Phân vùng sinh thái nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng năm 2017

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Kỹ thuật: Phân vùng sinh thái nông nghiệp dựa trên động thái tài nguyên nước ở vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long (Trang 134 - 139)

4.5 Công tác quản lý nguồn tài nguyên nước mặt đối với xâm nhập mặn

4.6.4 Phân vùng sinh thái nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng năm 2017

Từ kết quả thay đổi về động thái nguồn tài nguyên nước mặt cùng với sự ít biến động về sử dụng đất đai và đặc tính thổ nhưỡng trong giai đoạn 2013 - 2017, sự xâm nhập mặn dẫn đến các thay đổi về động thái đặc tính nguồn nước mặt dẫn đến sự thay đổi tại một số phân vùng sinh thái nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

Các kết quả nghiên cứu trước đây của các tác giả như Fischer et al., (2002), Suriadikusumah và Herdiansyah (2014), Sebastian (2010), Lê Tấn Lợi và Nguyễn Hữu Kiệt (2012), Lê Văn Khoa et al. (2013), Nguyễn Hiếu Trung et al., (2012) và Phạm Thanh Vũ et al. (2014), việc phân vùng sinh thái nông nghiệp được thực hiện chủ yếu dựa trên cơ sở về yếu tố môi trường đất, và các nhà nghiên cứu thường ít xem xét đến yếu tố tài nguyên nước mặt. Kết quả phân vùng sinh thái nông nghiệp ở tỉnh Sóc Trăng đã bổ sung phân tích được những thay đổi về động thái tài nguyên nước, điều này góp phần vào công tác phát triển kinh tế - xã hội – môi trường theo hướng bền vững.

Nhìn chung, các phân vùng chịu sự thay đổi về đặc tính nguồn tài nguyên nước mặt, nhất là về thời gian bị tác động bởi xâm nhập mặn dẫn đến kết quả là loại hình sử dụng đất canh tác chuyển đổi từ chuyên lúa sang trồng lúa và rau màu. Các phân vùng sinh thái được ghi nhận hình thành mới thuộc các vùng thủy lợi Long Phú Tiếp Nhật, Thạnh Mỹ và Quản Lộ Phụng Hiệp. Như đã phân tích tại phần động thái xâm nhập mặn, đây là các vùng nguồn nước mặt bị tác động mặn định kỳ, nhất là vào các tháng mùa khô. Sự chuyển dịch từ các phân vùng sinh thái nông nghiệp từ trồng chuyên lúa sang lúa màu kết hợp làm giảm áp lực về nguồn nước ngọt cho các khu vực chịu ảnh hưởng mặn khi nguồn nước dưới đất có thể được khai thác bổ sung để tưới tiêu các khu vực canh tác. Vụ canh tác màu được áp dụng thay thế cho canh tác lúa vụ 3 (Đông Xuân hoặc Xuân Hè) thường thuộc các tháng mùa khô (từ tháng 1 đến tháng 4) nhằm hạn chế tác động từ xâm nhập mặn hằng năm. Bên cạnh đó, việc canh tác màu kết hợp sẽ làm giảm sự chuyên canh loại cây trồng, đa dạng hoá các nông phẩm và nguồn lợi một cách uyển chuyển hơn cho người dân. Từ đó, khía cạnh kinh tế của nông hộ cũng sẽ được cải thiện do hạn chế sự bị động và phụ thuộc vào đặc thù cây lúa. Tuy nhiên, yếu tố thị trường cần được cân nhắc đối với việc áp dụng đề xuất này, việc kết nối và thoả thuận giữa doanh nghiệp và người dân cần được thực hiện. Ngoài ra, các khảo sát nhu cầu thị trường và đa dạng hoá các loại hình nông sản cũng cần được áp dụng để tránh tình trạng ùn ứ và không có đầu ra cho nông sản.

118

Đối với vùng thủy lợi Long Phú Tiếp Nhật và Thạnh Mỹ, nguồn nước mặt trong hệ thống sông rạch bị mặn xâm nhập gia tăng từ tháng 1 đến tháng 6 hằng năm, đỉnh mặn thường vào tháng 2 đến tháng 4, đây là thời điểm tương đồng với vụ lúa Đông Xuân nên rủi ro do mặn và hạn dẫn đến thiếu nước ngọt canh tác là rất cao. Đối với vùng thuỷ lợi Quản Lộ Phụng Hiệp, các diện tích canh tác chủ yếu tập trung tại Thị xã Ngã Năm chịu tác động bị động của mặn từ Bạc Liêu nên các phương án phòng tránh mặn khó được xây dựng. Đồng thời, đây là khu vực với điều kiện tự nhiên của cao trình đất tương đối thấp nên các hệ quả của mặn xâm nhập cần nhiều thời gian để phục hồi. Vì vậy, đây là những phân vùng sinh thái được ghi nhận có sự thay đổi.

Sự chuyển dịch phân vùng sinh thái do sự gia tăng thời gian và nồng độ mặn trong các tháng mùa khô, các phân vùng có sự thay đổi so với năm 2013 bao gồm: 2b, 2c, 2d, 3c, 3d, 3e, 3g, 3h và 3i (Hình 4.47 và 4.48). Các nhóm màu xanh lá thể hiện các vùng có sự khác biệt và những vùng màu trắng được ghi nhận không có sự khác biệt so với phân vùng sinh thái nông nghiệp 2013. Các phân vùng này với đặc điểm chung về động thái nguồn nước chịu tác động của mặn xâm nhập theo mùa hằng năm và làm gián đoạn nguồn nước ngọt cho canh tác. Theo phân vùng sinh thái 2013, những vùng này sẽ là những vùng canh tác chuyên lúa, với sự can thiệp của con người thông qua việc vận hành thuỷ lợi để điều tiết nguồn nước ngọt cho tưới tiêu. Tuy nhiên, sự biến động mặn qua các năm đã được ghi nhận có sự gia tăng nên việc vận hành thuỷ lợi trở nên khó khăn do nguồn nước ngọt duy trì không đủ cho canh tác trong các thời điểm mặn xâm nhập, vì vậy mà các vụ canh tác lúa như Đông Xuân ở

vùng thuỷ lợi Quản Lộ Phụng Hiệp hay Xuân Hè ở các vùng Thạnh Mỹ và Long Phú Tiếp Nhật thường xuyên đối mặt với vấn đề khô hạn và thiếu nước tưới cho cây lúa.

119

Hình 4.47: Phân vùng sinh thái nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng 2017

Sự chuyển dịch từ các phân vùng sinh thái nông nghiệp từ trồng chuyên lúa sang lúa màu kết hợp làm giảm áp lực về nguồn nước ngọt cho các khu vực chịu ảnh hưởng mặn khi nguồn nước dưới đất có thể được khai thác bổ sung để tưới tiêu các khu vực canh tác. Vụ canh tác màu được áp dụng thay thế cho canh tác lúa vụ 3 (Đông Xuân hoặc Xuân Hè) thường thuộc các tháng mùa khô (từ tháng 1 đến tháng 4) nhằm hạn chế tác động từ xâm nhập mặn hằng năm. Bên cạnh đó, việc canh tác màu kết hợp sẽ làm giảm sự chuyên canh loại cây trồng, đa dạng hoá các nông phẩm và nguồn lợi một cách uyển chuyển hơn cho người dân. Từ đó, khía cạnh kinh tế của nông hộ cũng sẽ được cải thiện do hạn chế sự bị động và phụ thuộc vào đặc thù cây lúa. Tuy nhiên, yếu tố thị trường cần được cân nhắc đối với việc áp dụng đề xuất này, việc kết nối và thoả thuận giữa doanh nghiệp và người dân cần được thực hiện. Ngoài ra, các khảo sát nhu cầu thị trường và đa dạng hoá các loại hình nông sản cũng cần được áp dụng để tránh tình trạng ùn ứ và không có đầu ra cho nông sản.

120

Hình 4.48: Sự thay đổi các phân vùng sinh thái nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng năm 2017 so với năm 2013

Các phân vùng có sự thay đổi về sinh thái nông nghiệp gắn với các loại hình sử dụng đất đai mới so với phân vùng sinh thái đã được xây dựng vào 2013 kéo theo một số tác động / yêu cầu về canh tác cho người dân. Cụ thể, việc chuyển từ canh tác lúa chuyên canh (2 hoặc 3 vụ/năm) sang canh tác 2 lúa và 1 loại hình khác (ví dụ như rau màu) yêu cầu các kỹ thuật và điều kiện canh tác mới. Bên cạnh đó, theo các cán bộ quản lý của Chi cục Thuỷ lợi Sóc Trăng, hệ thống hạ tầng thuỷ lợi đã được xây dựng cũng sẽ chịu nhiều tác động để đáp ứng cho việc điều tiết nguồn nước tưới cho loại hình canh tác mới. Từ vấn đề này, các cơ chế quản lý nguồn nước và vận hành cũng sẽ có nhiều sự thay đổi để đáp ứng được các yêu cầu từ sự chuyển dịch này.

121

Sự thay đổi các phân vùng sinh thái được ghi nhận có sự tương đồng với định hướng của người dân địa phương trong quyết định canh tác. Các khu vực trồng lúa chuyên canh với hiệu quả về kinh tế (năng suất) được ghi nhận đã suy giảm theo thời gian đi kèm với sự suy giảm về các điều kiện của khí hậu và môi trường đã được trình bày ở trên. Vì vậy, sự thay đổi / tái phân vùng sinh thái nông nghiệp là một yếu tố tất yếu. Phân vùng sinh thái nông nghiệp 2017 đã cập nhật được các thay đổi của nguồn nước mặt trong giai đoạn từ 2013 – 2017 và xác định được các khu vực đối mặt với nguy cơ tác động và thay đổi lớn do sự thay đổi điều kiện nguồn nước mặt (Hình 4.49).

Hình 4.49: Động thái nguồn tài nguyên nước mặt tại các vùng sinh thái nông nghiệp có sự thay đổi

122

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Kỹ thuật: Phân vùng sinh thái nông nghiệp dựa trên động thái tài nguyên nước ở vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long (Trang 134 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)