Vai trò nhà nước trong tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2011 - 2017

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ kinh tế vai trò của nhà nước trong tái cơ cấu nền kinh tế ở việt nam (Trang 94 - 104)

Chương 3 THỰC TRẠNG VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG TÁI CƠ CẤU

3.2. THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG TÁI CƠ CẤU NỀN KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 - 2017

3.2.1. Vai trò nhà nước trong tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2011 - 2017

Có thể nói, tái cơ cấu kinh tế là nội dung mới trong quá trình quản lý, điều hành nền kinh tế của nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên, về vai trò nhận thức, Đảng, Nhà nước cũng đã kịp thời có những kết quả mang tính lý luận và thực tiễn quan trọng, là bước khởi đầu cho quá trình tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2011 - 2017.

Những nội dung cụ thể mà nhà nước Việt Nam đạt được là:

Thứ nhất, Đảng, nhà nước đã nhận thức được tình trạng khủng hoảng, bất ổn của nền kinh tế. Đây là điểm khởi đầu trong quá trình nhận thức về tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011 - 2017, thể hiện rõ vai trò nhận thức của Đảng, Nhà nước. Chính từ việc nhận thức được tình huống bất ổn, khủng hoảng đó, nhà nước đã xác định và đề ra được giải pháp khắc phục, đó là tái cơ cấu nền kinh tế.

Mặc dù chủ trương tái cơ cấu được triển khai hơi muộn so với ảnh hưởng mà khủng hoảng kinh tế gây ra, song Đảng, Nhà nước đã rất nhanh chóng tiếp cận và đưa ra những quyết sách mạnh mẽ. Trong Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng năm 2011, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định nhiệm vụ kinh tế chủ

yếu giai đoạn 2011-2015 là "ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, nâng cao chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững…" [17, tr.321]. Nội dung này cũng được Đảng nhấn mạnh trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011). Tại Kết luận Hội nghị Trung ương đảng lần thứ 3 (khóa XI), Đảng và Nhà nước khẳng định rõ:

Cơ cấu lại nền kinh tế phải gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; phải được thực hiện đồng bộ trong tất cả các ngành, các lĩnh vực trên phạm vi cả nước và từng địa phương, đơn vị cơ sở trong nhiều năm. Trong 5 năm tới, cần tập trung vào ba lĩnh vực quan trọng nhất: Tái cơ cấu đầu tư với trọng tâm là đầu tư công; cơ cấu lại thị trường tài chính với trọng tâm là tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính; tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là các tập đoàn kinh tế và các tổng công ty nhà nước [17, tr.321].

Như vậy, từ thực tiễn của nền kinh tế, nhà nước Việt Nam đã nhận thức và xác định tái cơ cấu kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách trong phát triển kinh tế giai đoạn 2011-2015 và những năm tiếp theo.

Thứ hai, là nhận thức về hoạt động tái cơ cấu nền kinh tế. Thông qua nhiều hoạt động lý luận và thực tiễn, nhà nước đã xác định và đề ra được nội dung, giải pháp tái cơ cấu nhằm khắc phục khủng hoảng, ổn định kinh tế vĩ mô. Nội dung này thể hiện rất cụ thể trong Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020. Bên cạnh đó là những nội dung, giải pháp tái cơ cấu riêng của một số ngành nghề, lĩnh vực, thành phần kinh tế cụ thể mà nhà nước nhận thức cần phải có kế hoạch tái cơ cấu riêng. Nội dung cơ bản trong tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2011 - 2017 được nhà nước nhận thức là:

- Duy trì môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi, ổn định;

- Thực hiện quyết liệt, hiệu quả các trọng tâm tái cơ cấu kinh tế gồm: tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm là đầu tư công; tái cơ cấu hệ thống tài chính - ngân hàng, trọng tâm là các tổ chức tín dụng; tái cơ cấu doanh nghiệp, trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.

- Đẩy mạnh tái cơ cấu các ngành sản xuất, dịch vụ, điều chỉnh chiến lược thị trường, tăng nhanh giá trị nội địa, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp và của nền kinh tế.

- Tiếp tục tái cơ cấu, xây dựng và phát triển cơ cấu vùng kinh tế hợp lý.

Nhà nước cũng đưa ra một loạt giải pháp, đó là:

- Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cải thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh của môi trường kinh doanh quốc gia.

- Nâng cao chất lượng quy hoạch, gắn chiến lược với quy hoạch, kế hoạch, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với quy hoạch.

- Đổi mới cơ chế, chính sách huy động, phân bổ, sử dụng vốn đầu tư.

- Tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng, trọng tâm là các ngân hàng thương mại.

- Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước; nâng cao chất lượng doanh nghiệp tư nhân.

- Thực hiện hiệu quả các chương trình đồng bộ hỗ trợ phát triển các cụm sản xuất liên ngành; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu, nâng cao hiệu quả và liên kết giữa các ngành, lĩnh vực, vùng kinh tế.

- Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng quy mô, hiện đại, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và bền vững kết hợp với xây dựng nông thôn mới.

- Phát huy lợi thế của từng vùng, chuyển đổi và hình thành cơ cấu vùng kinh tế hợp lý, đa dạng về ngành, nghề và trình độ phát triển.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tạo điều kiện thuận lợi cho tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

- Phát triển khoa học và công nghệ thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế, gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

Đây là những kết quả quan trọng mà nhà nước đã thực hiện được trong nội dung vai trò nhận thức về tái cơ cấu nền kinh tế. Bắt đầu từ đây, hoạt động tái cơ cấu được triển khai.

Thứ ba, Đảng, Nhà nước đã chuyển hóa nhận thức của mình thành nhận thức của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế nhận được sự thống nhất, đồng thuận cao. Cả hệ thống chính trị đã vào cuộc để thực hiện các giải pháp tái cơ cấu khắc phục khủng hoảng kinh tế. Các vấn đề yếu kém trong cơ cấu nền kinh tế lần lượt được chỉ ra. Các Bộ, ngành, các địa phương cũng từng bước nhận

thức được sự cần thiết phải tái cơ cấu. Tái cơ cấu kinh tế trở thành mệnh lệnh, đất nước bắt đầu vào cuộc cải cách kinh tế sâu sắc sau hơn 30 năm đổi mới. Bên cạnh kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế chung của nhà nước, các Bộ, ngành, tỉnh, thành cũng có kế hoạch tái cơ cấu riêng phù hợp với đối tượng, phạm vi quản lý. Việc phối hợp triển khai thực hiện giữa các Bộ, cơ quan, địa phương được đẩy mạnh, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn thể, tạo sự đồng thuận và sức mạnh tổng hợp thực hiện tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân đoàn kết, tin tưởng và tích cực tham gia thực hiện các chủ trương, giải pháp tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Công tác kiểm tra giám sát đối với quá trình thực hiện tái cơ cấu của các ngành, các cấp cũng được tăng cường, từ đó nêu cao ý thức cộng đồng, đồng thời phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và thẩm quyền của mỗi cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc triển khai thực hiện.

3.2.1.2. Vai trò định hướng

Vai trò định hướng chính là việc nhà nước đưa ra được các chương trình, kế hoạch cụ thể cho hoạt động tái cơ cấu. Thực hiện vai trò này, trong giai đoạn 2011 - 2017, nhà nước đã xây dựng và ban hành hệ thống các chương trình, kế hoạch tái cơ cấu từ tổng thể đến cụ thể. Đó là Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020 của Chính phủ và hàng chục Đề án tái cơ cấu các ngành, lĩnh vực của các Bộ chủ quản, Đề án tái cơ cấu kinh tế vùng, Đề án tái cơ cấu kinh tế địa phương, Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước… Cụ thể, về tái cơ cấu ngành, nghề, lĩnh vực kinh doanh:

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã xây dựng Đề án "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững"; thành lập Ban Chỉ đạo tái cơ cấu; phê duyệt 6 Đề án tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi, chế biến nông lâm, thủy sản và muối; phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của 58/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Bộ Công Thương đã xây dựng Đề án Tái cơ cấu ngành công thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn 2030; ban hành Kế hoạch hành động của ngành công thương thực hiện Đề án tái cơ cấu (40 địa phương ban hành Kế hoạch thực hiện); Phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.

- Các Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải đã thành lập Ban chỉ đạo tái cơ cấu kinh tế; xây dựng và phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành. Bộ Khoa học và Công nghệ đã xây dựng Đề án Tái cơ cấu ngành. Bộ Tài nguyên và Môi trường chú trọng đến việc xây dựng các văn bản pháp luật đặc biệt liên quan đến đất đai. Bộ Ngoại giao đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế; Bộ Công an, Bộ Quốc phòng theo lĩnh vực quản lý đã thực hiện việc tái cơ cấu doanh nghiệp, tổng công ty trực thuộc quản lý.

- Với các doanh nghiệp, tập đoàn, tổng công ty nhà nước, đến cuối 2015 đã có 99 Đề án tái cơ cấu được phê duyệt và thực hiện.

- Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cơ bản đã thành lập Ban chỉ đạo, Ban hành Kế hoạch hành động, xây dựng Đề án tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, xây dựng Đề án Tái cơ cấu các ngành nghề, đặc biệt là ngành nông nghiệp (58/63 tỉnh thành phố được phê duyệt), ngành công thương (40/63 tỉnh/thành phố ban hành Kế hoạch hành động); Một số địa phương đã chủ động xây dựng Kế hoạch tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh), tái cơ cấu các tổ chức tín dụng trên địa bàn (Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang, Hải Phòng). Trong đó, có một số điển hình sáng kiến đáng ghi nhận về cải thiện môi trường kinh doanh như ở Hà Nam, về phát triển công nghiệp hỗ trợ, thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế ở Bắc Ninh, về thực hiện tái cơ cấu một số chuỗi ngành hàng nông nghiệp ở Đồng Tháp.

Năm 2016, Quốc hội tiếp tục ban hành Nghị quyết số 24/2016/QH14 về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020. Cùng với đó, Chính phủ cũng ban hành Kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 với những kịch bản rất cụ thể, đặc biệt việc phân công trách nhiệm thực hiện cho các cấp, các ngành, việc xác định các tiêu chí hoàn thành cho tái cơ cấu được Chính phủ đề cập cụ thể trong kế hoạch này. Như vậy, việc định hướng cho tái cơ cấu nền kinh tế đang được nhà nước tiếp cận sâu hơn, cụ thể hơn, tránh những kế hoạch mang tính định hướng chung chung.

3.2.1.3. Vai trò to lp th chế

Giai đoạn 2011 - 2017, từ cơ quan quyền lực cao nhất là Quốc hội đến các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế đều có những hoạt động tạo lập thể chế cụ thể theo chức năng, thẩm quyền của mình. Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 10/2011/QH13 ngày 28/11/2011 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-

2015, Nghị quyết số 24/2016/QH14 về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020. Chính phủ đã ban hành Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19/02/2013 về Phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013-2020, Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 19/6/2013 về một số nhiệm vụ triển khai trong ba năm 2013 - 2015 nhằm thực hiện Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020. Qua đó, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhất là hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách, tiếp tục được hoàn thiện. Vai trò, hiệu quả, sức cạnh tranh của các chủ thể kinh tế, các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế được nâng lên. Môi trường đầu tư và kinh doanh được cải thiện, bình đẳng và thông thoáng hơn. Các yếu tố thị trường, các loại thị trường được hình thành đồng bộ hơn, gắn kết với thị trường khu vực và quốc tế. Hầu hết các loại giá được xác lập theo nguyên tắc thị trường, thực hiện cơ chế giá thị trường có sự quản lý của nhà nước đối với một số loại hàng hóa - dịch vụ thiết yếu.

Hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện, đáp ứng tốt hơn quá trình phát triển và hội nhập quốc tế. Đã ban hành và triển khai thực hiện Hiến pháp năm 2013. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được xác định cụ thể hơn, từng bước thực thi có hiệu quả và tạo được sự đồng thuận trong xã hội. Các yếu tố thị trường và các loại thị trường được hình thành và vận hành khá đồng bộ, gắn kết hiệu quả hơn với thị trường ngoài nước. Giá hàng hóa, dịch vụ đã cơ bản theo nguyên tắc thị trường. Thực hiện giá thị trường theo lộ trình đối với xăng dầu, than, điện, nước, dịch vụ giáo dục, y tế,... gắn với hỗ trợ các đối tượng chính sách, hộ nghèo, vùng khó khăn. Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện, cạnh tranh minh bạch, bình đẳng hơn giữa các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp, góp phần huy động, phân bổ và sử dụng ngày càng hiệu quả các nguồn lực trong, ngoài nước cho phát triển kinh tế - xã hội.

Trong xây dựng pháp luật, đã có nhiều Luật được xây dựng, bổ sung, hoàn thiện nhằm tạo hành lang pháp lý cho hoạt động tái cơ cấu nền kinh tế như Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Đầu tư công, Luật Quản lý và sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, Luật Đầu tư (sửa đổi), Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), Luật Đấu thầu (sửa đổi); Luật Phá sản (sửa đổi), Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi, bổ sung một số điều), Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi);

Luật Xây dựng (sửa đổi); Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Luật Thống kê

(sửa đổi); Luật Việc làm… Việc thể chế hóa thành pháp luật các nội dung, nhiệm vụ, mục tiêu, giải pháp tái cơ cấu giai đoạn 2011-2017 đã thông qua hàng nhiều văn bản pháp luật rất cơ bản. Chính phủ và các Bộ, ngành cũng đã ban hành nhiều Nghị quyết, Nghị định, Thông tư hướng dẫn các hoạt động tái cơ cấu nền kinh tế. Nhiều nội dung mới trong tái cơ cấu kinh tế như việc xử lý nợ xấu, việc sắp xếp các tổ chức tài chính - ngân hàng, các chính sách hỗ trợ sản xuất kinh doanh, đổi mới doanh nghiệp… đã được luật hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực hiện tái cơ cấu và phát huy vai trò của nhà nước.

3.2.1.4. Vai trò thc hin và t chc thc hin

Với mô hình bộ máy chính quyền nhà nước ở Việt Nam, có thể nói cả hệ thống chính trị đã vào cuộc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế. Bắt đầu từ chủ trương, chính sách của Đảng, được thể chế hóa thành pháp luật, thành các nhiệm vụ của các ngành, các cấp, các địa phương. Việc tổ chức thực hiện tái cơ cấu vì thế được triển khai rộng khắp. Đặc biệt, năm 2017, Chính phủ đã thành lập Ban chỉ đạo tái cơ cấu nền kinh tế do Thủ tướng chính phủ trực tiếp làm trưởng ban. Bộ máy chỉ đạo, tổ chức thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế nhờ đó vừa mang tính toàn thể, vừa mang tính tập trung. Trong thực hiện, một số bộ ngành giữ vai trò, vị trí trung tâm. Cụ thể:

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì thực hiện 19 nhiệm vụ và là đơn vị chủ trì rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách về môi trường kinh doanh, nâng cao chất lượng quy hoạch, gắn chiến lược với quy hoạch, kế hoạch, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với quy hoạch, tái cơ cấu đầu tư công, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư. Bộ đã chủ trì xây dựng Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh cho thời kỳ 2013 - 2020 và tầm nhìn đến 2050 (ban hành kèm theo Quyết định 1393/QĐ-TTg ngày 23/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ) và Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 - 2020 (ban hành kèm theo Quyết định 403/QĐ-TTg ngày 20/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ).

Bộ Tài chính đã chủ trì thực hiện hoàn thành 13 nhiệm vụ, đồng thời phối hợp với các Bộ, ngành thực hiện 26 nhiệm vụ, nhằm tái cơ cấu ngân sách nhà nước, nợ công, dịch vụ công và doanh nghiệp nhà nước; tiếp tục triển khai Đề án Tái cấu trúc thị trường chứng khoánvà doanh nghiệp bảo hiểm ban hành kèm theo Quyết định số 1826/QĐ-TTg ngày 6/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ, Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 252/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ kinh tế vai trò của nhà nước trong tái cơ cấu nền kinh tế ở việt nam (Trang 94 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)