4.5 Công tác quản lý nguồn tài nguyên nước mặt đối với xâm nhập mặn
4.6.2 Tác động của sự động thái xâm nhập mặn đến các khía cạnh của hệ thống canh tác
4.6.2.1 Tác động của xâm nhập mặn đến khía cạnh kinh tế của hệ thống canh tác lúa
4.7.2.1.1. Năng suất
Năng suất ở các vụ thông thường được thể hiện ở Hình 4.39. Vụ Đông Xuân là vụ năng suất thường đạt cao nhất trong các vụ canh tác. Năng suất của vụ Hè Thu thường thấp hơn các vụ còn lại do gặp nhiều rủi ro về thời tiết. Một số khu vực canh tác lúa vụ 3 lại gặp rủi ro từ mặn, hạn và cần nguồn nước mặt lớn. Nhìn chung, năng suất trong các vụ thông thường đạt ở mức trung bình từ 700 đến 800 kg/công. Các vùng canh tác thuận lợi năng suất có thể đạt hơn 1 tấn/công.
107
Hình 4.39: Năng suất thông thường trong các vụ lúa không bị tác động từ bên ngoài
Các đợt xâm nhập mặn đã ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa, và gây ra sự biến động về năng suất. Nhìn chung, năng suất lúa được ghi nhận bị suy giảm và mức độ suy giảm phụ thuộc vào các yếu tố của đợt xâm nhập mặn như: thời gian kéo dài liên tục của đợt xâm nhập mặn, giai đoạn cây lúa đang sinh trưởng, nguồn nước ngọt duy trì trong hệ thống kênh nội đồng và các giải pháp canh tác của nông dân trong thời điểm xâm nhập mặn. Hình 4.40 thể hiện sự biến động về năng suất trong thời gian xâm nhập mặn so với các vụ canh tác bình thường (những năm không gặp các tác động hay thay đổi bất lợi từ tự nhiên). Năng suất lúa bị ảnh hưởng do xâm nhập mặn thường xảy ra trong vụ Đông Xuân (vùng lúa 2 vụ) hoặc Đông Xuân, Xuân Hè (vùng lúa 3 vụ). Riêng đối với vụ Hè Thu, năng suất vẫn có sự biến động nhưng nguyên nhân chủ yếu là do các yếu tố thời tiết và khí tượng. Năng suất bị suy giảm trung bình từ 1000 – 2000 kg lúa/ha trong những năm bị tác động của mặn. Thời điểm mặn xuất hiện gây ra tác động lớn nhất đối với năng xuất lúa được ghi nhận trong giai đoạn cây lúa trổ hoa và tạo hạt, tương ứng từ 45 – 70 ngày tuổi. Trong giai đoạn này, nguồn nước ngọt ổn định là yêu cầu quan trọng nhất để lúa trổ hoa và tạo hạt. Trong điều kiện nguồn nước ngọt không đầy đủ sẽ làm giảm khả năng trổ hoa và tạo hạt của cây lúa, dẫn đến các hệ quả như lúa bị lép hạt hoặc không trổ hoa. Theo đó, các đợt xâm nhập mặn qua các năm đã làm mất tính ổn định của lượng nước ngọt cung cấp cho canh tác, gây ra vấn đề thiếu nước ngọt cho canh tác và sự suy giảm về năng suất. Hơn nữa, do tập quán canh tác lúa phải đi kèm với nước của nông dân tại vùng nghiên cứu, trong những thời điểm xâm nhập mặn kéo dài, người dân vẫn bơm nước mặn vào khu vực canh tác để cứu lúa và đây cũng là nguyên nhân chính làm các tác động của xâm nhập mặn tiếp tục kéo dài trong những năm tiếp theo.
350 308 500
1,050
1,500
1,000
708 778 762
0 200 400 600 800 1,000 1,200 1,400 1,600
Hè Thu Đông Xuân Xuân Hè
Kg
Vụ
Năng suất thấp nhất Năng suất cao nhất Năng suất bình quân
108
Hình 4.40: Năng suất các vụ lúa bị tác động trong các thời điểm bị tác động bởi xâm nhập mặn
Năng suất lúa trong các năm tiếp theo kể từ năm xâm nhập mặn được ghi nhận tiếp tục suy giảm nhưng với mức độ thấp hơn, trung bình từ 500 – 1000 kg lúa/ha trong cả vụ Hè Thu và Đông Xuân. Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm năng suất ở các năm sau chủ yếu là do: sự tích tụ mặn trong đất, thay đổi lịch thời vụ và hạ tầng thuỷ lợi bị xuống cấp sau vụ bị xâm nhập mặn. Mặn có nguồn gốc từ nguồn nước mà nông dân bơm vào đồng ruộng để duy trì mực nước và tránh khô hạn trong thời gian xâm nhập mặn tích tụ và duy trì trong lớp đất canh tác (Hình 4.41).
Ở các vụ tiếp theo, nguồn nước được bơm rửa đầu vụ không có sự thay đổi so với các vụ canh tác thông thường đã tạo điều kiện cho mặn tồn đọng và gây ra các vấn đề bất lợi như làm hư hại cây lúa được xuống giống. Thêm vào đó, do thời gian xâm nhâp mặn kéo dài và làm gián đoạn thời gian canh tác và kéo dài thời gian canh tác của cả vụ. Theo đó, thời gian bắt đầu vụ mùa mới được ghi nhận là sẽ trễ hơn. Đồng thời, do hệ thống canh tác đã xuống cấp nên sau khi trải qua thời gian xâm nhập mặn, các công trình cần phải nâng cấp hoặc sẽ gặp khó khăn trong vận hành và điều tiết nguồn nước cho vụ canh tác.
346
700 600 731
613 662
0 100 200 300 400 500 600 700 800
Đông Xuân Xuân Hè
Kg
Vụ
Năng suất thấp nhất Năng suất cao nhất Năng suất bình quân
109
Hình 4.41: Năng suất các vụ lúa bị tác động trong các năm 2016, 2017 sau xâm nhập mặn
i. Đầu tư
Chi phí đầu tư là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong các mô hình canh tác.
Đối với các đối tượng canh tác nông nghiệp, chi phí đầu tư thường đạt trạng thái ổn định qua các năm. Chi phí đầu tư có thể phân chia thành các nhóm chính: phân bón và các loại thuốc, giống, chi phí cải tạo đất và thiết bị canh tác, chi phí thuỷ lợi và chi phí thuê mướn công lao động. Theo đánh giá của người dân canh tác, chi phí đầu tư cho vụ Đông Xuân, Xuân Hè (hoặc Thu Đông) thường sẽ cao hơn so với vụ Hè Thu do sự chênh lệch của chi phí thuỷ lợi. Cụ thể, vụ Hè Thu được canh tác trong các tháng mùa mưa (Tháng 5 – Tháng 9) nên tận dụng được lượng nước trời. Ngược lại, các vụ khác tập trung vào các tháng mùa khô nên việc bơm nước thường xuyên là vấn đề rất quan trọng để duy trì hiệu quả canh tác (Bảng 4.4).
Các khía cạnh về chi phí – lợi ích của việc canh tác lúa cũng đối mặt với nhiều vấn đề do xâm nhập mặn. Kết quả phỏng vấn người dân canh tác cho thấy chi phí đầu tư tăng trong và sau những năm bị xâm nhập mặn tác động. Nguyên nhân tăng chi phí
đầu tư trong thời gian xâm nhập mặn là do phải chi trả cho các vật tư nông nghiệp như phân bón, thuốc hoá học, thiết bị dẫn nước, v.v. Đồng thời, do trong thời gian canh tác chịu tác động bởi xâm nhập mặn, thị trường của các sản phẩm liên quan đến canh tác lúa có sự biến động lớn theo chiều hướng gia tăng chi phí cho nông dân.
Đối với các mùa vụ tiếp theo, do vừa trải qua tác động của mặn và các hệ quả của mùa vụ canh tác không thành công trước đó, yêu cầu cải tạo đất, nước và các hạ tầng nông nghiệp của nông hộ cũng như các chi phí vật tư nông nghiệp đều gia tăng để duy trì hoặc phục hồi đặc điểm phù hợp của đồng ruộng cho việc canh tác vụ mùa mới.
Bên cạnh đó, một số khu vực do cải tạo đầu mùa vụ (rửa mặn, rửa phèn, cày xới, …)
0 0
730
1,000
368 396
0.0 200.0 400.0 600.0 800.0 1000.0 1200.0
Đông Xuân Xuân Hè
Kg
Vụ
Năng suất thấp nhất Năng suất cao nhất Năng suất bình quân
110
không đầy đủ hoặc thích hợp đã làm các tồn động của mặn trong mùa vụ trước duy trì và làm thiệt hại một phần hoặc hoàn toàn phần lúa được xuống giống dẫn đến việc phải xuống giống hoặc cấy giống lặp lại và tăng chi phí đầu tư cho giống.
Bảng 4.4: Chi phí đầu tư trong những vụ bị tác động
Đơn vị: VND Chi phí
Vụ Phân thuốc Giống Làm đất Thuỷ lợi Tổng
Đông Xuân
2015 – 2016
Thấp nhất 700.000 200.000 150.000 100.000 1.000.000 Cao nhất 1.839.000 1.000.000 500.000 1.000.000 3.900.000 Bình quân 1.356.500 410.333 243.333 430.000 2.483.588
2016 – 2017
Thấp nhất 700.000 150.000 100.000 50.000 1.000.000 Cao nhất 1.900.000 300.000 500.000 500.000 3.800.000 Bình quân 1.310.142 230.000 205.000 213.333 2.192.412
Xuân Hè
2016
Thấp nhất 1.000.000 150.000 150.000 200.000 1.300.000 Cao nhất 1.430.000 200.000 170.000 300.000 2.300.000 Bình quân 1.232.500 180.000 155.000 250.000 1.821.429
2017
Thấp nhất 1.000.000 150.000 150.000 200.000 1.300.000 Cao nhất 1.300.000 200.000 150.000 300.000 2.300.000 Bình quân 1.166.667 173.333 150.000 250.000 1.803.333
Nguồn: Nguyễn Thị Mỹ Linh, 2017
ii. Lợi nhuận
Lợi nhuận trong các vụ canh tác thông thường được ghi nhận dao động trong khoảng từ 1,5 đến 4 triệu đồng. Lợi nhuận trong vụ Hè Thu thường rơi vào khoảng từ 1,2 đến 2 triệu đồng nhưng phụ thuộc lớn vào điều kiện thời tiết như lượng mưa và nhiệt độ. Giá lúa trong vụ Hè Thu thường thấp hơn so với các vụ khác do năng suất lúa như đã phân tích ở trên, khoảng từ 4.500 đến 5.000/kg. Đối với vụ Đông Xuân, lợi nhuận thường rơi vào mức từ 3 đến 4 triệu đồng do năng suất đạt được thường nằm ở
mức cao và các yếu tố thời tiết, giao thông, tiêu thụ đều thuận lợi cho người canh tác (Hình 4.42).
111
Hình 4.42: Lợi nhuận bình quân trong các vụ lúa không bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài
Do sự tăng lên về chi phí đầu tư và suy giảm về năng suất nên nhìn chung thu nhập và lợi nhuận từ canh tác lúa đối với nông hộ bị tác động bởi xâm nhập mặn bị giảm đáng kể. Lợi nhuận trong các thời điểm bị tác động bởi xâm nhập mặn suy giảm từ 30 – 100% tuỳ theo khu vực và mức độ xâm nhập mặn. Do năng suất suy giảm nên nguồn lúa sau khi được thu hoạch không đạt được chất lượng mà nhà thu mua yêu cầu nên người canh tác rất khó khăn trong việc tiêu thụ lúa. Thậm chí ở một số khu vực chịu ảnh hưởng mạnh của dòng mặn như Trần Đề, Mỹ Xuyên, nguồn lúa thu hoạch được hầu như chỉ có thể sử dụng để sản xuất các sản phẩm để chăn nuôi gia súc, gia cầm do hạt lúa quá kém chất lượng (Hình 4.43).
112
Hình 4.43: Lợi nhuận của các vụ lúa trong thời gian bị tác động bởi xâm nhập mặn Kết quả ở Hình 4.43 cho thấy lợi nhuận của lúa bị âm, tức là người canh tác chịu lỗ. Theo kết quả phỏng vấn, định hướng của người dân trong tương lai vẫn là duy trì canh tác lúa, do họ đã quen với phương thức canh tác và điều kiện đất đai phù hợp với loại hình canh tác này. Chỉ là trong những vụ lúa có rủi ro với mặn sẽ cân nhắc về quyết định canh tác.
Lợi nhuận ở các vụ tiếp theo (từ 1 – 2 năm) sau tác động của mặn tiếp tục suy giảm hoặc chưa phục hồi lại theo lợi nhuận thông thường do năng suất chưa được phục hồi và các khoảng chi phí đầu tư gia tang. Đồng thời, giá lúa có nhiều biến động cũng là yếu tố tác động lớn đến thu nhập và lợi nhuận của nông hộ (Hình 4.44).
113