Theo Chi cục Thuỷ lợi Sóc Trăng (2017), trên thực tế ngoài 154 cống được thống kê và quản lý hiện nay thì trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng vẫn còn rất nhiều cống nhỏ, các cống này hầu như vẫn không phát huy được hiệu quả hoạt động, các cống này gây tốn chi phí khi vận hành và khó khăn trong quản lý rất nhiều. Bên cạnh đó, việc một số cống đóng/mở theo cơ chế tự động đã phát sinh nhiều vấn đề khi độ mặn gia tăng nên tỉnh Sóc Trăng dự kiến sẽ thay thế các cống nhất là các cống chính từ vận hành đóng/mở tự động sang đóng ở cưỡng bức. Do thời gian xây dựng đã lâu hoặc do đặc thù sử dụng nên mỗi năm các cống đều cần phải duy tu sửa chữa, các cống cần được sửa chữa sẽ được Công ty Thủy lợi lập danh sách kèm theo các hạng mục cần sửa chữa trình lên Chi cục Thủy lợi để từ đó Sở Nông nghiệp sẽ phân bổ chi phí và nguồn lực sửa chữa phù hợp. Tuy nhiên, do nguổn kinh phí còn hạn chế nên việc duy tu, sửa chữa cống vẫn chưa dược đáp ứng đúng nhu cầu thực tế. Trong thời gian tới, tỉnh Sóc Trăng sẽ đưa ra các quy hoạch mới phù hợp hơn và tập trung đầu tư vào các tuyến cống lớn, cống chính nhất là các cống ngăn mặn.
Sạt lở đê sông
Theo báo cáo rủi ro thiên tai của Chi cục thuỷ lợi tỉnh Sóc Trăng, cho đến 2017, tuyến đê sông của tỉnh Sóc Trăng hiện tại đang đối mặt với tình trạng sạt lở nghiêm trọng, các vị trí sạt lở nằm chủ yếu ở 2 khu vực chính là huyện Long Phú và huyện Kế Sách. Tại huyện Long Phú, sạt lỡ diễn ra tại khu vực kè chống sạt lở thị trấn Đại Ngãi nằm trên tuyến sông Saintard, rộng từ 90 m đến 110 m, đoạn qua địa bàn huyện Long
45
Phú dài khoảng 15,5 km (điểm đầu Cống Cái Xe, xã Tân Thạnh qua các xã Châu Khánh, Phú Hữu đến điểm cuối giáp Sông Hậu thuộc thị trấn Đại Ngãi và xã Long Đức). Khu vực sạt lở còn lại của huyện Long Phú diễn ra tại ấp Thạnh Đức, xã Long Đức, huyện Long Tại huyện Long Phú, sạt lỡ diễn ra tại khu vực kè chống sạt lở thị trấn Đại Ngãi nằm trên tuyến sông Saintard, rộng từ 90 m đến 110 m, đoạn qua địa bàn huyện Long Phú dài khoảng 15,5 km (điểm đầu Cống Cái Xe, xã Tân Thạnh qua các xã Châu Khánh, Phú Hữu đến điểm cuối giáp Sông Hậu thuộc thị trấn Đại Ngãi và xã Long Đức). Khu vực sạt lở còn lại của huyện Long Phú diễn ra tại ấp Thạnh Đức, xã Long Đức, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, điểm đầu tại cầu Đại Ngãi, điểm cuối gần Trường THCS Long Đức, dài khoảng 490 m (bờ sông này thuộc cánh hữu sông Saintard). Nguyên nhân gây ra sạt lở tại các khu vực này là do khu vực này là vị trí cuối nguồn sông Saintard chênh lệch triều rất lớn từ 3 m đến 3,5 m nên dòng chảy rất mạnh, đồng thời khu vực có nền đất rất yếu, có nhiều đoạn uốn cong nên tạo dòng xoáy và không được gia cố vững chắc. Mặt khác, do biến đổi khí hậu, triều cường và nước biến dâng và do tác động từ nhà ở của người dân đang sinh sống nên việc xảy ra sạt lở tiếp theo là rất lớn.
Tại huyện Kế Sách sạt lở xảy ra tại 08 điểm trên kênh Cái Côn, Rạch Vọp, kênh số 1 và kênh An Mỹ với tổng chiều dài khoảng 1.470 m. Nguyên nhân sạt lở bờ kênh Cái Côn, Rạch Vọp, kênh số 1 và kênh An Mỹ tại huyện Kế Sách theo kết quả đánh giá sơ bộ ban đầu của sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Sóc Trăng là do trục động lực dòng chảy tác động vào lòng dẫn có cấu tạo nền địa chất mềm yếu gây sạt lở; do kết cấu dòng chảy xoắn, dòng chảy vòng tại khu vực đoạn sông cong, khu vực ngã 3 và ngã tư sông, khu vực phía hạ lưu cầu giao thông bắc ngang qua sông làm gia tăng tốc độ dòng chảy hướng vào bờ gây sạt lở bờ. Ngoài ra sạt lở bờ sông còn do tác động từ các công trình trái phép làm gia tải mép bờ sông gây sạt lở, lấn chiếm mặt sông làm thu hẹp lòng dẫn và cản trở thoát lũ nên dòng chảy bị co hẹp gia tăng gây sạt lở, các phương tiện giao thông thuỷ hoạt động thường xuyên với tốc độ lớn làm xói lở
bờ sông. Bên cạnh đó xói lở lòng dẫn sông kênh rạch còn phụ thuộc vào chế độ thủy văn và các công trình thượng nguồn (xây dựng công trình đập, hồ chứa nước làm giảm lượng phù sa hàng năm về hạ lưu), chế độ thủy triều, các hoạt động khai thác trên bề mặt lưu vực và đặc biệt trong giai đoạn này còn chịu ảnh hưởng lớn từ BĐKH và nước biển dâng.
Hiện tại, ngoài các biện pháp gia cố bờ, tỉnh Sóc Trăng đã và đang tiến hành điều tra đánh chi tiết về hiện trạng và nguyên nhân cụ thể gây xói lỡ bờ sông để tiến hành các biện pháp khắc phục tình tạng xói lở tại các vùng đê thuộc các vùng thuỷ lợi Kế Sách và Long Phú Tiếp Nhật.
46
Sạt lở đê biển
Cũng theo báo cáo rủi ro thiên tai của Chi cục Thuỷ lợi tỉnh Sóc Trăng, do vị trí của tỉnh Sóc Trăng có phần tiếp giáp với biển Đông nên vai trò của các tuyến đê biển là vô cùng quan trọng đối với đời sống và sản xuất. Tuy nhiên, các tuyến đê biển trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng hiện nay đang đứng trước tình hình xói lở nghiêm trọng đặc biệt là tuyến đê dọc theo đê biển Vĩnh Châu (đoạn từ Hồ Bể K40 – K45, dài trên 5 km hướng về cửa sông Mỹ Thanh thuộc địa bàn xã Vĩnh Hải; đoạn từ giáp ranh tỉnh Bạc Liêu đến giáp ranh cống Số 9, dài khoảng 18 km). Theo quan sát từ năm 1995 đến nay, xói lở bờ biển Vĩnh Châu làm cho biển lấn sâu vào đất liền từ 8-15 m/năm và mỗi năm đều có xu hướng tăng cao làm cho bề dày rừng phòng hộ giảm dần. Xói lở bờ biển Vĩnh Châu tạm thời chia ra làm 2 khu vực: Khu vực xói lở không ổn định (điểm xói lở
thay đổi liên tục qua từng năm rất khó phòng chống) từ giáp ranh tỉnh Bạc Liêu đến cống Số 9, dài khoảng 18 km; Khu vực xói lở ổn định: đoạn từ K40 – K45, dài khoảng 5 km bị xói lỡ rất nghiêm trọng (từ năm 1995 đến nay mất khoảng 200 m bờ biển).
Hiện nay, xói lở bờ biển đã làm cho một số đoạn đê biển Vĩnh Châu không còn rừng phòng hộ bên ngoài gồm: vị trí K41 khoảng 900 m; từ Cống 16 đến K43 khoảng 600 m; vị trí cống số 2 khoảng 300 m, vị trí cống số 3 khoảng 200 m; vị trí tại cống số 4 khoảng 200 m; vị trí cống số 5 khoảng 150). Ngoài ra, những đợt triều cường hàng năm kết hợp với gió Đông Bắc thổi mạnh (từ tháng 10 đến tháng 02 năm sau) sóng biển đánh trực tiếp vào thân đê gây xói lở và vỡ đê.
Việc xói lở đê biển Vĩnh Châu do nhiều tác động khác nhau mà các tác động chính đến từ tác động của dòng chảy (những biến động của dòng hải lưu, hàm lượng phù sa sông Mekong (giảm dần) khi đổ ra biển, biến động dòng chảy …), tác động của thủy triều, sóng và gió (vào những ngày triều cường của năm kết hợp với gió Đông Bắc từ tháng 10 đến tháng 02 năm sau, sóng biển từ ngoài khơi tiến vào bờ sẽ vỡ trên vùng bãi bồi làm biến dạng phần mềm cuốn đi bùn và phù sa làm cho đất mất dần, rừng phòng hộ chết, chốc gốc). Ngoài ra việc không có rừng phòng hộ hoặc thảm rừng phòng hộ ít sẽ không đủ thảm rừng để tiêu hao năng lượng sóng, từ đó sóng có điều kiện tác động trực tiếp gây xói lở bờ biển.
Để khắc phục tình trạng xói lỡ đê biển hàng năm tỉnh Sóc Trăng đều triển khai gia cố bờ và nâng cấp các tuyến đê biển trọng yếu đồng thời tiến hành trồng mới rừng phòng hộ, đến năm 2016 tỉnh Sóc Trăng đã bố trí vốn được 60 tỉ đồng để triển khai gia cố bờ và nâng cấp các tuyến đê biển trọng yếu đồng thời tiến hành trồng mới 1668.9 ha rừng phòng hộ. Tuy nhiên, các biện pháp gia cố bờ như sử dụng hàng rào chữ bằng tre, chống xói lỡ bằng rọ đá, dời đê đều không phát huy được hiệu quả và giải quyết được tình trạng sạt lở do tính chất phức tạp về tự nhiên cùng tác động của tình trạng biến đổi khí hậu, điều này đòi hỏi trong thời gian tới phải có các giải pháp phù hợp hơn để giải quyết tình trạng sạt lở.
47
.
CHƯƠNG 3: CHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU