Giải pháp phát huy vai trò nhận thức của nhà nước trong tái cơ cấu nền kinh tế

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ kinh tế vai trò của nhà nước trong tái cơ cấu nền kinh tế ở việt nam (Trang 120 - 127)

Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ NHÀ NƯỚC

4.3. GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG TÁI CƠ CẤU NỀN KINH TẾ VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

4.3.1. Giải pháp phát huy vai trò nhận thức của nhà nước trong tái cơ cấu nền kinh tế

4.3.1. Giải pháp phát huy vai trò nhận thức của nhà nước trong tái cơ cấu nền kinh tế

4.3.1.1. Nâng cao nhn thc v vai trò nhà nước trong tái cơ cu nn kinh tế Vit Nam hin nay

Để nâng cao nhận thức về vai trò nhà nước trong tái cơ cấu, nhà nước cần tập trung thực hiện các nội dung sau:

- Đẩy mạnh việc tuyên truyền, đào tạo, bồi dưỡng trong đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế về tính cấp bách, nội dung, nhiệm vụ tái cơ cấu nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời tuyên truyền, giáo dục để đội ngũ cán bộ nhà nước và toàn hệ thống chính trị, toàn xã hội nhận thức rõ vai trò trực tiếp, tiên phong, hàng đầu của nhà nước trong tái cơ cấu, là nhân tố quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại trong tái cơ cấu. Nhà nước chính là trung tâm, là lực lượng và cũng là đối tượng trong tái cơ cấu. Đối tượng tuyên truyền, đào tạo, bồi dưỡng là đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước, là cộng đồng doanh nghiệp, nhất là những người đứng đầu, người có trách nhiệm. Đồng thời tuyên truyền, phổ biến nội dung tái cơ cấu trong hệ thống chính trị và toàn xã hội để nâng cao nhận thức và khả năng hành động, khả năng giám sát của xã hội.

- Thống nhất những nhận thức về mô hình nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong mô hình này, nhà nước khẳng định chắc chắn vai trò chủ đạo trong quản lý, điều hành nền kinh tế, coi đây là nội dung cốt yếu trong quản lý xã hội, trong việc thực hiện chức năng và quyền lực của nhà nước. Tuy nhiên, nhà nước cũng cần chỉ ra cách thức vận hành vai trò này, vận hành mối quan hệ giữa

nhà nước và thị trường. Trong mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường, nhà nước cần chỉ rõ nhà nước nên làm gì, được làm gì. Nhà nước có vai trò chủ đạo trong quản lý, điều hành nền kinh tế không có nghĩa là nhà nước làm thay nền kinh tế, hoặc bắt nền kinh tế thực hiện ý chí chủ quan của nhà nước bằng các công cụ hành chính. Nhà nước quản lý, điều hành nền kinh tế phải thông qua công cụ quản lý nhà nước về kinh tế, tôn trọng bản chất các hiện tượng kinh tế để từ đó có những tác động phù hợp. Những nội dung nhận thức này sẽ là nội dung xuyên suốt trong quá trình quản lý điều hành nền kinh tế, trong tái cơ cấu kinh tế.

- Tái cơ cấu nền kinh tế là vấn đề mới, phức tạp cần có những nhận thức mới, đúng đắn, đầy đủ. Nhà nước cần đẩy mạnh việc nghiên cứu về tái cơ cấu, xây dựng các mô hình, kịch bản tái cơ cấu cũng như hệ thống các tiêu chí đo lường, kiểm soát, đánh giá hiệu quả tái cơ cấu. Có cơ chế thông tin kịp thời để phổ biến, tuyên truyền kết quả hoạt động tái cơ cấu, từ đó nâng cao nhận thức cho bộ máy nhà nước và đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước. Cần xây dựng cơ chế để gắn trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cán bộ nhà nước, nhất là người đứng đầu về nhận thức và hành động tái cơ cấu tại các cơ quan, tổ chức liên quan. Từ đó buộc cán bộ quản lý liên quan phải chủ động học tập, tìm hiểu, nghiên cứu về tái cơ cấu.

- Có phương pháp tiếp cận khoa học, đầy đủ, toàn diện về cơ cấu và tái cơ cấu nền kinh tế. Việc hình thành, phát triển cơ cấu kinh tế, trước tiên và bắt đầu từ những quy luật khách quan trên cơ sở là điều kiện kinh tế - xã hội tự nhiên của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Đây là một quá trình lịch sử và thực tế cho thấy không có mô hình cơ cấu kinh tế thuần túy. Cơ cấu nền kinh tế là tổng hợp của các yếu tố hữu hình và vô hình với những tỷ lệ đóng góp khác nhau, là sự mở rộng, bổ sung, hoàn thiện không ngừng các yếu tố trên cơ sở mở rộng tái sản xuất, sự phát triển của lực lượng sản xuất và khả năng nhận thức, chi phối tự nhiên và xã hội của con người.

Sự khác biệt cơ cấu các nền kinh tế không đến từ nội hàm cơ cấu vì nó chỉ có một, mà đến từ sự khác biệt về trình độ phát triển, mức độ hoàn thiện các khâu, các bộ phận, các thành tố của cơ cấu. Nói cách khác, đó là sự khác biệt về tính chỉnh thể của cơ cấu nền kinh tế mỗi quốc gia, từ đó quy định ra những mô hình phát triển kinh tế, hay cụ thể hơn là mô hình tăng trưởng kinh tế riêng của mỗi nền kinh tế. Vì vậy, càng không thể định hướng ra mô hình cơ cấu kinh tế cụ thể với những thành phần, tỷ lệ xác định. Việc định hướng chỉ nhằm nêu ra những điểm thuận lợi nhất để mô hình cơ cấu có khả năng phát huy hiệu quả, hạn chế khiếm khuyết, nâng cao năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh, góp phần quan trọng cho sự phát triển của xã hội trong những điều kiện và giai đoạn nhất định.

Trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay, quá trình chuyên môn hóa và phân công lao động quốc tế đã trở thành xu hướng chủ đạo. Việc hình thành mô hình chuỗi giá trị và mạng sản xuất là điều tất yếu và đang là nhân tố mới tác động tới cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia, khu vực và toàn thế giới. Cùng với đó, khoa học công nghệ phát triển được coi là lực lượng sản xuất trực tiếp, tạo ra những biến đổi trong thang giá trị lao động. Lúc này, hàm lượng tri thức càng cao thì giá trị sản phẩm càng lớn.

Những phương thức liên kết kinh tế cũ đang dần được thay thế bằng phương thức mới mang tính quy ước cao. Trong bối cảnh phát triển đó, Việt Nam cần xem xét kỹ lưỡng các nguồn lực và lợi thế cạnh tranh của mình để định hướng đúng đắn mô hình cơ cấu nền kinh tế mang tính bền vững. Đây cũng là nội dung quan trọng của vai trò nhận thức, là giải pháp giúp nhà nước phát huy vai trò của mình không chỉ trong tái cơ cấu kinh tế mà cả trong quản lý, điều hành nền kinh tế - xã hội.

- Nhận thức rõ vai trò của nhà nước trong hoạt động kinh tế, phải tạo ra được môi trường kinh doanh minh bạch, năng động dựa trên sự điều tiết của các quy luật kinh tế là cơ bản để hoàn thiện tính chỉnh thể của cơ cấu kinh tế. Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam vẫn chịu sự tác động và kiểm soát chặt chẽ của nhà nước. Mối quan hệ chưa phù hợp giữa thể chế chính trị và kinh tế đang trở thành lực cản cho sự bứt phá trong kinh tế, làm phân tán các nguồn lực của mô hình cơ cấu. Như trên đã phân tích, chúng ta cần để cho cơ cấu kinh tế hình thành và phát triển một cách đúng nhất với bản chất của kinh tế. Việc sản xuất cái gì, sản xuất cho ai và sản xuất như thế nào phải để các quy luật kinh tế thị trường tự điều tiết. Là nền kinh tế đang ở giai đoạn đầu của quá trình hình thành cơ cấu, nếu để các quy luật kinh tế điều tiết các nguồn lực, để phương thức sản xuất tác động một cách khách quan trong việc hình thành cơ cấu, chắc chắn nền kinh tế Việt Nam sẽ có một cơ cấu hiệu quả, phù hợp với nguồn lực hiện có, phù hợp với xu thế phát triển và hội nhập của nền kinh tế thế giới. Tất nhiên không thể bỏ qua vai trò của nhà nước vì bối cảnh kinh tế thế giới hiện đại đã phát triển qua giai đoạn kinh tế tự nhiên hoàn toàn. Nhận thức và chi phối của con người vào tự nhiên, vào nền kinh tế đã đạt được những trình độ và thành tựu nhất định. Ngày nay, nền kinh tế hiện đại phụ thuộc ngày càng nhiều vào yếu tố tri thức. Tri thức trở thành đầu vào của sản xuất, của cả quá trình lưu thông và tiêu dùng. Do đó sự tác động của con người vào tự nhiên, vào quá trình sản xuất là tất yếu. Tuy nhiên, vai trò của nhà nước chỉ nên tập trung vào chức năng quản lý, tập trung phân tích, dự báo, định hướng cho đầu tư xã hội, tạo lập khuôn khổ pháp lý công bằng cho các đối tượng, thành phần kinh tế nhằm điều tiết những hiệu ứng ngoại vi của kinh tế, đảm bảo ổn định xã hội.

Trong hội nhập quốc tế, vấn đề cạnh tranh quốc gia hình thành với mức độ rất toàn diện, gay gắt. Lúc này, nhà nước có thêm vai trò đại diện lợi ích của nền kinh tế tham gia đàm phán, xây dựng các định chế, thể chế, các quy định kinh tế quốc tế. Từ đó nhà nước phải nhận thức và định hướng bằng chính sách để khuyến khích phát triển những lợi thế cạnh tranh, thực hiện đầu tư công hợp lý, đàm phán với các quốc gia trong hội nhập nhằm đảm bảo giữ vững những lợi ích của nền kinh tế Việt Nam. Có những khuyến nghị và hạn chế nếu thấy việc hội nhập không đem lại lợi ích cho đất nước.

4.3.1.2. Nhà nước thng nht nhn thc và đưa ra mô hình cơ cu nn kinh tế Vit Nam phù hp, hiu qu

Giải pháp này đòi hỏi muốn phát huy được vai trò của mgình thì nhà nước phải nhận thức được, nhận thức rõ hiện trạng của đối tượng và mô hình nền kinh tế mà nhà nước muốn hướng tới. Do vậy, đưa ra mô hình cơ cấu nền kinh tế phù hợp với những đặc điểm kinh tế - xã hội - chính trị cũng như những nguồn lực tự nhiên có thể coi là giải pháp cần thiết mà vai trò nhận thức cần đảm nhận. Dưới đây là một số gợi ý cơ bản về nhận thức nhằm định hướng phát triển cơ cấu nền kinh tế Việt Nam giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo:

Thứ nhất, nhà nước có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về vai trò, tính chất, tầm quan trọng của cơ cấu nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế phải đảm bảo tạo ra những tiền đề cơ bản cho việc hình thành và phát triển mô hình tăng trưởng theo chiều sâu một cách bền vững. Khác với mô hình cơ cấu, mô hình tăng trưởng là một mô hình cụ thể được hình thành và phát triển như là một sản phẩm thứ sinh của mô hình cơ cấu.

Mô hình tăng trưởng được quy định bởi cơ cấu kinh tế. Mô hình tăng trưởng là tập hợp những yếu tố tạo ra sự tăng trưởng cho nền kinh tế. Có thể có một số mô hình tăng trưởng khác nhau nhờ sự tập hợp các thành phần, tỷ lệ khác nhau của các yếu tố quyết định tăng trưởng. Việc tạo ra một mô hình tăng trưởng cũng là điều cần thiết nhằm xác định chính xác những điểm tăng trưởng quan trọng trong cơ cấu. Cơ cấu nền kinh tế Việt Nam hơn 30 năm đổi mới vừa qua đã tạo ra những điều kiện để hình thành và phát triển mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng. Đây là mô hình tăng trưởng từ chủ yếu dựa vào tăng vốn đầu tư, khai thác tài nguyên và nguồn lao động chất lượng thấp. Mô hình này đã phát huy được tác dụng trong giai đoạn lịch sử của nó, góp phần cải thiện đáng kể nền kinh tế Việt Nam. Đến giai đoạn hiện nay, mô hình tăng trưởng này đã giảm hiệu quả rõ rệt và cần phải thay thế do các nguồn lực cho mô hình tăng trưởng này đã suy giảm.

Để thay đổi mô hình tăng trưởng, điều cơ bản và trước tiên là phải thay đổi cơ cấu kinh tế. Hoạt động tái cơ cấu cần định hướng để có thể tạo tiền đề cho mô hình tăng trưởng mới hình thành và phát triển. Đó là mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, tăng trưởng và phát triển bền vững. Mô hình tăng trưởng theo chiều sâu sẽ dựa trên cơ sở áp dụng những thành tựu mới về khoa học, công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao và kỹ năng quản lý hiện đại. Các nhân tố này liên quan chặt chẽ và tác động qua lại với nhau, có vai trò quyết định trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng năng suất lao động và sức cạnh tranh. Trong đó, khoa học và công nghệ là động lực quyết định, con người đóng vai trò trung tâm, là chủ thể sáng tạo, sử dụng khoa học, công nghệ, thực hiện chức năng quản lý. Mô hình tăng trưởng là biểu hiện cụ thể và mang tính tổng thể cho cơ cấu kinh tế. Như vậy, có thể cụ thể hóa định hướng mô hình cơ cấu kinh tế Việt Nam thông qua mô hình tăng trưởng để từ đó có được những phương hướng và giải pháp cụ thể.

Thứ hai, trong cơ cấu nền kinh tế Việt Nam, nhà nước cần phải coi trọng khâu sản xuất, từ đó nâng cao giá trị gia tăng, tập trung cao nhất cho việc nâng cao năng lực sản xuất bằng công nghệ tiên tiến, phù hợp. Trong 15 năm trở lại đây tại Việt Nam, trước sự bùng nổ mạnh mẽ của thị trường bất động sản, thị trường cổ phiếu cũng như nhiều lĩnh vực dịch vụ gia tăng, nguồn lực của nền kinh tế đã bị phân tán. Đặc biệt trong môi trường hội nhập, hệ thống dịch vụ, hoạt động thương mại phát triển nở rộ khiến cơ cấu kinh tế thay đổi theo chiều hướng tiêu cực. Khâu sản xuất bị coi nhẹ và không thu hút được sự quan tâm, đầu tư của các thành phần kinh tế, thiếu đi sự quản lý, khuyến khích của nhà nước. Sức sản xuất suy giảm nghiêm trọng, nhất là hệ thống công cụ sản xuất. Hiện nay, phần lớn doanh nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam đang sử dụng hệ thống công cụ sản xuất với công nghệ lạc hậu từ 2 đến 3 thế hệ so với mức trung bình của thế giới trong đó: có 80 - 90% là công nghệ ngoại nhập; 76% thiết bị máy móc, dây chuyền sản xuất có thế hệ công nghệ từ những năm 1950 - 1960; 75% thiết bị đã hết khấu hao; 50% là thiết bị tân trang; thiết bị hiện đại chỉ có 10%, thiết bị trung bình là 38%, còn lại 52% là thiết bị lạc hậu và rất lạc hậu; thiết bị sản xuất trong khu vực sản xuất nhỏ, mức lạc hậu chiếm tới 75% [121]. Với thực trạng hệ thống thiết bị công nghệ sản xuất như vậy, sức sản xuất của khâu sản xuất trong nền kinh tế Việt Nam là rất yếu kém. Bất kỳ nền kinh tế nào muốn bền vững và phát triển đều phải coi trọng khâu sản xuất, coi khâu sản xuất là trung tâm trong cơ cấu kinh tế.

Trong khâu sản xuất giai đoạn hiện nay, phải lấy sản xuất nông nghiệp làm lĩnh vực sản xuất cơ bản. Bên cạnh đó cũng cần đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và sản xuất công nghiệp nhằm chủ động đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của nền kinh tế và tiêu dùng xã hội. Lịch sử quá trình hình thành và phát triển cơ cấu kinh tế đều xuất phát từ khâu sản xuất. Trong khâu sản xuất, bắt đầu phát triển từ sản xuất nông nghiệp, sau đó đến công nghiệp và dịch vụ. Việc lựa chọn sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai sẽ do thị trường điều tiết trong quá trình chuyên môn hóa và phân công lao động xã hội quốc tế. Đặc biệt, khi mô hình chuỗi giá trị và mạng sản sản xuất phát triển, việc lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực, sản phẩm, khâu và công đoạn sản xuất phải đảm bảo phát triển bền vững cũng như các lợi thế cạnh tranh quốc tế. Như vậy, khâu sản xuất mới là nền tảng cơ bản của cơ cấu trong giai đoạn đầu hình thành và phát triển, có vai trò quyết định tới năng lực sản xuất và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Chỉ có sản xuất mới tạo ra hàng hóa, có hàng hóa mới có thị trường, mới có phạm trù kinh tế và cơ cấu kinh tế. Coi trọng khâu sản xuất, đầu tư vốn, khoa học công nghệ để thay đổi cách thức sản xuất, chú trọng nâng cao sức sản xuất và chất lượng sản xuất sẽ làm cho cơ cấu kinh tế Việt Nam trở nên vững chắc và ổn định hơn trong hội nhập phải là nội dung cơ bản trong tái cơ cấu nền kinh tế.

Thứ ba, nhà nước cần nhận thức rõ vai trò, tác dụng, tầm quan trọng của lĩnh vực kinh tế chủ đạo trong nền kinh tế. Đây cũng là nhận thức, là định hướng quan trọng trong phát triển, hoàn thiện cơ cấu nền kinh tế. Lĩnh vực kinh tế chủ đạo có vị trí và vai trò trung tâm cho phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững, tạo điều kiện cho nền kinh tế tích lũy tư bản, đồng thời từng bước hình thành và hội tụ các điều kiện phát triển khác trong đó có các điều kiện để hoàn thiện và phát triển cơ cấu kinh tế. Cơ cấu nền kinh tế Việt Nam hiện nay không có ngành nghề, lĩnh vực kinh tế chủ đạo làm đầu tàu cho quá trình phát triển, không có lĩnh vực, ngành nghề kinh tế có quy mô, có sức sản xuất lớn. Thực tế mô hình cơ cấu kinh tế các nước phát triển trải qua hàng trăm năm cho thấy, họ luôn có những ngành nghề, lĩnh vực kinh tế chủ đạo trong từng giai đoạn nhất định. Những ngành nghề, lĩnh vực này đã tạo ra động lực tăng trưởng và thúc đẩy nền kinh tế phát triển lên trình độ và chất lượng cao hơn, đồng thời tạo điều kiện để hình thành những ngành nghề kinh tế chủ đạo mới. Việc xác định đúng đắn ngành nghề, lĩnh vực kinh tế chủ đạo cũng là một quá trình lịch sử và phải tuân theo các yếu tố khách quan, phù hợp với nguồn lực tự nhiên và xã hội của mỗi quốc gia.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ kinh tế vai trò của nhà nước trong tái cơ cấu nền kinh tế ở việt nam (Trang 120 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)