Hiệu quả quản lý nguồn tài nguyên nước mặt trong điều kiện xâm nhập mặn

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Kỹ thuật: Phân vùng sinh thái nông nghiệp dựa trên động thái tài nguyên nước ở vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long (Trang 112 - 118)

4.5 Công tác quản lý nguồn tài nguyên nước mặt đối với xâm nhập mặn

4.5.2 Hiệu quả quản lý nguồn tài nguyên nước mặt trong điều kiện xâm nhập mặn

Hầu hết người sản xuất nông nghiệp chưa từng tham gia thảo luận hoặc trao đổi với địa phương về các vấn đề có liên quan đến hệ thống canh tác và quản lý tài nguyên. Đối với nhóm người dân có tham gia thảo luận với các đơn vị quản lý, các nội dung thảo luận chủ yếu về công tác quản lý nguồn nước trong quá trình canh tác.

Người dân trình bày những khó khăn trong quá trình sản xuất của mình, nhà quản lý

96

đưa ra các khó khăn trong việc thực hiện công tác quản lý nhà nước của mình để cùng nhau thảo luận và đưa ra các giải pháp cho những khó khăn này. Tuy nhiên, sự tương tác này còn rất ít do số lượng người dân tham gia chưa nhiều và chưa chủ động. Các buổi thảo luận với địa phương chủ yếu xuất phát từ sự chuẩn bị của các đơn vị quản lý, trực tiếp đến các hộ dân để mời và kêu gọi tham gia. Người dân hoàn toàn bị động và chưa tích cực với các hoạt động tương tác này.

Các chính sách quản lý là một công cụ quan trọng để thực thi quản lý. Một cách khái quát, nhà quản lý có cơ sở để hoạch định các phương hướng và người sử dụng có thể biết trách nhiệm tuân thủ pháp luật của mình. Tuy nhiên, trên thực tế thì số lượng người dân tiếp cận được với các công cụ quản lý còn khá hạn chế. Chỉ có khoảng 1/5 số lượng người dân được phỏng vấn biết được các thông tin về quy định xử lý các vi phạm về nguồn nước mặt thông qua các cổng thông tin từ báo đài, bạn bè và các đơn vị quản lý địa phương. Sự hạn chế về các thông tin quản lý có khả năng dẫn đến các rủi ro cho nguồn tài nguyên nước và gây bất lợi cho người sản xuất nông nghiệp.

Như vậy, công tác quản lý hiện nay còn nhiều bất cập về việc áp dụng và sự tương tác giữa các đối tượng (Hình 4.27). Theo đánh giá của người dân, dù đã có nhiều sự thay đổi và cải thiện, song hiệu quả của công tác quản lý nằm ở mức tương đối. Do các thông tin, sự tương tác và trao đổi đều đã được thực hiện nhưng hiệu quả đến người dân còn thấp. Quy trình triển khai còn rườm rà, qua nhiều giai đoạn, nhiều lớp trung gian, các khó khăn và bất cập của người dân đã được ghi nhận nhưng đôi khi chưa được giải quyết thỏa đáng. Chủ nghĩa cá nhân và sự thiếu bình đẳng giữa các thành phần xã hội vẫn còn tồn tại nên đã phần nào làm giảm sự tin tưởng của người dân vào một số đơn vị quản lý và làm giảm sự sẵn lòng tham gia cùng với chính quyền địa phương thực hiện tối ưu hóa hiệu quả quản lý nguồn nước.

97

Hình 4.27: Đánh giá của người dân về hiệu quả của công tác quản lý tài nguyên nước mặt

4.5.3 Mâu thuẫn sử dụng nước, giải pháp khắc phục và phòng tránh rủi ro 4.5.3.1 Mâu thuẫn trong sử dụng tài nguyên nước

Hệ thống canh tác nông nghiệp hiện đang phải đối mặt với nhiều khó khăn (Hình 4.28). Nguồn nước mặt có dấu hiệu bị ô nhiễm do các nguồn thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, chất thải sinh hoạt và dòng chuyển thải từ các khu vực phía thượng nguồn. Tuy nhiên, vấn đề ô nhiễm vẫn chưa quá nghiêm trọng. Khó khăn lớn nhất đối với vùng ven biển như tỉnh Sóc Trăng hiện nay là vấn đề mặn xâm nhập gia tăng đặc biệt trong thời gian mùa khô, gây ra hiệu ứng kép hạn và khan hiếm nước ngọt. Xu hướng gia tăng khô hạn và mặn xâm nhập do sự nóng lên toàn cầu và ảnh hưởng từ các công trình thượng nguồn sông Mê Công đã phần nào làm giảm nguồn nước ngọt đến ĐBSCL. Đồng thời, tác động từ các loại hình canh tác ở các vùng lân cận cũng làm gia tăng độ mặn cục bộ tại một số địa phương trong vùng. Cụ thể, nguồn nước từ các ao tôm thuộc các khu vực tiếp giáp giữa Sóc Trăng và Bạc Liêu (một tỉnh giáp với Sóc Trăng về phía Nam) thải ra đã làm tăng độ mặn trong hệ thống kênh rạch tại huyện Thạnh Trị, thị xã Ngã Năm. Việc không chắc chắn về thời điểm bị tác động và thời gian kéo dài của mỗi đợt mặn đã làm việc sản xuất của những khu vực này hoàn toàn bị động. Đồng thời, các rủi ro cho hệ thống canh tác trở nên phức tạp hơn. Ngoài ra, các cơ chế quản lý còn chưa đáp ứng và giải quyết được các khó khăn hiện hữu trong sản xuất nông nghiệp. Các chính sách hỗ trợ cho người canh tác nông nghiệp và sử dụng nước mặt hiện nay còn rất hạn chế.

98

Hình 4.28: Các khó khăn trong sản xuất nông nghiệp

Từ các khó khăn trong sản xuất dẫn đến hình thành các mâu thuẫn về khai thác và sử dụng nguồn nước. Các mâu thuẫn của các đơn vị sử dụng nước hiện nay chủ yếu về các khía cạnh phân phối nguồn nước đồng bộ, đảm bảo đủ lượng nước cho sản xuất, bơm tác hợp lý và sự “công bằng” giữa các đơn vị sử dụng nước khác nhau (Hình 4.29)

Hình 4.29: Mâu thuẫn trong sử dụng nguồn nước mặt

Các mâu thuẫn sử dụng nguồn tài nguyên nước ở vùng nghiên cứu phù hợp với kết quả nghiên cứu của Wassmann et al. (2004) và Mai Viết Văn et al. (2010). Các mâu thuẫn chính về sử dụng tài nguyên nước trong vùng được xác định bắt nguồn từ những nguyên nhân khác nhau và dẫn đến nhiều hậu quả không mong muốn cho hệ thống canh tác nông nghiệp (Bảng 4.3). Nguyên nhân dẫn đến các mâu thuẫn bao gồm cả sự thay đổi tự nhiên và các tác động từ con người. Các mâu thuẫn về bơm xả nước hay phân phối nước bắt nguồn từ việc sản xuất không thống nhất. Đối với trường hợp

99

thiếu nước cho canh tác, nguyên nhân chủ yếu là do sự thay đổi về tự nhiên, độ mặn gia tăng và nguồn nước ngọt suy giảm. Thêm vào đó, mâu thuẫn về thiếu nước và phân phối nước chủ yếu giữa các nhóm đối tượng canh tác cùng loại hình, nhất là nhóm canh tác lúa và mâu thuẫn về bơm xả nước chủ yếu xảy ra đối với các nhóm đối tượng canh tác các mô hình khác nhau nhưng trong cùng một cộng đồng, mâu thuẫn này thường xảy ra đối với cộng đồng sản xuất lúa và thủy sản nước lợ - mặn. Các mâu thuẫn này dẫn đến tác động đáng kể như giảm năng suất hoặc gây mất mùa, thay đổi đặc tính hóa lý của nguồn nước và gây sự mất cân bằng trong tỷ lệ cung cấp nước cho các đối tượng trong cùng một đơn vị sử dụng nước. Ngoài ra, các mâu thuẫn này còn gây ra một tác động lớn khác là làm chia rẽ các nhóm đối tượng canh tác và làm nguyên nhân dẫn đến các bất đồng xã hội khác.

Bảng 4.3: Nguyên nhân và hậu quả của các mâu thuẫn sử dụng nước

Mâu thuẫn Nguyên nhân Hệ quả

Cân bằng nước cho các loại hình canh tác khác nhau

- Nguồn nước thượng nguồn đổ về ít - Mặn xâm nhập sâu vào nội đồng - Lịch canh tác không đồng loạt

- Năng suất nông phẩm giảm - Thiệt hại về mùa vụ và đặc tính tự nhiên của hệ sinh thái nông nghiệp

Bơm xả, điều tiết nước

- Sản xuất tự phát, không đồng nhất các mô hình canh tác

- Điều tiết nước tùy ý, không nhất quán giữa các chủ thể sử dụng nước

- Gây thiệt hại và gia tăng rủi ro cho các mô hình canh tác - Làm thay đổi đặc tính nước hoặc ô nhiễm nguồn nước

Phân phối nước trong cùng loại hình canh tác

- Điều kiện tự nhiên

- Mở rộng diện tích canh tác của các đơn vị sử dụng nước

- Khai thác nước đồng loạt và tập trung

- Giảm năng suất

- Mất cân bằng trong lượng nước có thể sử dụng trên từng đơn vị sử dụng nước

4.5.3.2 Cơ chế giải quyết mâu thuẫn và phòng tránh rủi ro

Các mâu thuẫn về sử dụng nước chủ yếu được giải quyết thông qua sự thương lượng và thỏa thuận của các chủ thể sử dụng. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng là một cầu nối nhằm làm giảm hoặc xóa bỏ các mâu thuẫn. Vì vậy có thể thấy, sự chủ động và thiện chí của các đối tượng canh tác nông nghiệp là một yêu cầu quan trọng trong việc giải quyết các mâu thuẫn và bất đồng về sử dụng nước. Yếu tố đồng thuận của các chủ thể là điều kiện cần thiết trong việc giải quyết các mâu thuẫn. Nói một cách khác, sự thương lượng và đi đến quyết định nhận được sự tán thành của các

100

bên là quan trọng nhất. Nếu xem xét về khía cạnh mối quan hệ xã hội, đây là điều kiện rất đúng vì chỉ có sự bằng lòng và đồng quan điểm là cơ sở tốt nhất để xóa bỏ mọi rào cản và bất đồng. Bên cạnh đó, các quy định của nhà nước hoặc sự can thiệp của pháp luật cũng được áp dụng để giải quyết các mâu thuẫn, tuy nhiên chỉ trong những trường hợp các mâu thuẫn rất nghiêm trọng hoặc gây ra hậu quả rất lớn cho canh tác (Hình 4.30).

Hình 4.30: Cơ chế giải quyết mâu thuẫn sử dụng nước của người dân và cơ sở của các cơ chế

Trong các định hướng phát triển nông nghiệp của vùng, các kế hoạch phòng tránh rủi ro và kế hoạch phòng tránh mâu thuẫn được xem là yếu tố quan trọng cho việc phát triển bền vững. Các kế hoạch được xây dựng thông qua việc thảo luận giữa các nhóm canh tác nông nghiệp. Ngoài ra, việc thường xuyên kiểm tra hệ thống canh tác của mình và tuân thủ đúng các quy định, kỹ thuật canh tác cũng là biện pháp quan trọng mà các chủ thể sử dụng nước quan tâm trong việc phòng ngừa các mâu thuẫn xảy ra (Hình 4.31).

Hình 4.31: Các biện pháp phòng tránh mâu thuẫn sử dụng nước của người dân

86,2%

A B

101

Tuy nhiên có thể thấy, vai trò của nhà quản lý địa phương chưa được thể hiện rõ ràng qua việc giải quyết và phòng tránh mâu thuẫn của các đối tượng sử dụng nước.

Hình 4.32 thể hiện đánh giá của các nhóm sản xuất nông nghiệp về vai trò của nhà quản lý trong công tác giải quyết và phòng tránh các mâu thuẫn sử dụng nước. Kết quả cho thấy sự tương đồng với nhận định mà nghiên cứu đã đưa ra. Mức độ quan tâm, kiểm tra quá trình canh tác và giải quyết kịp thời các mâu thuẫn chỉ đạt mức tương đối.

Và theo người sản xuất nông nghiệp, chính quyền địa phương và nhà quản lý cần phải quan tâm nhiều hơn nữa đến hoạt động canh tác để kịp thời ngăn chặn các mối rủi ro dẫn đến mâu thuẫn trong việc sử dụng nguồn nước, nhất là trong điều kiện chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và sự thay đổi phức tạp của điều kiện tự nhiên.

Hình 4.32: Đánh giá của người sản xuất nông nghiệp về vai trò của nhà quản lý trong giải quyết và phòng tránh mâu thuẫn sử dụng nước

4.6 Sự chuyển dịch các phân vùng sinh thái nông nghiệp

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Kỹ thuật: Phân vùng sinh thái nông nghiệp dựa trên động thái tài nguyên nước ở vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long (Trang 112 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)