Hệ thống thuỷ lợi tỉnh Sóc Trăng được phân chia thuộc 7 vùng dự án: vùng dự án Kế Sách, vùng dự án Quản Lộ Phụng Hiệp, vùng dự án Ba Rinh – Tà Liêm, vùng dự án Long Phú – Tiếp Nhật, vùng dự án Cù Lao Sông Hậu, vùng dự án Thạnh Mỹ, vùng dự án Ven Biển Đông (Bảng 4.1). Các dự án với các nhóm công trình bao gồm: cống, kênh cấp 1, kênh cấp 2, hệ thống đê sông và đê biển (Hình 4.6).
Bảng 4.1: Diện tích các vùng dự án thuỷ lợi STT Tên vùng Dự án Diện tích tự
nhiên (ha)
Diện tích nông nghiệp (ha)
Diện tích lúa (ha)
1 Kế Sách 57.113 47.223 29.404
2 Quản Lộ Phụng Hiệp 78.631 69.224 49.986
3 Ba Rinh – Tà Liêm 42.171 37.639 27.539
4 Long Phú - Tiếp Nhật 53.057 45.659 30.286
5 Cù Lao Sông Hậu 30.343 15.835 0
6 Thạnh Mỹ 21.976 19.233 4.313
7 Ven Biển Đông 47.339 39.864 2.628
Tổng cộng 331.176 274.678 144.156
Trong đó, các vùng dự án bị tác động bởi mặn hàng năm bao gồm: hệ thống thuỷ lợi vùng dự án Long Phú – Tiếp Nhật, vùng dự án Ven Biển Đông, vùng dự án Quản Lộ Phụng Hiệp và vùng dự án Thạnh Mỹ. Riêng đối với vùng dự án Thạnh Mỹ bị tác động mặn chủ yếu từ hoạt động canh tác thuỷ sản của các hệ thống canh tác vùng lân cận.
68
Hình 4.6: Các vùng dự án thuỷ lợi tỉnh Sóc Trăng 4.3.1 Vùng dự án Kế Sách
Nhìn chung dự án Kế Sách có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi về nguồn nước với hệ thống kênh tạo nguồn lớn, khá nhiều, nguồn nước được cung cấp dồi dào từ sông Hậu qua các trục kênh chính như: kênh Cái Côn, kênh Rạch Vọp, kênh Số 1, kênh 30/4, đảm bảo tưới tiêu cho tiểu vùng dự án. Tuy nhiên vùng cao ven Sông Hậu có khó khăn về nguồn nước khoảng 1.000 ha diện tích nông nghiệp ở các xã An Lạc Tây, An Lạc Thôn, An Mỹ, Phú Tân, Phú Tâm vào mùa khô và vùng thấp vẫn còn xảy ra tình trạng ngập úng, diện tích ảnh hưởng khoảng 7.195 ha đất nông nghiệp thuộc các xã: Ba Trinh, Xuân Hòa, Trinh Phú, Kế An, Kế Thành tiêu thoát chậm trong mùa mưa và một phần phía Tây dự án thuộc xã Hồ Đắc Kiện huyện Châu Thành do các cống qua Quốc Lộ 1A có khẩu độ nhỏ, cao trình đáy cống khá cao, hạn chế khả năng tiêu nước về phía kênh Phụng Hiệp – Sóc Trăng.
4.3.2 Vùng dự án Ba Rinh – Tà Liêm
Hiện tại vùng dự án Ba Rinh – Tà Liêm là dự án khép kín đảm bảo có các công trình đảm bảo ngăn mặn cho 2 vụ sản xuất chính là Hè Thu và Đông Xuân. Phần lớn diện tích đất nông nghiệp trong vùng dự án có cao trình trung bình, thấp (cao trình bình quân + 0.4 m), do đó với khối lượng công trình của dự án tương đối đảm bảo tưới phục vụ cho 2 vụ lúa hoặc 2 vụ lúa 1 vụ màu trong năm. Trong vùng dự án có khoảng 7.912/37.639 ha diện tích nông nghiệp thường xuyên bị khô hạn do có cao trình cao
69
hoặc thiếu nước ngọt do ở cuối nguồn, thuộc các xã: Phú Mỹ, Đại Tâm, Tham Đôn, Thuận Hưng, Mỹ Thuận, Thạnh Phú. Trong khi đó các công trình nội đồng bị xuống cấp chưa nạo vét kịp thời, việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất như: nuôi thủy sản nước ngọt, tăng vụ trong sản xuất, trồng lúa kết hợp nuôi cá, tôm càng xanh đòi hỏi nhu cầu dùng nước ngày càng cao, nên hệ thống công trình thủy lợi không đảm bảo tưới trong những năm thời tiết không thuận lợi.
4.3.3 Vùng dự án Long Phú – Tiếp Nhật
Dự án đã được hình thành trước năm 1992. Trước đây dự án được quy hoạch theo hướng kiểm soát mặn, dẫn ngọt tạo nguồn tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp là chính. Hiện tại dự án đã được đầu tư khép kín và có sự điều chỉnh bổ sung quy hoạch phần diện tích khoảng 5.000 ha đất sản xuất phía nam dự án chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang nuôi trồng Thủy sản nước mặn (khu vực Nam Chánh, cánh Đồng Năng).
4.3.4 Vùng dự án Thạnh Mỹ
Dự án được quy hoạch vào năm 1993. Mục đích đã được quy hoạch trước đây là ngọt hoá, phục vụ sản xuất nông nghiệp và kết hợp nuôi trồng thủy sản. Từ năm 1993 đến nay đã được đầu tư khá nhiều chủ yếu là phần đê, kênh tạo nguồn và nội đồng là chính. Đến năm 2000, trong vùng dự án đã có sự chuyển đổi sản xuất lớn, từ trồng lúa sang thủy sản nước mặn, đến nay là trở thành vùng chuyên canh nuôi thủy sản bằng các hình thức: nuôi công nghiệp, bán công nghiệp, quản canh, tôm - lúa kết hợp. Do đó về quy hoạch đã thay đổi cơ bản về mục tiêu quy hoạch trước đây, nhưng những công trình thủy lợi đã đầu tư, vẫn phát huy được hiệu quả trong cung cấp nước cho nuôi trồng thủy sản.
4.3.5 Vùng dự án Quản Lộ Phụng Hiệp
Dự án được hình thành chung với quy hoạch ngọt hoá vùng bán đảo Cà Mau của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Mục tiêu quy hoạch là ngọt hoá toàn vùng tạo môi trường sinh thái ngọt phục vụ sản xuất. Đến nay đã đầu tư xong các công trình ngăn mặn phần địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Sau khoảng 15 năm đầu tư, dự án đã có sự thay đổi rõ nét về sản xuất và được đánh giá là một trong những dự án thủy lợi đem lại hiệu quả rất lớn về sản xuất Nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Dự án nằm trong liên Vùng ngọt hóa bán đảo Cà Mau, các công trình nằm trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã được khép kín, đảm bảo ngăn mặn an toàn cho 2 vụ sản xuất chính là Hè Thu và Đông Xuân. Do vùng Dự án có cao trình thấp và trung bình khoảng (0.3 - 0.5 m), nên với hệ thống công trình hiện có đảm bảo tưới cho 2 vụ lúa, hoặc 2 vụ lúa 1 vụ màu. Tuy nhiên ở một số vùng trong dự án có khoảng 3.068/69.224 ha diện tích nông nghiệp, cao trình khá cao từ (0.6 - 0.9 m) nên việc tưới gặp khó khăn điển hình là một số vùng thuộc các xã: Lâm Kiết, Lâm Tân, Thạnh Phú, Thạnh Qưới, Châu Hưng, Thị
70
trấn Phú Lộc ...Với hệ thống công trình hiện có đảm bảo tiêu an toàn cho vụ hè thu.
Trong thời điểm từ tháng 9 -11 thường xuyên bị ảnh hưởng bởi mưa, lũ thượng nguồn, chế độ bán nhật triều nên tiêu thoát khó khăn, có thể xảy ra ngập úng trên diện rộng khoảng trên 11.640/69.224 ha diện tích nông nghiệp, ảnh hưởng đến xuống giống vụ Đông xuân, nhất là các vùng thấp và nhiễm phèn năng trong dự án như ở các xã:
Phường 3, Vĩnh Qưới, Mỹ Qưới, Long Tân, Phường 2, Thạnh Tân, Phường 1, Long Hưng, Hưng Phú. Do đó để đảm bảo sản xuất an toàn cho vụ Đông xuân cần phải kết hợp giữa biện pháp về thủy lợi với bố trí lịch thời vụ cho phù hợp hàng năm.
4.3.6 Vùng dự án Ven Biển Đông
Dự án gồm toàn bộ địa bàn thị xã Vĩnh châu. Được quy hoạch vào năm 1993.
Mục tiêu qui hoạch trước đây là hình thành hệ thống công trình ngăn mặn, giữ ngọt ổn định sản xuất 1 vụ lúa, trồng màu và nuôi trồng Thủy hải sản nước mặn. Từ 1993 đến nay đã đầu tư được hệ thống đê biển Vĩnh Châu, đê sông Mỹ Thanh và một số công trình khác. Vùng dự án có 3 nguồn nước chính: sông Mỹ Thanh, kênh Trà Niên và cặp biển Đông. Do vẫn còn thiếu nhiều kênh cấp 2 và nội đồng nên trong vùng dự án còn khoảng trên 2.800 ha diện tích nuôi thủy sản khó khăn về nguồn nước. Tuyến đê sông Mỹ Thanh, đê biền xuống cấp khá nhiều, một số đoạn bị sạt lở do sóng, triều cường;
một số công trình cống dưới đê có quy mô nhỏ, không đáp ứng đủ cho nhu cầu nuôi trồng thủy sản, thiết bị vận hành cống dưới đê biển bị hư hỏng khá nhiều: cửa cống, cầu thang bị sét rỉ do nước mặn ăn mòn, phần gia cố mang cống, mái đan hạ lưu cống, hố xói bị sạt lở nhiều do sóng biển, kênh thượng hạ lưu bị bồi lắng khá trầm trọng, ảnh hưởng năng lực vận hành của hệ thống. Hầu hết, các cửa van cống được thiết kế là cửa tự động, không phù hợp với vùng có biên độ triều cao, cụ thể như: không thể mở cửa cống tiêu nước phía đồng trong thời gian triều kém (chênh lênh mực nước thượng hạ
lưu vượt cho phép). Tùy theo mùa, hiện tượng rác biển (sạp), phù sa bồi lắp hạ lưu cống rất nhanh ảnh hưởng đến lưu lượng dòng chảy, thậm chí làm bồi lắp vào trong thân cống, không thể vận hành cửa cống (cống số 10 đê biển Vĩnh Châu).
4.3.7 Vùng dự án Cù Lao Sông Hậu
Dự án được hình thành năm 1998, mục tiêu dự án là ngăn mặn dẫn ngọt, tạo nguồn tưới tiêu, ngăn lũ- triều cường, phòng chống thiên tai, bảo vệ sản xuất cho vùng cù lao. Dự án đã được đầu tư các tuyến đê chính như: Hoàn thành đê các Cù lao Huyện Kế Sách, đê biển Cù Lao Dung, các tuyến đê cửa sông và đê bao các cồn thuộc huyện Cù Lao Dung. Do đặc thù vùng dự án nằm giữa Sông Hậu nên tiêu thoát khá thuận lợi, ít bị úng, chỉ bị ngập khi vỡ bờ bao nhưng tiêu thoát khá nhanh cho toàn vùng dự án.
Do các công trình đầu tư chưa đồng bộ, nền đất yếu, nguồn đất khô, đảm bảo chất lượng dùng để đắp hạn chế, nên khi bờ bao bị vỡ, gặp khó khăn trong biện pháp xử lý,
71
khắc phục sự cố, đến ngập úng kéo dài trong thời gian từ 5 – 7 ngày, ảnh hưởng sản xuất trong vùng dự án.