Kinh nghiệm của một số quốc gia về thực hiện vai trò nhà nước trong tái cơ cấu nền kinh tế

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ kinh tế vai trò của nhà nước trong tái cơ cấu nền kinh tế ở việt nam (Trang 57 - 67)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VAI TRÒ

2.4. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ THỰC HIỆN VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG TÁI CƠ CẤU NỀN KINH TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

2.4.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia về thực hiện vai trò nhà nước trong tái cơ cấu nền kinh tế

2.4.1.1. Kinh nghim ca nhà nước M

Trong 100 năm trở lại đây, nước Mỹ đã có 9 lần khủng hoảng và bất ổn kinh tế, trong đó có 2 cuộc đại khủng hoảng. Phân tích quá trình khắc phục các cuộc khủng hoảng và bất ổn kinh tế, chúng ta nhận thấy vai trò hết sức quan trọng của Nhà nước Mỹ.

Nước Mỹ đã trải qua nhiều lần tái cơ cấu bắt đầu từ cuộc đại khủng hoảng kinh tế 1929-1933. Cuộc Đại khủng hoảng từ 1929-1933 tại Mỹ đã làm 13 triệu người thất nghiệp, sản lượng công nghiệp giảm 45%, hơn 5000 ngân hàng phá sản.

Nguyên nhân được xác định là do sự phát triển không đồng bộ giữa các ngành sản xuất, sản lượng sản xuất tăng quá nhanh, không có sự kiểm soát, phân phối thu nhập mất cân đối nghiêm trọng tạo nên gánh nặng đè lên vai người lao động. Thời gian đầu cuộc khủng hoàng, cuộc tranh luận mang tính lý luận về kinh tế thị trường và nhà nước đã diễn ra gay gắt trong các cơ quan quyền lực nhà nước để tìm giải pháp khắc phục khủng hoảng. Lúc này, Tổng thống Herbert Hoover chủ trương để thị trường tự điều tiết, khắc phục khủng hoảng. Nhà nước chỉ cố gắng khôi phục lòng tin cho thị trường bằng cách thuyết phục, trấn an người dân rằng kinh tế nước này vẫn tiến triển tốt. Sự chậm chễ trong việc can thiệp vào nền kinh tế để khắc phục khủng hoảng của nhà nước Mỹ được coi là nguyên nhân làm cuộc khủng hoảng trở nên trầm trọng hơn và Tổng thống Herbert Hoover đã phải từ chức.

Nhà nước Mỹ chính thức can thiệp vào nền kinh tế để khắc phục khủng hoảng khi Franklin D Roosevelt lên làm tổng thống năm 1932. Để đưa nước Mỹ thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, Tổng Thống Roosevelt cho áp dụng chính sách kinh tế mới gồm các nội dung: giải quyết nạn thất nghiệp; phục hồi các ngành kinh tế, tài chính; ban hành và thực thi các đạo luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng, đặt dưới dự kiểm soát của nhà nước; tăng cường vai trò của nhà nước trong quản lý, điều hành nền kinh tế; tổ chức lại hệ thống ngân hàng có sự kiểm soát của nhà nước; tổ chức lại sản xuất, cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới và ổn định xã hội. Trong cuộc đại khủng hoảng này, với việc thừa nhận và áp dụng lý thuyết kinh tế của Jonh Maynard Keynes, nhà nước Mỹ có

sự thay đổi căn bản nhận thức, tư duy về vai trò của nhà nước và thị trường. Nền kinh tế Mỹ đã thoát khỏi khủng hoảng. Như vậy, không phải nhân tố thị trường, mà nhà nước Mỹ với những vai trò của mình mới là nhân tố hàng đầu, quan trọng nhất trong việc khắc phục cuộc đại khủng hoảng kinh tế.

Kể từ sau cuộc đại khủng hoảng kinh tế toàn cầu 1929 - 1933, nền kinh tế Mỹ đã lấy lại trạng thái cân bằng và phát triển cực thịnh sau chiến tranh thế giới lần thứ II (năm 1945). Tuy nhiên, nền kinh tế Mỹ cũng liên tục gặp những bất ổn mà biểu hiện là sự suy giảm năng lực sản xuất, suy giảm khả năng cạnh tranh của các lĩnh vực sản xuất then chốt. Do đó, hoạt động tái cơ cấu thường xuyên diễn ra.

Những năm 1970 - 1990, năm ngành sản xuất truyền thống của Mỹ gồm công nghiệp ôtô, bán dẫn, thiết bị máy móc, thép và dệt may liên tục chịu sức ép canh tranh từ Nhật Bản và các nước Tây Âu khiến sức sản xuất các ngành này suy giảm nghiêm trọng. Trong lĩnh vực sản xuất thép, thị phần ngành thép của Mỹ giảm từ 50% tổng thị trường thế giới từ sau năm 1945 xuống còn 14,2% năm 1980. Thị phần thép nước ngoài tại Mỹ tăng từ 12,4% năm 1973 lên 26,4% năm 1984. Trong ngành dệt may, máy móc công nghệ chậm được đổi mới, lực lượng lao động sử dụng nhiều với mức tiền công đắt hơn nhiều so với Nhật Bản. Ngành sản xuất ô tô với ba đại diện tiêu biểu là General Motors, Ford, Chryler liên tục bị mất thị phần trước các hãng xe của Nhật Bản. Xe ôtô của Nhật Bản được làm ra với công nghệ mới, tiết kiệm năng lượng, năng suất lao động cao hơn, chất lượng tốt hơn, giá thành hạ. Suy giảm sức cạnh tranh làm khu vực sản xuất ô tô bị thu hẹp. Từ 1989 - 1992, Mỹ đã nhập khẩu 30% sản lượng ô tô phục vụ thị trường trong nước và chỉ xuất khẩu được gần 10% sản lượng ô tô sản xuất ra. Năm 1992, Mỹ thâm hụt trong buôn bán ô tô với Nhật là 19,2 tỷ USD. Ngành chế tạo máy được coi là bộ phận quan trọng của nền tảng công nghiệp Mỹ cũng lâm vào tình trạng suy giảm canh tranh sâu sắc, suy giảm 30% năng lực sản xuất. Chỉ tính riêng trong buôn bán với Nhật Bản năm 1992, ngành chế tạo máy của Mỹ đã thâm hụt 16,6 tỷ USD [28].

Với diễn biến của nền kinh tế như vậy, Nhà nước Mỹ đã tiến hành các hoạt động tái cơ cấu theo hai hướng vừa thu hẹp, vừa củng cố và mở rộng. Những ngành, những bộ phận sản xuất kém cạnh tranh không còn được xem là nền tảng, là quan trọng sẽ bị cắt bỏ, thu hẹp và dịch chuyển sản xuất ra nước ngoài. Những ngành sản xuất nền tảng như luyện kim, máy móc, công nghiệp ô tô được củng cố nhằm năng cao năng lực sản xuất, nâng cao khả năng cạch tranh. Những biện pháp Nhà nước

Mỹ thực hiện hai hướng tái cơ cấu trên là khuyên khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty chuyển dịch sản xuất ra nước ngoài và tăng cường hỗ trợ cho các ngành sản xuất cần củng cố trong đó xác định biện pháp hỗ trợ là chủ yếu.

Đối tượng được khuyên khích dịch chuyển sản xuất ra nước ngoài là các công ty thuộc ngành nghề sản xuất không quan trọng, có sức cạnh tranh kém, chi phí sản xuất trong nước cao như các ngành sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất linh kiện điện tử, thiết bị sinh hoạt... Biện pháp khuyên khích là đánh thuế thấp đối với sản phẩm nhập trở lại thị trường Mỹ của các công ty Mỹ dịch chuyển ra nước ngoài.

Nâng cấp hệ thống giao thông vận tải tới các vùng kinh tế Mỹ đầu tư, ủng hộ các công ty Mỹ tham gia đầu tư tại các khu vực đang thu hút đầu tư nước ngoài. Kết quả là đã có một làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Mỹ sang các nước Trung Mỹ. Tới giữa những năm 1980, hơn 1800 nhà máy, xí nghiệp của Mỹ đã được chuyển dịch, xây dựng trên đất Mêhicô. Các công ty nổi tiếng như General Motors, Fisher-Price, Trico, Xerox, General Electric, Samsonite, Forg, IBM... đều có đại diện tại đây và thu hút hơn 500.000 lao động là người Mêhicô [28].

Biện pháp thứ hai là hỗ trợ, củng cố những ngành sản xuất nền tảng của nền kinh tế Mỹ. Đây là biện pháp tái cơ cấu chủ yếu, được thực hiện mạnh mẽ hơn so với biện pháp khuyến khích. Nội dung chung của biện pháp hỗ trợ là sử dụng phương pháp bảo hộ, giảm nhẹ nhập khẩu, bảo vệ thị trường nội địa để giữ thị phần cho các ngành sản xuất. Trên thực tế, Nhà nước Mỹ đã dùng sức ép để buộc các quốc gia khác cắt giảm hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ. Trong nước, nhà nước hỗ trợ các công ty nhanh chóng đầu tư, đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng hàng hóa. Nhờ những tác động này, trong những năm 1980 - 1990, các ngành công nghiệp quan trọng của Mỹ đã khởi sắc trở lại. Những công ty trong năm lĩnh vực sản xuất cơ bản đã tăng đầu tư, tạo thêm việc làm. Chi phí đầu tư tập trung cho hoạt động nghiên cứu, đổi mới công nghệ, thay thế máy móc, thiết bị sản xuất dẫn đến tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Ngành công nghiệp sản xuất ô tô đã nghiên cứu và chế tạo ra các sản phẩm mới. Chất lượng xe được nâng cao, số lỗi kỹ thuật trên 100 xe giảm mạnh từ 109 lỗi xuống còn 35 lỗi. Sản lượng xe Nhật Bản nhập khẩu vào Mỹ cũng giảm 1,65 triệu/xe năm. Trong ngành thép, đầu tư trong giai đoạn này đạt 22,5 tỷ USD. Ngoài ra còn thu hút thêm các doanh nghiệp Nhật Bản cùng đầu tư đạt 3 tỷ USD. Năng suất lao động của ngành thép tăng bình quân 4,3%/năm, chi phí cho sản xuất giảm 20%, chất lượng sản phẩm nâng cao và

được các nhà tiêu dùng tín nhiệm. Ngành chế tạo máy cũng có những thay đổi đáng kể trong đầu tư, nghiên cứu, đổi mới công nghệ, thay đổi máy móc thiết bị sản xuất.

Giá trị xuất khẩu đã tăng gấp đôi so với giai đoạn trước đó. Ngành dệt may cũng có những thay đổi tương tự, năng suất lao động tăng hơn 77% [28].

Như vậy, hoạt động tái cơ cấu làm tăng năng lực sản xuất và sức cạnh tranh đã chặn đứng nguy cơ suy thoái năng lực sản xuất của những ngành kinh tế then chốt trong nền kinh tế Mỹ. Nhờ tái cơ cấu nền kinh tế với những giải pháp cụ thể do nhà nước đề ra, tổ chức thực hiện, quản lý và hỗ trợ, các doanh nghiệp Mỹ đã cải thiện được năng lực sản xuất, nâng cao được vị thế cạnh tranh trên thị trường, thu hẹp khoảng cách với các công ty của Nhật Bản và Tây Âu, giành lại thị phần quan trọng trên thị trường. Tuy nhiên, trong dài hạn, cơ cấu nền kinh tế Mỹ vẫn còn đối mặt với những vấn đề như:

- Vẫn tồn tại nguy cơ tổn thương của một bộ phận nền kinh tế, thị phần của một số ngành kinh tế vẫn có khả năng bị suy giảm.

- Sự dư thừa công suất của các ngành công nghiệp quân sự.

- Các nhà nghiên cứu nhận định nền kinh tế Mỹ chưa có ngành công nghiệp mới đóng vai trò là đầu tầu tăng trưởng.

Đề giải quyết vấn đề thuộc về cơ cấu nhằm tạo ra một nền kinh tế hiệu quả, đảm bảo khả năng tăng trưởng kinh tế theo mức độ thích hợp, Nhà nước Mỹ tiếp tục thực hiện tái cơ cấu kinh tế theo các phương hướng sau:

Thứ nhất, tiếp tục rà soát, sắp xếp và hỗ trợ nâng cấp các ngành, các lĩnh vực có sức cạnh tranh yếu. Đây là hướng đi cho những ngành không sử dụng hết công suất hay có nguy cơ suy giảm công suất do yếu tố cạnh tranh tạo nên. Cách thức hỗ trợ của nhà nước thực hiện thông qua việc phối hợp phát triển công nghệ giữa các công ty hoặc tạo điều kiện cho các công ty tiếp cận nguồn công nghệ mới ở cả trong và ngoài nước. Đồng thời với đó là chính sách ưu đãi trong khấu hao có phân biệt đối tượng để điều chỉnh mức độ tích cực của đầu tư, loại bỏ những kìm chế giả tạo đối với việc phổ biến thành tựu khoa học kỹ thuật trong nền kinh tế. Các biện pháp thực hiện vẫn là sử dụng các công cụ bảo hộ.

Thứ hai, dân sự hóa một phần hoạt động của ngành công nghiệp quân sự. Do thay đổi hình thái quan hệ quốc tế, nhiều ngành công nghiệp quân sự có nhu cầu giảm. Trong khi đó, công nghiệp quân sự lại là lợi thế của kinh tế Mỹ, có trình độ công nghệ tiến tiến, sử dụng lực lượng lao động lớn, chất lượng cao. Do đó không

thể cắt giảm ngay lập tức quy mô của ngành công nghiệp này. Tái cơ cấu nhằm dân sự hóa một phần ngành công nghiệp quân sự là hướng đi mà Nhà nước Mỹ thực hiện nhằm đảm bảo ổn định kinh tế, vừa tránh làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp, thất thoát nguồn lực sản xuất tiên tiến, đồng thời lại tăng cường được cho lĩnh vực sản xuất công nghiệp dân sự những công ty có khả năng sản xuất tốt, tiên tiến, hiện đại.

Biện pháp là tạo môi trường pháp lý để chuyển đổi các công ty sản xuất quân sự, thương mại hóa và chuyển các công ty này sang sản xuất các ngành hàng dân sự.

Thứ ba, đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế mới. Đây là hoạt động mang tính tái cơ cấu chủ động và là hoạt động tái cơ cấu quan trọng nhất của nền kinh tế Mỹ giai đoạn này. Đồng thời với việc điều chỉnh, nâng cấp một số ngành kinh tế, Chính phủ Mỹ khuyên khích hình thành các ngành kinh tế mới tiên tiến, có công nghệ cao nhằm bổ sung các bộ phận kinh tế mạnh cho nền kinh tế, phù hợp với cuộc cách mạng công nghệ, thông tin trong thời đại ngày nay. Đây là những ngành kinh tế của Mỹ, vượt trước các đối thủ cạnh tranh, mang lại những lợi ích đáng kể. Trong ba hướng điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế này, Nhà nước Mỹ xác định ưu tiên hàng đầu cho việc phát triển các ngành kinh tế mời, coi đây là chiến lược lâu dài.

Sau cuộc khủng hoảng 1929-1933, mặc dù đã là nền kinh tế hàng đầu thế giới, nền kinh tế Mỹ vẫn bị các đợt suy thoái. Đó là đợt suy thoái kinh tế năm 1947, 1953, suy thoái thương mại 1958, khủng hoảng kinh tế những năm 1960, suy thoái 1970 và cú sốc dầu lửa OPEC 1973, khủng hoảng kinh tế nhưng năm 1980 và khủng hoảng dầu lửa lần thứ hai, khủng hoảng chứng khoán 1987, suy thoái kinh tế những năm 1990, 2000, cuộc đại khủng hoảng và suy thoái kinh tế 2008-2010.

Những suy thoái và bất ổn kinh tế trên đến từ quá trình phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh của nền kinh tế Mỹ, từ sự cạnh tranh trong nước và quốc tế, từ quá trình hội nhập, phân công lao động, từ các vấn đề khoa học kỹ thuật, kinh tế - xã hội, quan hệ chính trị… Mỗi cuộc khủng hoảng, suy thoái có những nội dung, yêu cầu, mục đích khác nhau nhưng lúc nào nhà nước Mỹ cũng chủ động và tiên phong trong việc khắc phục khủng hoảng, bất ổn. Ngay khi xuất hiện khủng hoảng hay bất ổn, nhà nước Mỹ coi việc khắc phục khủng hoảng hay bất ổn kinh tế là nhiệm vụ hàng đầu, là thước đo hiệu quả, hiệu lực quản lý, điều hành của nhà nước.

2.4.1.2. Kinh nghim ca nhà nước Nht Bn

Sau quá trình phát triển thần kỳ, nền kinh tế Nhật Bản cũng không tránh khỏi những khủng hoảng và bất ổn. Đó là sự đổ vỡ của kinh tế bong bong, đồng Yên lên

giá, hệ thống tài chính ngân hàng lạc hậu, nhà nước yếu kém, cơ cấu nền kinh tế, trong đó có mối quan hệ mật thiết giữa nhà nước với doanh nghiệp nhằm bảo hộ các ngành sản xuất, không còn phù hợp với làn sóng cạnh tranh của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trước tình trạng suy thoái kinh tế nghiêm trọng bắt đầu từ đầu thập kỷ 1990, ngay lập tức, nhà nước Nhật Bản đã tiến hành hàng loạt điều chỉnh. Vai trò của nhà nước Nhật Bản trong hoạt động tái cơ cấu, ổn định kinh tế vĩ mô được biểu hiện thông qua hai cụm các giải pháp là những giải pháp tình thế và những giải pháp cơ bản, toàn diện. Như vậy, nhà nước Nhật Bản đã nhận thức rất đầy đủ vị trí, vai trò, trách nhiệm của nhà nước trong điều hành nền kinh tế nói chung, trong tái cơ cấu kinh tế nói riêng. Luôn chủ động đưa ra các giải pháp và những hành động cụ thể trước tình trạng kinh tế suy thoái, bất ổn.

Trước tiên là xử lý tình thế với nhiều chính sách và giải pháp tạm thời để khắc phục, kìm chế và kiểm soát bất ổn, lấy lại sức sống cho nền kinh tế. Nội dung chủ yếu được nhà nước Nhật Bản thực hiện là các chương trình kích thích trọn gói bằng việc bơm thêm tiền vào nền kinh tế thông qua việc mở rộng các công trình công cộng nhằm kích cầu trong nước. Biện pháp can thiệp này của nhà nước Nhật Bản thực hiện theo lý thuyết của Keynes để tạo ra những đòn bẩy cho nền kinh tế.

Đồng thời với đó, nhà nước Nhật Bản tiến hành cắt giảm thuế, giảm tỷ lệ lãi suất chiết khấu chính thức. Đây là giải pháp quan trọng mà nhà nước Nhật Bản thực hiện nhằm trợ giúp các doanh nghiệp có nguy cơ phá sản và kích thích đầu tư.

Bên cạnh các giải pháp tình thế, nhà nước Nhật Bản cũng xác định nội dung tái cơ cấu nhằm cải cách nền kinh tế một cách căn bản, toàn diện - tái cơ cấu để phát triển. Đây là những giải pháp nhằm khắc phục những bất cập hay hạn chế trước những thay đổi của tình hình mới cũng như sự tụt hậu, kém hiệu quả của nền kinh tế Nhật Bản, trong đó có cả vai trò quản lý, điều hành nền kinh tế kém hiệu quả của nhà nước. Quá trình tái cơ cấu toàn diện chỉ được tiến hành sau khi nhà nước Nhật Bản nhận thức đầy đủ vai trò của nhà nước trong tái cơ cấu. Lúc đầu, nhà nước Nhật Bản mới nhận thức được các suy thoái kinh tế do các nguyên nhân riêng lẻ và đưa ra các giải pháp tình thế. Chỉ khi các giải pháp tình thế trở nên kém hiệu quả, nhà nước mới nhận thức đầy đủ hơn về nội dung và vai trò của nhà nước trong tái cơ cấu. Để tái cơ cấu kinh tế toàn diện, căn bản, nhà nước Nhật đã tiến hành 6 chương trình cải cách lớn cả về kinh tế và chính trị - xã hội. Trong lĩnh vực kinh tế, nhà nước Nhật Bản áp dụng các giải pháp hỗ trợ đối với những ngành sản xuất công

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ kinh tế vai trò của nhà nước trong tái cơ cấu nền kinh tế ở việt nam (Trang 57 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)