Mỹ Xuyên là một huyện thuộc tỉnh Sóc Trăng với những mô hình sản xuất nông ghiệp như lúa 2 vụ, lúa cá kết hợp, luân canh lúa tôm, hoa màu phù hợp với điều kiện tự nhiên nơi đây. Tuy nhiên, hiện nay, dưới các tác động của BĐKH nên sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đã và đang chịu tác động nặng nề do sự thay đổi của điều kiện thời tiết gây ra, thiếu nước ngọt vào mùa khô và xâm nhập mặn lấn sâu vào đất liền gây thiếu hụt nguồn nước ngọt phục vụ cho sản xuất. Bên cạnh đó, nguồn nước ngọt bị nhiễm mặn từ các hộ nuôi trồng thủy sản nước lợ - mặn cũng góp phần ảnh hưởng đến năng suất của việc canh tác nông nghiệp trong vùng. Tại huyện Mỹ Xuyên, sự chuyển đổi các mô hình canh tác trong vùng quy hoạch lúa-tôm diễn ra ngày càng nhanh, mang tính tự phát không theo quy hoạch rõ ràng của địa phương đã làm nguồn nước ngọt phục vụ cho trồng lúa bị nhiễm mặn, từ đó gây ra xung đột về việc sử dụng nguồn nước giữa hộ nuôi tôm và hộ trồng lúa, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của người dân trong vùng và cả chính quyền địa phương trong công tác quản lý (Võ Văn Hà et al.,2016).
Huyện Ngã Năm (tỉnh Sóc Trăng) có ranh giới giáp với tỉnh Bạc Liêu và Hậu Giang, là vùng chuyên sản xuất lúa có chất lượng cao và đang bị ảnh hưởng bất lợi do tác động của BĐKH. Hàng năm, Huyện bị ảnh hưởng bởi nước lũ từ Hậu Giang và nước mặn từ Bạc Liêu dọc theo tuyến kênh Quản Lộ Phụng Hiệp; trong đó, nước mặn từ Bạc Liêu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp của Huyện. Theo báo cáo của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ngã Năm, tình hình xâm nhập mặn ngày càng trở nên nghiêm trọng (tăng về không gian, thời gian và nồng độ mặn) từ năm 2005 đến 2012. Ảnh hưởng của nước mặn đến hệ thống nông nghiệp của Huyện trong những năm gần đây có xu hướng gia tăng (nước mặn đến sớm hơn, nồng độ cao hơn, xâm nhập sâu hơn và kéo dài hơn). Huyện có hệ thống gồm 9 cống ngăn mặn dọc theo tuyến kênh Phụng Hiệp; tuy nhiên, hiện nay nước mặn đã xâm nhập sâu vào nội đồng và xâm nhập vào hệ thống kênh trữ nước bên trong nội đồng dẫn đến tình trạng nông dân không thể bơm nước vào ruộng. Hiện trạng nước mặn xâm nhập vào hệ thống kênh (kênh chính cũng như nội đồng) gây thiếu nước ngọt cung cấp cho cây lúa đã gây thiệt hại đáng kể cho sản xuất nông nghiệp của Huyện (Hồng Minh Hoàng et al., 2014).
Trần Đề là một huyện ven biển của tỉnh Sóc Trăng, hoaṭ đôṇg kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản (Sở Nông nghiêp ̣ và Phát triển nông thôn tı̉nh Sóc Trăng, 2009); đây là môṭ trong những vùng có hê ̣sinh thái ven biển đa dạng
42
và đang chiụ sư ̣đe doạ nghiêm troṇg bởi sư ̣ thay đổi của điều kiêṇ tư ̣ nhiên (Nguyễn Hiếu Trung và Văn Phạm Đăng Trí, 2012). Sư ̣ thay đổi về lươṇg mưa cùng với nước biển dâng đã làm xâm nhập mặn lấn sâu vào nôị đồng (Lê Quang Trı́ et al., 2008). Đăc ̣ biêṭ là giai đoaṇ mùa khô năm 2015-2016 do ảnh hưởng của hiện tươṇg El-Nino nên mùa mưa đến trễ, lượng mưa ít và kết thúc sớm; lượng nước ở thượng nguồn sông Mekong đổ về ít đã làm mặn xâm nhập sâu vào nội đồng gây thiêṭ haị đáng kể cho diêṇ tı́ch đất trồng lúa ở các xã cuối nguồn nước (xã Lịch Hội Thượng và Trung Bình) (Phòng Nông nghiêp ̣ và Phát triển nông thôn huyêṇ Trần Đề, 2016). Mặt khác, theo kết quả khảo sát, mùa mưa năm 2016 bắt đầu muộn hơn, lượng mưa ít và mùa mưa kết thúc sớm hơn năm. Như vậy, xâm nhập mặn có thể diễn ra trong thời gian dài và có khả năng tiếp tục gia tăng ở những năm tiếp theo là các yếu tố chính tác động mạnh đến nguồn nước và gia tăng áp lực đối với nguồn nước dưới đất. Trước hiện trạng trên, việc đánh giá ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến sản xuất của người dân để có đươc̣ các giải pháp ứng phó trong tương lai là rất cần thiết (Nguyễn Văn Bé et al., 2017).
Huyện Long Phú thuộc tỉnh Sóc Trăng, hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Sóc Trăng, 2009); đây là một trong những vùng đang chịu sự đe dọa nghiêm trọng bởi sự thay đổi của điều kiện tự nhiên (Nguyễn Hiếu Trung và Văn Phạm Đăng Trí, 2012).
Sự thay đổi về lượng mưa cùng với nước biển dâng đã làm xâm nhập mặn lấn sâu vào nội đồng (Lê Quang Trí et al., 2008). Đặc biệt là giai đoạn mùa khô năm 2015 - 2016 do ảnh hưởng của hiện tượng của El-Nino; mùa mưa đến trễ, lượng mưa ít và kết thúc sớm; lượng nước ở thượng nguồn đổ về ít đã làm mặn xâm nhập sâu vào nội đồng đã gây ra các khó khăn nhất định trong công tác quản lý, khai thác nguồn tài nguyên nước tại địa phương. Với hệ thống thủy lợi Long Phú - Tiếp Nhật, huyện Long Phú được chia thành hai vùng sản xuất nông nghiệp: vùng trong hệ thống quy hoạch sản xuất lúa 2 vụ và vùng ngoài hệ thống quy hoạch sản xuất lúa 3 vụ. Tuy nhiên, trong những năm qua do nguồn nước mặt khá dồi dào nên hai vùng này vẫn duy trì mô hình canh tác lúa 3 vụ bao gồm: (i) vụ Hè - Thu dao động từ tháng 5 - 8 dương lịch; (ii) vụ Đông - Xuân dao động từ tháng 9 - 12 dương lịch; và (iii) vụ Xuân - Hè từ tháng 12 - 3 dương lịch.
Trong đầu năm 2016, diện tích canh tác vụ Xuân - Hè của huyện đã giảm 6.500 ha.
Diện tích canh tác giảm là do mùa mưa năm 2015 kết thúc sớm và xâm nhập mặn diễn ra vào đầu năm 2016 nên một số nông hộ không canh tác. Tuy nhiên, diện tích canh tác vụ Xuân - Hè vẫn khá lớn (6.500 ha); chính vì thế, hơn 2/3 diện tích lúa Xuân - Hè đã bị thiệt hại trong đầu năm 2016 (Nguyễn Văn Bé et al., 2017).
Thị xã Vĩnh Châu thuộc vùng đồng bằng ven biển phía Nam của tỉnh Sóc Trăng, có tiềm năng lớn về phát triển kinh tế biển và vùng ven biển.Vĩnh Châu có chiều dài bờ biển trên 43 km là vùng biển được bồi tụ hàng năm. Vùng nghiên cứu này có cửa sông Mỹ Thanh đổ ra biển nên có lợi thế lớn đối với phát triển nuôi trồng và khai thác
43
thủy, hải sản, sản xuất muối, vận tải đường thủy, mở rộng diện tích rừng phòng hộ và phát triển du lịch sinh thái ven biển. Vĩnh Châu là vùng canh tác nông nghiệp lúa và hoa màu trong đó hành tím là cây trồng chính. Đặc tính đất ở khu vực khảo sát chủ yếu là đất cát pha thịt nhẹ nên giữ nước kém, nguồn nước chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất là nguồn nước dưới đất (Hồng Minh Hoàng et al., 2016). Thị xã Vĩnh Châu với thế mạnh nông nghiệp nên đặt ra nhu cầu sử dụng nước rất lớn. Nguồn tài nguyên nước của vùng gần đây bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố phức tạp, đặc biệt là sự xâm nhập mặn (cả đối với nguồn nước mặt và nước dưới đất), khai thác nguồn tài nguyên nước dưới đất với cường độ và tần suất lớn cũng như nước thải từ các khu dân cư, khu sản xuất tiểu thủ công nghiệp và từ các hoạt động nuôi trồng thủy sản chưa qua xử lý thích hợp (Ridolfi, 2010) đã góp phần làm suy thoái đáng kể nguồn nước sạch khan hiếm của vùng (Tran Dang An et al., 2014). Theo báo cáo quy hoạch khai thác nước dưới đất năm 2010 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng thì nguồn tài nguyên nước mặt của vùng chịu tác động mạnh mẽ của xâm nhập mặn từ biển Đông thông qua sông Mỹ Thanh, toàn bộ thị xã nằm trong vùng bị ảnh hưởng mặn 4 g/l từ 3 đến 6 tháng hàng năm, vì thế nguồn nước dưới đất trở thành nguồn nước chủ yếu được khai thác sử dụng cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của địa phương (Phan Kỳ Trung et al., 2016).
Huyện Châu Thành, trực thuộc và nằm ở phía Bắc của tỉnh Sóc Trăng Toàn huyện có địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ 70 – 200 cm. Độ dốc chính nghiêng từ Đông sang Tây, với phần lớn diện tích đất nằm ở vùng tương đối cao.
Nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp của huyện từ kênh Quản lộ Phụng Hiệp, Kênh Cầu Đen đoạn ngang qua quốc lộ 1A. Ngoài ra, khu vực xã Phú Tân nhận nguồn nước từ Đại Ngãi (kênh An Mỹ) qua kênh 20. Trước năm 2000 ở đây là vùng nước ngọt; tuy nhiên, từ năm 2000 trở đi nguồn nước ở đây bắt đầu lợ và mặn dần cho tới nay nước mặn đã xâm nhập làm ảnh hưởng đến việc canh tác của người dân. Một số địa phương mặn nhiều làm lúa chết, hoặc năng suất giảm, một vài nơi bông lúa nhỏ, lép nửa hạt. Nước trên kênh bắt đầu mặn vào tháng 1 và mặn nhất vào tháng 2, giảm dần vào tháng 3 và đến tháng 4 thì hết mặn. Trên địa bàn huyện thì hệ thống canh tác chính là lúa. Trong đó có những nơi sản xuất lúa 2 vụ, lúa 3 vụ và lúa - cá ở vùng trũng Thiện Mỹ. Những nơi sản xuất lúa 2 vụ do bị ngập không sản xuất lúa 3 vụ do đê yếu dễ bị tràn vào như Hồ Đắc Kiện. Nguồn nước cung cấp chủ yếu cho hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện là từ kênh Quản Lộ Phụng Hiệp.
Nguồn nước của huyện được điều tiết bởi cống Trà Canh nên khu vực phía trên (Hồ
Đắc Kiện, Thiện Mỹ, thị trấn Châu Thành, Phú Tâm nhận được nguồn nước ngọt quanh năm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Còn khu vực xã Phú Tân, An Hiệp, An Ninh, và Thuận Hoà có nguồn nước ngọt mặn theo mùa (khoảng từ tháng 1- tháng 4 bị mặn). Về đất thì trên địa bàn huyện tồn tại 3 loại đất chính: Đất phù sa, đất phèn, đất
44
giồng cát. Kiểu sử dụng đất chính của huyện là chuyên lúa. Bên cạnh đó, cũng có khu vực trồng màu như xã Phú Tân; kiểu canh tác lúa – cá ở xã Thiện Mỹ và đất rừng ở xã Hồ Đắc Kiện (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Châu Thành, 2014).
Mỹ Tú là một huyện thuộc tỉnh Sóc Trăng, cách thành phố Sóc Trăng 18 km về phía Tây. Huyện Mỹ Tú có địa hình dốc, cao độ tăng dần theo hướng Tây Bắc- Đông Nam và Tây Nam- Đông Bắc. Nguồn nước cung cấp chủ yếu cho hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện là từ kênh Quản Lộ Phụng Hiệp. Nguồn nước của huyện được điều tiết bởi cống Nhu Gia nên khu các xã Long Hưng, Hưng Phú, Mỹ Phước, Mỹ Tú, Mỹ Hương, Thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa, và Phú Mỹ nhận được nguồn nước ngọt quanh năm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Còn khu vực xã Mỹ Thuận, Phú Mỹ, Thuận Hưng có nguồn nước ngọt mặn theo mùa (khoảng từ tháng 2- tháng 5 bị mặn). Về đất thì trên địa bàn huyện tồn tại 2 loại đất chính: Đất mặn và đất phèn.
Kiểu sử dụng đất chính của huyện là chuyên lúa. Bên cạnh đó, cũng có khu vực nuôi tôm như xã như xã xã Mỹ Thuận, Phú Mỹ, Thuận Hưng (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mỹ Tú, 2014).