thống thuỷ lợi cũng cần được quan tâm và nâng cấp để đáp ứng với sự phát triển và duy trì chung của toàn hệ thống hạ tầng thuỷ lợi tại tỉnh Sóc Trăng.
76
Hình 4.12: Nồng độ mặn của nước mặt tại trạm Sóc Trăng năm 2010 và 2016 Kết quả quan trắc mặn tại trạm An Lạc Tây, huyện Kế Sách cho thấy năm 2010 độ mặn xuất hiện ở cuối tháng 3 và đầu tháng 5; có 2 đỉnh mặn ở đầu và cuối tháng 4;
độ mặn cao nhất là 2.8 g/l; đến năm 2015; độ mặn trên 3 g/l xuất hiện sớm hơn 2010 ở
giữa và cuối tháng 2. Ở năm 2016; từ đầu tháng 1 đến cuối tháng 3 đã xuất hiện 3 đợt mặn; từ 5 đến 8 g/l; mỗi đợt kéo dài từ 15 đến 20 ngày; độ mặn 2016 từ giữa tháng 4 đến tháng 6 thấp hơn 2015 và 2010 (Hình 4.13). Việc đột biến mặn trong năm 2016 đã gây ra những tác động lớn cho hệ thống canh tác. Theo cán bộ quản lý thuỷ lợi và vùng canh tác nông nghiệp tại tỉnh Sóc Trăng, đây là vùng mà hệ thống thuỷ lợi hoàn toàn hở với gần như không có các cống ngăn mặn và các công trình để điều tiết mặn – ngọt nên dòng chảy ra vào nội đồng một cách tự nhiên. Với sự tác động và xâm nhập mặn sâu, đây là vùng rủi ro cao với những thiệt hại cho hệ thống canh tác, nhất là canh tác lúa và cây ăn trái của vùng.
77
Hình 4.13: Nồng độ mặn của nước mặt tại trạm An Lạc Tây năm 2010 và 2016 Đối với trạm quan trắc mặn Ngã Năm (trung tâm 5 ngã) thuộc thị xã Ngã Năm, mặn được ghi nhận xuất hiện ở giữa tháng 2; cao nhất ở giữa tháng 4 đến cuối tháng 5 và có xu hướng giảm ở đầu tháng 6; Độ mặn dao động từng đợt không ổn định; đạt đỉnh ở giữa và cuối tháng 5 - từ 25 - 30 g/l. Ở năm 2012; chỉ có đợt mặn cao nhất (khoảng 25 g/l) xuất hiện ở giữa tháng 4; kéo dài từ 15 - đến 20 ngày; đợt mặn thấp hơn (khoảng 7 g/l) xuất hiện ở giữa và cuối tháng 6. (trạm này phụ thuộc vào yếu tố con người - mặn từ Bạc Liêu điều tiết cống lấy nước nuôi tôm; riêng năm 2016 do đợt hạn mặn, có thêm mặn từ phía Hậu Giang sang) (Hình 4.14).
Hình 4.14: Nồng độ mặn của nước mặt tại trạm Ngã Năm năm 2012 và 2016 Độ mặn tại trạm Thạnh Thới Thuận, huyện Mỹ Xuyên trong năm 2012 và 2015 có xu hướng tăng từ tháng 1 đến giữa tháng 6; đạt đỉnh ở trung tuần tháng 6 (khoảng 22 g/l ở năm 2015 và 18 g/l ở năm 2012). Độ mặn 2015 bình quân cao hơn 2012. Song sau 2015, trạm đo mặn tại trạm Thạnh Thới Thuận đã tạm dừng vận hành (Hình 4.15).
78
Hình 4.15: Nồng độ mặn của nước mặt tại trạm Thạnh Thới Thuận năm 2012 và 2015
Trạm Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên được xây dựng và bắt đầu vận hành quan trắc từ năm 2016. Kết quả cho thấy độ mặn năm 2016 có xu hướng tăng từ tháng 1 và đạt đỉnh từ đầu đến giữa tháng 5; giảm từ cuối tháng 5. Cao nhất khoảng 15 - 16 g/l ở
trung tuần tháng 5 (Hình 4.16). Việc vận hành trạm sau những khu vực khác là do sự thay đổi đột biến về mặn năm 2016. Đây là khu vực chưa từng được quan trắc trước đây và cũng là khu vực canh tác lúa chuyên canh của huyện Mỹ Xuyên. Với sự gia tăng và thay đổi phức tạp của độ mặn theo kết quả quan trắc, những vùng canh tác trong khu vực này cũng đã và đang đối mặt với những tác động bất lợi và phức tạp trong thời gian tới.
Hình 4.16: Nồng độ mặn của nước mặt tại trạm Tham Đôn năm 2016
79
Như vậy, độ mặn 2016 cao hơn 2015 và 2010; thời điểm xuất hiện mặn và đỉnh mặn ở năm 2016 đến sớm hơn 2015 và 2010 khoảng 40 đến 80 ngày. Tuy nhiên, từ giữa tháng 4 trở về sau; thì độ mặn năm 2016 có xu hướng giảm mạnh và thấp hơn các năm còn lại (giải thích nguyên nhân). Chênh lệch đỉnh mặn năm 2016 so với năm 2015 và 2010 ở từng thời điểm tùy vào các trạm từ 5 đến 20 g/l.
Xu hướng mặn năm 2010 (trong quá khứ) thấp hơn 2016, nhưng cao hơn 2015.
Độ mặn ở một số trạm tăng giảm theo chu kì khoảng 10 đến 30 ngày (tùy vào vị trí trạm nào ở vị trí nào; có thể độ mặn theo chu kì do triều trong tháng). Độ mặn đạt đỉnh từ cuối tháng 3 đến giữa cuối tháng 5; sau đó giảm dần - có thể do mùa mưa bắt đầu;
chú ý thời gian mưa ở các năm.