Những vấn đề lý luận về dạy học môn tiếng Anh ở các trường đại học đáp ứng chuẩn đầu ra

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học môn tiếng anh ở các trường đại học đáp ứng chuẩn đầu ra (Trang 36 - 58)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1. Những vấn đề lý luận về dạy học môn tiếng Anh ở các trường đại học đáp ứng chuẩn đầu ra

2.1.1. Khái niệm dạy học môn tiếng Anh ở trường đại học

Dạy học là hoạt động cơ bản ở tất cả các nhà trường, thông qua dạy học giúp người học lĩnh hội hệ thống kiến thức khoa học, rèn luyện kỹ năng thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp tư duy sáng tạo và hình thành thái độ chuẩn mực theo yêu cầu của chương trình dạy học trong nhà trường và xã hội.

Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Dạy học là một chức năng xã hội, nhằm truyền đạt và lĩnh hội kiến thức, kinh nghiệm xã hội đã tích lũy được, nhằm biến kiến thức, kinh nghiệm xã hội thành phẩm chất và năng lực cá nhân” [35-tr. 18].

Tác giả Phạm Viết Vượng cho rằng: “Dạy học là hoạt động phối hợp của hai chủ thể, đó là giáo viên và học sinh. Dạy và học được thực hiện đồng thời với cùng một nội dung và hướng tới cùng một mục đích” [70 - tr. 53].

Như vậy, dạy học được xem là một trong những hoạt động cơ bản trong nhà trường, là con đường thuận lợi nhất, giúp người học sinh có thể lĩnh hội được một hệ thống tri thức khoa học và kỹ năng hành động thực tiễn để chuyển thành phẩm chất, năng lực trí tuệ của cá nhân.

Dạy học ngoại ngữ ở các nhà trường nói chung và dạy học môn tiếng Anh ở các trường đại học nói riêng, là hoạt động có mục đích, có kế hoạch, có nội dung, chương trình và phương pháp dạy học cụ thể, để giúp người học tiếp thu những tri thức ngôn ngữ cụ thể, rèn luyện những kỹ năng, kỹ xảo, lời nói, từ đó có khả năng sử dụng thành thạo ngôn ngữ đó trong học tập và trong cuộc sống hàng ngày.

Theo tác giả F.Closet, chuyên gia về dạy học ngoại ngữ đã nhận định rằng việc dạy học ngoại ngữ nhằm mục đích giúp người học thực hành tích luỹ kiến thức, bên cạnh đó giáo dục phát triển năng lực người học, mục tiêu

của dạy học ngoại ngữ là giúp người học có khả năng hiểu và sử dụng ngôn ngữ được học thông qua việc định hình và phát triển các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ như thu nhận và tái tạo, trong đó có kỹ năng nghe và đọc là kỹ năng thu nhận, kỹ năng nói và viết là kỹ năng tái tạo.

Từ các quan niệm về dạy học, dạy học ngoại ngữ nêu trên, có thể khái quát: Dạy học môn tiếng Anh ở trường đại học là sự tương tác, phối hợp thống nhất giữa hoạt động dạy và học của giảng viên và sinh viên, nhằm giúp sinh viên chiếm lĩnh nội dung kiến thức, các kỹ năng sử dụng tiếng Anh để đạt đến mục tiêu, nhiệm vụ dạy học môn học theo chương trình quy định.

Định nghĩa trên cho thấy, dạy học môn tiếng Anh ở trường đại học, là sự phối hợp thống nhất giữa hoạt động dạy và học của giảng viên và sinh viên trong truyền thụ và lĩnh hội nội dung kiến thức, các kỹ năng sử dụng tiếng Anh, nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ dạy học môn học của nhà trường đã xác định.

Mặt khác, dạy học môn tiếng Anh là hoạt động trong đó người dạy đóng vai trò là người tổ chức, lãnh đạo (chủ thể của hoạt động dạy); còn người học là chủ thể của hoạt động học; do vậy để chiếm lĩnh được nội dung kiến thức, các kỹ năng sử dụng tiếng Anh để đạt đến mục tiêu dạy học môn học theo chương trình quy định, thì người học phải nỗ lực, phát huy tính tích cực, chủ động cá nhân; có phương pháp phù hợp để đạt đến kết quả mong muốn. Như vậy, trong dạy học tiếng Anh ở trường đại học, có hoạt động học của sinh viên thì mới có hoạt động dạy của giảng viên, thiếu một trong hai hoạt động đó thì hoạt động dạy học không diễn ra.

Tuỳ theo yêu cầu, nội dung từng bài học, kỹ năng rèn luyện mà giảng viên có phương pháp dạy và sinh viên có phương pháp học phù hợp để đạt mục tiêu dạy học hiệu quả. Dạy học môn tiếng Anh nói riêng gồm 4 kỹ năng:

Nghe – Nói – Đọc – Viết. Cấu trúc của hoạt động dạy học môn tiếng Anh được mô tả theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1: Cấu trúc hoạt động dạy học môn Tiếng Anh

Bốn kỹ năng giao tiếp Nghe - Nói - Đọc - Viết trên có mối quan hệ qua lại và gắn bó với nhau, trong đó khẩu ngữ Nói - Nghe được chú trọng đặc biệt và đi trước so với bút ngữ Viết - Đọc.

2.1.2. Đặc điểm dạy học môn tiếng Anh ở các trường đại học

Dạy và học ngoại ngữ là một quá trình phức tạp của hoạt động tái tạo lại một ngoại ngữ cụ thể, bao gồm hoạt động dạy ngoại ngữ và hoạt động học ngoại ngữ diễn ra theo phương thức nhà trường. Chức năng của hoạt động dạy học ngoại ngữ: có chức năng kép: Chức năng tổ chức và điều khiển thuộc về phía hoạt động dạy ngoại ngữ; Chức năng hành động tích cực để tạo ra sự phát triển ngoại ngữ ở học sinh thuộc về phía hoạt động học ngoại ngữ. Dạy học môn tiếng Anh ở trường đại học cũng mang những đặc trưng chung của dạy ngoại ngữ và nó cũng như bất kỳ một ngoại ngữ nào đều có chức năng là công cụ giao tiếp được thể hiện ở 04 dạng hoạt động cơ bản: nghe, nói, đọc, viết. Ở các trường đại học, môn tiếng Anh là một môn học cơ bản.

Sau khi học xong chương trình đào tạo tiếng Anh ở nhà trường, sinh viên khi ra trường cùng với kiến thức chuyên ngành, sẽ sử dụng được tiếng Anh để giao tiếp thông thường như đọc sách, nói, viết. Người dạy cần phân biệt yêu cầu của từng kỹ năng để có phương pháp dạy học thích hợp và người học có phương pháp học tương ứng. Đối với môn tiếng Anh, ngoài các kỹ năng ngôn ngữ người học phải đạt được để sử dụng làm phương tiện giao

NóiNói Khẩu ngữKhẩu ngữ NgheNghe

Tái tạo

Tái tạo Giao tiếpGiao tiếp Thu nhậnThu nhận

ViếtViết Bút ngữBút ngữ ĐọcĐọc

tiếp, người học còn được trang bị thêm kiến thức về ngôn ngữ, văn hoá. Từ kết quả nghiên cứu, có thể khái quát: dạy học môn tiếng Anh ở các trường đại học có những đặc điểm cơ bản sau:

*Một là, về mục tiêu dạy học môn tiếng Anh ở trường đại học.

Mục tiêu dạy học môn tiếng Anh ở các trường đại học, nhằm hình thành và phát triển các kỹ năng: Nghe – Nói – Đọc – Viết tiếng Anh giúp cho sinh viên tất cả các chuyên ngành đào tạo trong toàn trường có trình độ đại học phát triển năng lực sử dụng tiếng Anh đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thị trường lao động trong quá trình hội nhập quốc tế. Như vậy, mục tiêu cơ bản của dạy học môn tiếng Anh ở trường đại học, là làm cho sinh viên nắm được ngôn ngữ tiếng Anh như một phương tiện giao tiếp và nhận thức; hình thành được kỹ năng, kỹ xảo lời nói thành thạo tiếng Anh. Đối với học tiếng Anh lúc đầu hoạt động lời nói còn xa lạ chưa có, vì vậy phải đặt ra nhiệm vụ cấp bách là hình thành được kỹ năng, kỹ xảo lời nói ngoại ngữ, đây chính là khâu thực hành tiếng Anh. Muốn có kỹ năng, kỹ xảo lời nói tiếng Anh cần có tri thức lý thuyết tiếng Anh; do vậy người học cần phải tích cực luyện tập lời nói, học đến đâu thực hành đến đấy thì mới hình thành được kỹ năng này.

Để thực hiện mục tiêu dạy học tiếng Anh ở trường đại học, yêu cầu đối với sinh viên: trước khi học đều được làm bài kiểm tra đánh giá trình độ sử dụng tiếng Anh; kết quả kiểm tra sẽ được sử dụng để phân chia trình độ và xếp lớp. Ở mỗi một cấp độ, sự tiến bộ của mỗi người học đều sẽ được theo dõi qua các bài đánh giá năng lực cơ bản, hoặc kiểm tra xem sinh viên có đạt yêu cầu của từng cấp độ hay không. Kết thúc mỗi khoá học, sinh viên sẽ làm một bài kiểm tra để xác định việc họ có khả năng theo học ở cấp độ tiếp theo cao hơn hay không? Người học sau khi học môn học tiếng Anh yêu cầu phải đạt được các kỹ năng chủ yếu sau:

1. Khả năng Nói và diễn đạt để người khác hiểu được trong giao tiếp thông thường và trong môi trường làm việc.

2. Khả năng Nghe và hiểu thông tin người khác diễn đạt trong giao tiếp thông thường và trong môi trường làm việc.

3. Khả năng Đọc và hiểu thông tin trong giao tiếp thông thường và trong môi trường làm việc.

4. Khả năng Viết và diễn đạt để người khác hiểu trong giao tiếp thông thường và trong môi trường làm việc.

Các kỹ năng chủ yếu nói trên tương ứng với từng cấp độ sử dụng tiếng Anh dựa trên thang điểm TOEIC được quy định chi tiết trong nội dung chương trình.

*Hai là, về chương trình, nội dung dạy học môn tiếng Anh ở các trường đại học: Các chương trình được thiết kế dựa trên thang cấp độ, trước khi theo học các cấp độ tiếp theo, người học phải chứng minh họ đã đạt được yêu cầu tối thiểu của cấp độ thấp hơn trước đó qua một bài kiểm tra đầu vào. Do các chương trình đã được tách ra theo các trình độ thành thạo khác nhau nên không nên tổ chức các lớp học gồm nhiều đối tượng với những trình độ kiến thức không đồng đều. Có nhiều phương pháp đa dạng có thể áp dụng trong quá trình giảng dạy.

Về giáo trình: một số trường đại học không chuyên ngoại ngữ có thể do giảng viên tự biên soạn giáo trình môn tiếng Anh theo chuyên ngành giảng dạy tại các trường với chương trình khung của Bộ hoặc có những trường tham khảo một số tài liệu giảng dạy có sẵn trên thị trường. Chẳng hạn như cuốn giáo trình "TOIEC" là một thể loại khá phù hợp với các trường vì nó cung cấp những từ có liên quan đến các lĩnh vực nghề nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay việc áp dụng giáo trình này vào giảng dạy chưa được phổ biến.

Nội dung dạy học môn tiếng Anh tập trung các kiến thức của 4 kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết trong đó kỹ năng đọc hiểu giữ vị trí trung tâm.

Cả bốn kỹ năng đều hình thành dựa trên cơ sở hiểu nội dung thông điệp và giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau. Nội dung tri thức ngoại ngữ mà người dạy cung cấp cho sinh viên phải là những tri thức khoa học cơ bản để giúp họ nhận thức được và có thể vận dụng chủ động, tự giác chúng như một công cụ giao tiếp. Ngoài ra, giảng viên cần củng cố và phát triển kiến thức ngoại ngữ đó để giúp sinh viên có thể tiếp tục học lên hoặc sử

dụng vốn ngoại ngữ của mình vào cuộc sống. Ngoài việc truyền đạt kiến thức, giảng viên còn giúp cho sinh viên hiểu thêm về đất nước, văn hoá, con người của dân tộc có ngôn ngữ đang học, tạo cho sinh viên có hứng thú học tập và làm giàu vốn hiểu biết của mình. Ngoài những vấn đề trên, nội dung chương trình dạy học ngoại ngữ ở trường đại học còn phải phù hợp với xu thế tiến bộ của thời đại, sự phát triển của khoa học- công nghệ, đồng thời phải gắn liền với yêu cầu phát triển đất nước.

*Ba là, đặc điểm về hoạt động dạy của giảng viên và hoạt động học của sinh viên đối với môn tiếng Anh

- Về hoạt động dạy của giảng viên: Đối với giảng viên dạy môn tiếng Anh ở các trường đại học không chuyên ngữ, yêu cầu ít nhất phải có bằng cử nhân sư phạm tiếng Anh; hoặc có chứng chỉ sư phạm dành cho những người có bằng cử nhân không phải hệ sư phạm. Giảng viên dạy môn tiếng Anh ở trường đại học không chuyên ngữ, thực hiện nhiệm vụ dạy học môn học trong điều kiện không thuận lợi như: Trình độ đầu vào của sinh viên thấp, ý thức và thái độ học tập chưa cao; do đó để giúp sinh viên học tốt môn tiếng Anh thì giảng viên phải thực sự nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm và phải nhận thức đúng vai trò của môn tiếng Anh với nghề nghiệp tương lai của sinh viên trong xu thế hội nhập để giúp sinh viên có mục đích, động cơ đúng đắn trong việc học tập môn tiếng Anh ở trường đại học.

Ngoài ra, đối với môn tiếng Anh, giảng viên phải thực sự yêu thích, tâm đắc với môn học mình dạy thì mới có thể tạo được hứng thú, truyền sự nhiệt tình, yêu thích đó tới sinh viên. Về tâm lý học hoạt động, thì coi ngôn ngữ là một dạng hoạt động - hoạt động lời nói; do vậy có thể nói đối tượng của hoạt động giảng dạy là ngôn ngữ tiếng Anh nên việc dạy ngoại ngữ tiếng Anh khó hơn nhiều so với việc dạy các bộ môn khoa học khác bằng tiếng mẹ đẻ.

-Về hoạt động học của sinh viên:

Như trình bày trên, trình độ đầu vào của sinh viên các trường đại học không chuyên ngữ thấp, nhiều sinh viên chưa xác định đây là môn học

không quan trọng; với động cơ học tập như vậy sẽ gây khó khăn trong quá trình triển khai hoạt động học tập. Đối với người học môn tiếng Anh, thì phương tiện hoạt động lời nói ngoại ngữ chưa có; do vậy để học được nó thì người học cần có nhu cầu học tập, giao tiếp bằng tiếng Anh; và coi nó như một phương tiện, công cụ trong giao tiếp. Một số đặc điểm về hành động học tập môn tiếng Anh như: Hành động phân tích: Đi kèm với hành động phân tích là kỹ năng sự tổng hợp, so sánh, đối chiếu, trừu tượng hoá, khái quát hoá.

Hành động mô hình hoá: Mô tả, diễn tả các bộ phận hay là các nội dung chi tiết của đối tượng học tập trên sơ đồ, để có thể nhận biết một cách trực quan, trên cơ sở đó giúp cho sự khái quát hoá nhanh chóng hơn. Hành động cụ thể hoá: Vận dụng tri thức để giải quyết bài tập, nhiệm vụ trong các điều kiện và tình huống cụ thể. Tất cả những hành động này được thực hiện trên đối tượng là đơn vị ngôn ngữ và lời nói ngoại ngữ… Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với người giảng viên, người thầy phải xây dựng chương trình dạy và học hợp lý tạo ra môi trường tiếng, tạo ra tình huống giao tiếp (lời nói) để sinh viên thực hành...

*Bốn là, về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn tiếng Anh ở các trường đại học: Trước những đòi hỏi về chất lượng, nhà trường nắm bắt nhu cầu đào tạo và triển khai áp dụng những phương pháp, kỹ năng giảng dạy và học ngoại ngữ: Dạy học theo nhóm, sử dụng nguồn tư liệu thực tế trong học ngoại ngữ, mở rộng việc nghiên cứu và xử lý tài liệu trực tuyến phục vụ giảng dạy, sử dụng các phần mềm học tiếng Anh với việc tự học của sinh viên, khai thác các yếu tố văn hoá để tăng hiệu quả học ngoại ngữ, sử dụng phương pháp giao tiếp để phát triển kỹ năng nghe, nói, sử dụng các bài tập lớn trong giảng dạy ngoại ngữ để tăng cường năng lực học từ vựng, cấu trúc ngữ pháp cho sinh viên. Việc lựa chọn phương pháp dạy học cần phù hợp với mục tiêu, nội dung, chương trình, đối tượng đào tạo. Phải kết hợp nhiều phương pháp và luôn sáng tạo để phù hợp với từng tiết dạy. Giảng viên

phải tìm cách dẫn dắt sinh viên thâm nhập vào môi trường ngoại ngữ, nhận thức các hiện tượng và hành vi ngôn ngữ để từ đó hình thành các kỹ năng.Mục tiêu quan trọng nhất của việc giảng dạy ngoại ngữ ở trường Đại học là dạy cho sinh viên cách học, trang bị cho họ những phương pháp và kỹ năng cơ bản để tăng cường khả năng tự học, thói quen học tập suốt đời. Các kỹ năng ngôn ngữ sẽ được phát triển tốt nhất khi gắn liền với các hoạt động có ý nghĩa; những đối tượng còn kém về những kỹ năng này sẽ thấy dễ dàng và hiệu quả hơn khi họ tham gia vào bài học thú vị và gần gũi với nhu cầu cũng như những chủ đề mà họ quan tâm.

Các giảng viên chủ yếu sử dụng phương pháp vấn đáp, đàm thoại, phương pháp hoạt động nhóm để giúp các em sinh viên khi học môn tiếng Anh có thể phát huy hết khả năng của mình một cách tốt nhất, đồng thời phát huy khả năng nhạy bén, tư duy và sáng tạo. Phương pháp dạy học có sự hỗ trợ của các phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại rất cần thiết và hữu ích khi giảng dạy ngoại ngữ vì nó tiết kiệm thời gian, có tính minh hoạ, trực quan cao, giúp học sinh khi học ngoại ngữ có cơ hội rèn luyện các kỹ năng nói, nghe, kỹ thuật phát âm ngữ điệu... theo tiếng nói của người bản địa thông qua nghe băng, đài hoặc đĩa. Việc mời giảng viên hoặc chuyên gia người nước ngoài cộng tác trong giảng dạy ngoại ngữ ở các trường còn rất hạn chế. Do đó, nhìn chung kỹ năng giao tiếp của các em sinh viên còn chưa cao. Các em phần lớn còn có xu hướng ngại giao tiếp khi gặp người nước ngoài, sợ nói sai.

Đây là một đặc điểm mà có lẽ các trường đại học không chuyên ngoại ngữ cần phải lưu tâm, ngoài ra thông qua các hoạt động ngoại khoá như tổ chức các câu lạc bộ môn tiếng Anh, tổ chức festival ngoại ngữ, tổ chức các kỳ thi olimpic ngoại ngữ... các em sinh viên càng có thêm cơ hội sử dụng và trau dồi kiến thức ngoại ngữ của mình.

Như vậy, thông qua các phương pháp dạy học môn tiếng Anh có thể thấy các hình thức dạy học bộ môn này chủ yếu là hình thức lên lớp,

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học môn tiếng anh ở các trường đại học đáp ứng chuẩn đầu ra (Trang 36 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(211 trang)