3.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.3.2 Đánh giá nền tảng, cơ chế và hiệu quả vận hành hệ thống hạ tầng thuỷ lợi
3.3.2.1 Thu thập dữ liệu thứ cấp
Các số liệu thứ cấp bao gồm các bài báo cáo tổng kết về sản xuất nông nghiệp, đánh giá hiện trạng nguồn tài nguyên nước mặt, báo cáo tình hình thực thi quản lý nhà nước về tài nguyên nước mặt; quy hoạch dài hạn về tài nguyên nước và các dữ liệu bản đồ hệ thống công trình thủy lợi được thu thập từ các cơ quan quản lý nhà nước tại tỉnh Sóc Trăng: UBND tỉnh Sóc Trăng, sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sở
Tài nguyên và Môi trường và phòng Kinh tế/Nông nghiệp các địa phương (Bảng 3.4).
52
Bảng 3.4: Dữ liệu thứ cấp cần thu thập
STT Số liệu thu thập Năm Nguồn cấp
1
Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Sóc Trăng
2016 UBND tỉnh Sóc Trăng
2
Số liệu quan trắc mặn theo ngày tại các trạm quan trắc trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
2000 – 2016
Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Thủy lợi tỉnh Sóc Trăng và Công ty Thủy lợi Sóc Trăng 3 Bản đồ sử dụng đất tỉnh
Sóc Trăng
2000, 2005, 2010, 2015
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng
4 Quy hoạch sử dụng đất tỉnh
Sóc Trăng 2020 Sở Tài nguyên và Môi trường
tỉnh Sóc Trăng 5 Báo cáo kinh tế xã hội các
năm và các giai đoạn 2000 – 2015 UBND tỉnh Sóc Trăng 6 Chính sách, quy định áp
dụng quản lý nước mặt
2016 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng
7 Báo cáo năm về hiện trạng
tài nguyên nước mặt 2016 Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng
8
Báo cáo tổng kết về canh tác nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng
2016 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tỉnh Sóc Trăng
9
Thông tin và bản đồ về hệ thống công trình thủy lợi Thông tin và bản đồ hệ thống sông ngòi tự nhiên
2016 Chi cục thủy lợi Tỉnh Sóc Trăng
3.3.2.2 Thu thập dữ liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp các cán bộ quản lý, trong đó có 4 cán bộ sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng, 16 cán bộ tại phòng Nông nghiệp/Kinh tế tại 4 huyện nghiên cứu (mỗi huyện 2 cán bộ), 4 hợp tác xã vận hành thủy lợi và 120 nông hộ tại các huyện (30 hộ/huyện): Ngã Năm, Long Phú, Mỹ Xuyên và Vĩnh Châu. Số mẫu được lựa chọn để đáp ứng cho khả năng sử dụng để phân tích thống kê.
53
Hình 3.1: Vị trí của Sóc Trăng tại ĐBSCL và các vùng nghiên cứu
Các nội dung phỏng vấn nông hộ được xác định bao gồm: mô hình canh tác nông nghiệp, điều kiện mặn – ngọt và quá trình khai thác sử dụng tài nguyên nước mặt, vấn đề quản lý của địa phương và vận hành hạ tầng thuỷ lợi trong nông nghiệp. Các nội dung phỏng vấn được xây dựng trên nền tảng khoa học của Mười khối tiêu chí đánh giá quản trị nguồn tài nguyên nước (Ten-Building Block) (van Rijswick et al., 2014) tại các khối 3: sự tham gia của các bên liên quan, khối 5: trách nhiệm, quyền hạn, phương hướng, khối thứ 8: đánh giá quan trắc và kỹ thuật và khối 10: phòng tránh rủi ro và giải pháp. Trong đó tiêu chí tại khối thứ 8 và bộ tiêu chí 10 được sử dụng làm cơ sở để đánh giá quan trắc và kỹ thuật do đây là khối phù hợp và phản ánh được các khía cạnh về hệ thống công trình thủy lợi mà nghiên cứu đang hướng đến. Đồng thời, hiệu quả của hệ thống thủy lợi đạt được thông qua phân tích hiệu quả các mục tiêu kinh tế - canh tác, xã hội và môi trường với các nhóm tiêu chí thành phần đi kèm để đánh giá
các mục tiêu (Hình 3.2). Chỉ tiêu chọn vùng và số mẫu nghiên cứu được thể hiện tại Bảng 3.5. Số lượng mẫu tổng là 120 được sử dụng đáp ứng cho tất cả các tiêu chí khảo sát tại 4 huyện nghiên cứu của mục tiêu này. Số mẫu được lựa chọn để đáp ứng cho khả năng sử dụng để phân tích thống kê. Số lượng mẫu tổng là 120 được sử dụng đáp ứng cho tất cả các tiêu chí khảo sát tại 4 huyện nghiên cứu của mục tiêu này. Số lượng mẫu phỏng cho các tiêu chí đều trên 30 và số lượng tương đối bằng nhau cho các tiêu chí.
54
Hình 3.2: Các mục tiêu và tiêu chí đánh giá hệ thống thủy lợi
Bảng 3.5: Tiêu chí chọn hộ phỏng vấn để đánh giá hệ thống vận hành thủy lợi
STT Nội dung Tiêu chí chọn Số lượng
1 Vị trí hộ canh tác
Nằm ở các phân vùng sinh thái nông nghiệp khác nhau
2 120
Loại hình canh tác nông nghiệp
Chuyên lúa
Chuyên thủy sản
Xen canh (lúa – màu, lúa – tôm, …)
Trồng màu 3
Các phương pháp quản lý nước tưới
Canh tác tự túc (tự điều tiết nước)
Tổ hợp tác/Hợp tác xã nông nghiệp
4
Cán bộ quản lý nguồn nước mặt
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Sóc Trăng
Phòng kinh tế 4 huyện
UBND 4 huyện
20
3.3.2.3 Đánh giá hệ thống chính sách quản lý và cơ sở dữ liệu nguồn tài nguyên nước mặt
a. Lược khảo tài liệu và thu thập số liệu sơ cấp
Các thông tin về các loại thể chế và chính sách quản lý được thu thập và phân loại từ các cổng thông tin mở cấp trung ương (Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn) và cổng thông tin điện tử cấp tỉnh (UBND tỉnh, sở Tài Nguyên và Môi Trường, sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn) từ năm 2014 – 2017. Các báo cáo đánh giá công tác thực thi nhà nước về quản lý tài
55
nguyên nước được thu thập từ các cơ quan quản lý tại địa phương (Sở/Phòng Tài nguyên Môi trường/Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, UBND các cấp).
b. Phỏng vấn chuyên gia (Key Informant Panel - KIP)
Các khía cạnh về tính chặt chẽ, thống nhất của hệ thống chính sách quản lý tài nguyên nước mặt (1); công tác tuyên truyền, giáo dục về tài nguyên nước mặt (2);
công tác vận hành hệ thống thuỷ lợi và mạng lưới quan trắc tài nguyên nước mặt (3);
Cơ chế quản lý và chia sẻ dữ liệu nguồn nước mặt (4) được thu thập thông qua thảo luận với chuyên gia quản lý địa phương.
Các khía cạnh được đánh giá dựa trên các nguyên tắc của bộ tiêu chí “Mười khối đánh giá tài nguyên nước ” (van Rijswick et al., 2014) tại các khối 1: “Các kiến thức về hệ thống tài nguyên nước ” (áp dụng cho khía cạnh , khối 2: “Các thảo luận về giá trị, nguyên tắc và chính sách”, khối 5: “Trách nhiệm, quyền hạn và ý nghĩa”, khối 6:
“Quy định và thoả thuận” và khối 8: “Kỹ thuật và quan trắc”.
c. Phỏng vấn cấu trúc nông hộ
Phỏng vấn trực tiếp 120 nông hộ (30 hộ/huyện) ở Ngã Năm, Trần Đề, Mỹ Xuyên và Vĩnh Châu để đánh giá và phân tích hiệu quả triển khai, áp dụng các chính sách và thể chế về tài nguyên nước mặt; phân tích hiệu quả sử dụng nước áp dụng của các mô hình canh tác nông nghiệp và nhận thức của cộng đồng về tác động của việc sử dụng và khai thác nguồn nước đến sự bền vững nguồn tài nguyên này (Bảng 3.6). Việc phỏng vấn nông hộ cho mục tiêu này được thực hiện liên tục trong mục tiêu này nhưng độc lập với phần đánh giá hiệu quả vận hành của hệ thống công trình thuỷ lợi.
56
Bảng 3.6: Tiêu chí chọn hộ phỏng vấn để đánh giá công tác quản lý tài nguyên nước mặt
STT Nội dung Tiêu chí chọn Số lượng
1 Vị trí địa lý Nằm ở các phân vùng sinh thái nông nghiệp khác nhau
120
2 Nhóm ngành
nông nghiệp
Chuyên lúa
Chuyên thủy sản
Xen canh (lúa – màu, lúa – tôm, ...)
Màu 4 Hệ thống hạ
tầng thuỷ lợi
Nhiều
Tương đối
Ít
5 Cán bộ chuyên trách
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Sóc Trăng
Chi cục thuỷ lợi tỉnh Sóc Trăng
UBND 4 huyện
20
d. Phỏng vấn nhóm
Phương pháp phỏng vấn nhóm thực hiện nhằm thu thập và hiểu về hiện trạng canh tác nông nghiệp chung của cộng đồng dân cư tại khu vực phỏng vấn trước khi phỏng vấn trực tiếp nông hộ. Các nhóm được thành lập một cách ngẫu nhiên từ các cá nhân trong cộng đồng (2 ấp/xã) từ 3 – 5 thành viên và thảo luận một cách “không chính thống” về mặt địa điểm tổ chức (diễn ra tại các khu vực vườn tược, sân nhà).
Những thành viên tham gia phỏng vấn sẽ thảo luận các nhóm vấn đề cùng với phỏng vấn viên. Trong phương pháp phỏng vấn này, thông tin sẽ được ghi nhận để làm nền tảng cho việc phân tích về bối cảnh canh tác chung và những sự thay đổi về động thái nguồn tài nguyên nước một cách định tính và tương đối. Tuy nhiên, thông qua cách tiếp cận ban đầu này, nhóm nghiên cứu sẽ có cơ sở để xác định các vùng và các nhóm đối tượng chịu sự thay đổi về mặt tự nhiên và đặc tính nguồn tài nguyên nước mặt và những vùng có sự thay đổi về canh tác nông nghiệp trong những cộng đồng dân cư được nghiên cứu.
3.3.2.4 Đánh giá SWOT
Phương pháp phân tích điểm mạnh – yếu – cơ hội – thách thức (SWOT) (FME, 2013) (được áp dụng để phân tích các khía cạnh thuận lợi và khó khăn của hệ thống canh tác nông nghiệp được phân tích thông qua các đánh giá của chính người canh tác và cán bộ quản lý tại địa phương. Các đánh giá có được từ việc phỏng vấn và thảo luận trực tiếp các đối tượng, bao gồm 120 hộ dân và 20 cán bộ quản lý địa phương.
57
Đánh giá SWOT hộ dân được thực hiện bằng cách tổng hợp các thuận lợi và hạn chế trong canh tác và sử dụng nguồn nước tưới. Đối với các cán bộ quản lý, mỗi cán bộ sẽ được cung cấp một bảng đánh giá SWOT về công tác quản lý nguồn nước mặt tại địa phương. Bảng đánh giá sẽ gồm các câu hỏi về hiện trạng và động thái nguồn tài nguyên nước mặt và sự thay đổi trong hệ thống canh tác nông nghiệp tại từng khu vực nghiên cứu. Đánh giá SWOT của cán bộ quản lý sẽ được tích hợp trong phần phân tích sự thay đổi động thái tài nguyên nước và tác động đến công tác quản lý nguồn tài nguyên nước mặt cũng như đánh giá sự thay đổi phân vùng sinh thái nông nghiệp tại địa phương.
Các thuận lợi và khó khăn được sử dụng làm cơ sở cho việc đánh giá các cơ hội và thách thức đối với việc canh tác nông nghiệp, từ đó đề xuất các giải pháp vận hành hiệu quả hệ thống công trình thủy lợi. Các đánh giá này được kiểm chứng thông qua việc tham vấn 10 chuyên gia khoa học về nông nghiệp và tài nguyên nước từ Đại học Cần Thơ và 10 cán bộ quản lý nguồn nước mặt tại sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, phòng kinh tế/nông nghiệp của các huyện. Kết quả thảo luận và kiểm chứng sẽ được tổng hợp để đạt được kết quả phân tích SWOT.