Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng dạy học môn tiếng Anh ở một số trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội
3.2.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên về tầm quan trọng của dạy học môn tiếng Anh
Cùng với tin học, tiếng Anh là chiếc chìa khoá để mở cửa cho chúng ta vươn ra thế giới được tiếp xúc với nền văn minh của các quốc gia và tiếp thu đón nhận những tri thức, công nghệ mới tiên tiến trên thế giới. Vì vậy, tiếng Anh đã sớm được đưa vào giảng dạy từ bậc tiểu học
trong hệ thống giáo dục của đất nước. Để thấy rõ quan điểm nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên trong các nhà trường về sự cần thiết dạy học môn tiếng Anh trong nhà trường với xu thế hội nhập hiện nay một cách khách quan, chính xác và có cơ sở, chúng tôi đã phát phiếu điều tra tới 520 đối tượng là cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên 6 trường đại học như giới thiệu ở mục 3.1.2.
Qua nghiên cứu thực tế, thu thập thông tin và xử lý số liệu điều tra kết hợp việc gặp và trao đổi trực tiếp với cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên kết quả cho thấy việc dạy học môn tiếng Anh trong nhà trường nói chung, các trường đại học nói riêng trong xu thế hội nhập hiện nay là rất cần thiết và quan trọng nhằm đáp ứng mục tiêu đào tạo của nhà trường. Tuy nhiên, trong thực tế việc giảng dạy tại các nhà trường vẫn còn gặp những khó khăn mà một trong những nguyên nhân dẫn tới khó khăn đó chính là nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên.
Bảng 3.1: Nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên về sự cần thiết giảng dạy môn tiếng Anh tại nhà trường đại học
TT Đối tượng
Mức độ
Rất cần
thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần
thiết ∑ X
Thứ bậc
SL % SL % SL % SL %
1. Cán bộ quản lý 46 76.7 14 23.3 0 0 0 0 226 3.77 1
2 Giảng viên 56 35.0 96 60.0 0 0 8 5.0 520 3.25 2
3 Sinh viên 72 24.0 150 50.0 60 20.0 18 6.0 876 2.92 3
Từ kết quả thu được ở bảng 3.1 cho thấy đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường đại học có luôn nhận thức cao và đúng đắn việc cần thiết phải dạy học tiếng Anh trong nhà trường trong xu thế hội nhập hiện nay . Kết quả cụ thể với tỷ lệ 100% số ý kiến được hỏi đều cho rằng “dạy học môn tiếng Anh” hiện nay là rất cần thiết và cần thiết với điểm trung bình là 3.77, thứ bậc 1 trong các đối tượng được khảo sát.
Để có thêm cơ sở tin cậy, chúng tôi trao đổi trực tiếp với Ông T.N.Đ cán bộ quản lý Khoa Ngoại ngữ trường Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội được biết: Trong những năm qua, Ban Giám hiệu nhà trường luôn thấy được tầm quan trọng của môn tiếng Anh đối với sinh viên, nhất là sinh viên các nghề quốc tế và khu vực ASEAN như nghề nền đường, mặt đường, công nghệ ô tô…nên đã chỉ đạo khoa Ngoại ngữ chú trọng và đầu tư cho việc giảng dạy môn học tiếng Anh. Tuy nhiên, có một số giảng viên, sinh viên vẫn chưa nhận thức đúng đắn về mức độ cần thiết và tầm quan trọng của dạy học môn tiếng Anh. Điều này thể hiện qua tỷ lệ 5.0 % ý kiến của giảng viên được hỏi cho rằng việc học tiếng Anh trong nhà trường là thực sự chưa cần thiết, kết quả khảo sát đối với đội ngũ giảng viên về nội dung này có điểm trung bình là 3.25, thứ bậc 2.
Đối với sinh viên, nhiều em vẫn chưa nhận thức đúng đắn về học môn tiếng Anh được thể hiện qua tỷ lệ 26.0 % ý kiến sinh viên chưa nhận thức đúng về dạy học môn tiếng Anh ở các trường đại học, điểm trung bình của đối tượng này là 2.92, thứ bậc thấp nhất trong các đối tượng được điều tra. Nhiều em khi được hỏi cho rằng chưa thật cần thiết để học tiếng Anh nhất là với các nghề không mang tính “quốc tế” vì cơ hội sử dụng khi đi làm là không có vì nơi các em đi làm gần như không có người nước ngoài. Đa số các em đều chú trọng cho môn học chuyên ngành nhằm có tay nghề cao khi đi làm cũng như xin việc hay tự mở xưởng riêng cho mình.
Chỉ có một số sinh viên nhận thức đúng là cần học tiếng Anh, nhất là trong xu thế hội nhập hiện nay để các em có cơ hội đi xuất khẩu lao động hay làm cho các công ty liên doanh với nước ngoài tại Việt Nam. Chính vì động cơ học tập chưa đúng của các em sinh viên cũng như ngay đối với một số giảng viên nhận thức chưa đúng về tầm quan trọng của môn tiếng Anh trong nhà trường nên đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả dạy học môn tiếng Anh tại nhà trường, ảnh hưởng đến mục tiêu đào tạo chung của nhà trường.
3.2.2. Thực trạng chương trình, nội dung và hình thức tổ chức dạy học môn tiếng Anh ở một số trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội
*Về thực trạng chương trình, nội dung dạy học môn tiếng Anh
Chương trình dạy học môn tiếng Anh được các nhà trường giao cho tổ Ngoại Ngữ xây dựng chương trình chi tiết cho từng đối tượng người học dựa trên quy định, khung chương trình đào tạo chung quy định của các trường đại học. Bám sát chuẩn đầu ra do Bộ GD&ĐT ban hành, các nhà trường chủ động xây dựng khung năng lực ngoại ngữ tiếng Anh đối với sinh viên của từng trường. Chương trình, nội dung dạy học môn tiếng Anh vè cơ bản đảm bảo khối lượng kiến thức cơ bản, nâng cao và có tính toàn diện, giúp sinh viên có khả năng sử dụng thành thạo cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Có thể sử dụng trong những tình huống giao tiếp đơn giản phục vụ cho công việc chuyên môn.
Bảng 3.2: Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng chương trình, nội dung và hình thức tổ chức dạy học môn tiếng Anh.
Nội dung đánh giá
Đối tượng
hỏi
Mức độ đánh giá Điể
m TB
Thứ Tốt Khá Trung bậc
bình Yếu
SL % SL % SL % SL %
1 Ch.trình môn học đáp ứng MT chuẩn đầu ra
CB,G
V 197 89,
5 23 10,
4 0 0 0 0 3,89 1
SV 256 85,
3 44 14,
7 0 0 0 0 3,85 1
2 Thiết kế ND DH phù hợp chuẩn đầu ra
CB,G
V 165 75,
0 32 14,
5 14 6,4 9 4,1 3,60 2
SV 193 64,
3 57 19,
0 26 8,7 24 8,0 3,39 2
3 Đổi mới HT DH môn học
CB,G
V 142 64,
5 39 17,
7 21 9,5 18 8,2 3,38 3
SV 173 57,
7 58 19,
3 40 13,3 29 9,7 3,25 3
4 Hoạt động giảng dạy của GV trên lớp
CB,G
V 107 48,
6 46 20,
9 36 16,4 31 14,1 3,04 4
SV 133 44,
3 65 21,
6 59 19,7 43 14,3 2,96 4
5 Hoạt động tự học tập của SV
CB,G
V 82 37,
3 51 23,
2 46 20,9 41 18,6 2,79 5
SV 103 34,
3 67 22,
3 69 23,0 61 20,3 2,71 5
Nhận xét: Qua số liệu điều tra ở bảng 3.2 cho thấy, thực trạng chương trình, nội dung dạy học môn tiếng Anh ở các trường đại học được đa số các ý kiến đánh giá “đáp ứng được mục tiêu chuẩn đầu ra của nhà trường”, Chương trình, nội dung dạy học môn tiếng Anh cơ bản phù hợp với đối tượng sinh viên. Cụ thể có đến 89,5 và 85.3% CBQL, giảng viên và sinh viên đánh giá ở mức tốt, với điểm trung bình là 3.89 và 3.85, xếp thứ bậc 1/5, đây là mức đánh giá cao nhất trong các nội dung khảo sát về thực trạng dạy học môn tiếng Anh ở các trường đại học không chuyên ngữ. Qua trao đổi trực tiếp Bà N.T.T.T. cán bộ quản lý khoa Ngoại ngữ Trường Đại học Kinh tế quốc dân cho biết CBQL, giảng viên và sinh viên đều nhận thức được tầm quan trọng của chương trình môn học; và thiết kế phù hợp với mục tiêu chuẩn đầu ra của nhà trường theo chuyên ngành đào tạo. Đây là yêu cầu của mỗi giảng viên tham gia giảng dạy trong nhà trường, cũng là nhiệm vụ mang tính bắt buộc phải tuân theo của mỗi giảng viên. Do vậy CBQL phải giám sát việc thực hiện chương trình của giảng viên để đáp ứng mục tiêu chuẩn đầu ra của nhà trường được thực hiện đầy đủ trên thực tế.
Còn về thiết kế nội dung dạy học, bài dạy phù hợp chuẩn đầu ra môn tiếng Anh cũng được đa số CBQL, giảng viên và sinh viên đánh giá ở mức tốt với 75,0 và 64,3% đánh giá ở mức tốt, điểm trung bình là 3.69 và 3,39 thứ bậc 2/5. Mặc dù đều xếp thứ bậc 2, song sự chênh lệch giữa CBQL, giảng viên và sinh viên là hơn 10% (0,3 điểm) điều đó là khách quan vì công tác thiết kế nội dung dạy học, bài dạy là do các thầy cô và cán bộ quản lý bộ môn thực hiện, nên trong đánh giá có sự ưu ái hơn; còn đối với sinh viên họ vẫn thấy chưa thật phù hợp cũng là dễ hiểu vì đầu vào ngoại ngữ của họ không đồng đều, nên nhân thức của họ cũng như vậy. Để tìm hiểu rõ hơn về thực trạng này, chúng tôi đã quan sát các nội dung dạy học được thiết kế trong các học phần, trong các bài giảng của giảng viên thì nhận thấy: Đội ngũ giáo viên đã thực sự chủ động trong việc thiết kế nội dung dạy học đảm bảo khối lượng kiến thức chung theo quy định; và có sự nghiên cứu, tìm tòi bổ sung nội dung kiến thức cho phù hợp với
từng đối tượng sinh viên của từng trường. Các nội dung dạy học được thiết kế cân đối, hài hòa cả trên 4 kỹ năng nghe, nói, đọc và viết.
Còn về hình thức tổ chức dạy và học môn học: Đổi mới hình thức dạy và học môn tiếng Anh là được nhiều trường đại học quan tâm, lãnh đạo nhà trường chỉ đạo quyết liệt. Tuy nhiên, thực trạng vấn đề này vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, hình thức tổ chức dạy và học môn tiếng Anh chưa đạt được kết quả như mong muốn. Kết quả khảo sát thực trạng cho thấy các nội dung này chưa được đánh giá cao, do chưa được thực hiện tốt, điển hình như về “Hoạt động giảng dạy của giảng viên ở các trường không chuyên ngữ”; qua quan sát cho thấy, mặc dù sự phân công giảng dạy được thực hiện theo đúng kế hoạch của khoa, tổ chuyên môn, đảm bảo tính chủ động trong chuẩn bị giảng dạy của giảng viên; hiện tượng bỏ giờ, bỏ lớp không có, giảng viên nào nghỉ dạy do ốm, hay đi công tác…đều được giảng viên khác dạy thay. Giảng viên cố gắng không để xảy ra hiện tượng trống giờ, chậm tiến độ giảng dạy, ảnh hưởng chung đến công tác đào tạo và lịch học của sinh viên. Tuy nhiên, kết quả khảo sát lại được CBQL, giảng viên và sinh viên đánh giá khá thấp có đến 30,5 và 34,0% ý kiến được hỏi đánh giá ở mức trung bình và yếu, điểm trung bình của nội dung thực trạng này chỉ là 3,04, và 2,96 xếp thứ bậc 4/5, đứng gần cuối các nội dung khảo sát.
Còn về “Hoạt động tự học tập môn học của sinh viên ở các trường không chuyên ngữ” kết quả khảo sát lại được CBQL, giảng viên và sinh viên đánh giá thấp nhất: với 39,5 và 43,0% ở mức trung bình và yếu, điểm trung bình của nội dung thực trạng này chỉ là 2,79, và 2,71 xếp thứ bậc 5/5 trong các nội dung khảo sát. Các số liệu trên là phù hợp với thực tế hiện nay về chất lượng hoạt động giảng dạy môn tiếng Anh với các trường đại học không chuyên ngữ có số lượng giảng viên thỉnh giảng nhiều hơn lực lượng cơ hữu của nhà trường.
Như vậy, hoạt động giảng dạy của giảng viên được đánh giá cao hơn hoạt động tự học tiếng Anh của sinh viên; điều đó tưởng như mâu thuẫn nhưng trên thực tế phản ánh đúng thực trạng về hình thức dạy và học môn tiếng Anh ở các trường đại học không chuyên ngữ hiện nay. Thực hiện các hình thức dạy
và học tiếng Anh trong nhà trường chịu sự tác động, chi phối bởi nhiều yếu tố như: Điều kiện, phương tiện dạy – học còn chưa phù hợp, số lượng sinh viên trong lớp học nhiều khi quá đông, dẫn đến các hình thức dạy học truyền thống vẫn giữ vai trò chủ đạo, các hình thức mang tính định hướng tự học, hướng dẫn tự học cho sinh viên vẫn còn nhiều hạn chế.
3.2.3. Thực trạng về phương pháp dạy học môn tiếng Anh ở một số trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội
Bảng 3.3: Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng phương pháp dạy học môn tiếng Anh.
Nội dung
đánh giá Đối tượng
hỏi
Mức độ đánh giá Điể
m TB
Thứbậc
Tốt Khá Trung
bình Yếu
SL % SL % SL % SL %
1 Sử dụng PP truyền thống trong giờ dạy
CB,G
V 147 66,
8 37 16,
8 21 9,5 15 6,8 3,44 1
SV 183 61,
0 58 19,
3 35 11,7 24 8,0 3,33 1
2 Đổi mới PP dạy trên lớp (nêu VĐ, học nhóm…)
CB,G
V 102 46,
4 47 21,
4 38 17,3 33 11,0 2,99 2
SV 123 41,
0 65 21,
6 64 21,3 48 16,0 2,88 2
3 Đổi mới PPDH hướng dẫn bài tập, tự học…
CB,G
V 87 39,
5 51 23,
2 44 20,0 38 17,3 2,85 3
SV 93 31,
0 67 22,
3 74 24,7 66 22,0 2,62 3
4 Ứng dụng CNTT, sử dụng thiết bị dạy học
CB,GV 80 36,
4 52 23,
6 45 20,4 43 19,5 2,77 4
SV 91 30,
3 69 23,
0 72 24,0 68 22,7 2,61 4
5 Sử dụng PP thực hành kỹ năng nghe, nói cho SV
CB,GV 75 34,
1 45 20,
4 52 23,6 48 21,8 2,67 5
SV 85 28,
3 65 21,
7 77 25,7 73 24,3 2,54 5
Nhận xét: Từ kết quả khảo sát trên cho thấy: Phương pháp truyền thống như thông báo, thuyết trình, giảng giải, vấn đáp, trực quan…trong giờ dạy tiếng Anh vẫn được giảng viên sử dụng thường xuyên, chủ yếu trong giờ lên lớp ngoại ngữ. Do vậy nội dung này cũng được CBQL, giảng viên và sinh viên đánh giá giá mức tốt khá cao với 66,8 và 61.0%, còn lại là ở mức khá và trung
bình, mức yếu rất ít chỉ có 6,6 và 8,0%; điểm trung bình là 3.44 và 3.33, xếp thứ bậc 1/5; đây là mức đánh giá cao nhất trong các nội dung khảo sát về thực trạng phương pháp dạy học môn tiếng Anh của giảng viên ở các trường đại học không chuyên ngữ. Về đổi mới phương pháp dạy trên lớp như: phương pháp nêu vấn đề, dạy học nhóm…các bộ môn đã tổ chức bồi dưỡng sử dụng phương pháp dạy học tích cực, dạy mẫu và rút kinh nghiệm cho giảng viên, do vậy được giảng viên tích cực thực hiện trong các bài dạy; chủ động tích cực đổi mới từ khâu chuẩn bị bài giảng để kích thích sinh viên tự giải quyết vấn đề nhằm phát huy cao độ tính năng động, sáng tạo trong quá trình học tập; những đề thi đã được giảng viên đưa nội dung tự học vào đã khách quan hơn trong công tác coi thi, chấm thi. Để sinh viên có khả năng tự học, giảng viên phải tìm cách để hướng dẫn sinh viên có các phương pháp học tốt. Do vậy kết quả khảo sát nội dung này được CBQL, giảng viên và sinh viên đánh giá giá mức tốt và khá cũng khá cao với 67,8 và 62.6%, còn lại là ở mức trung bình và yếu; điểm trung bình là 2.99 và 2.88, xếp thứ bậc 2/5.
Qua trao đổi với Bà N.T.B.L. CBQL bộ môn tiếng Anh trường Đại học Điện lực cho biết, còn một số giảng viên vẫn áp dụng các phương pháp, hình thức dạy truyền thống là phương pháp thuyết trình “Thầy nói - trò nghe” là chủ yếu; một số phương pháp được coi là cơ bản, cốt lõi trong dạy học ngoại ngữ như: phương pháp hợp tác nhóm trên thực tế chưa trở thành phố biến; việc áp dụng CNTT vào giảng dạy của giảng viên chưa được thực hiện thường xuyên, phần lớn chỉ được thực hiện áp dụng trong một số ít giảng viên…
Về đổi mới phương pháp hướng dẫn bài tập, tự học cho sinh viên, ứng dụng CNTT, sử dụng thiết bị dạy học; và sử dụng phương pháp thực hành kỹ năng nghe, nói cho sinh viên…đây là những nội dung được CBQL, giảng viên và sinh viên đánh giá mức trung bình và yếu khá cao; cụ thể là từ 37,3 và 46,7%, đến 44,4 và 50,0%; điểm trung bình từ 2.54 và 2.85, xếp thứ bậc 3/5 đến 5/5;
trong đó phương pháp thực hành kỹ năng nghe, nói cho sinh viên đạt kết quả thấp nhất trong các nội dung khảo sát.
Việc áp dụng, đổi mới đa dạng hóa phương pháp dạy học tiếng Anh trong nhà trường chịu sự tác động của nhiều yếu tố như: phương tiện dạy – học, số lượng sinh viên trong lớp học quá đông…,bên cạnh đó việc bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và phương pháp dạy học của giảng viên còn chưa được thực hiện tốt, việc thực hiện chỉ ở một số ít giảng viên. Kết quả quan sát thực tế cũng cho thấy: Nội dung “ứng dụng CNTT, sử dụng thiết bị dạy học…” là điều đáng lo ngại, việc áp dụng CNTT vào giảng dạy của giảng viên chưa được thực hiện thường xuyên. Nếu áp dụng CNTT vào tiết học, bài giảng thì sẽ trở nên sinh động, tiết kiệm thời gian, có trực quan có thể tạo hứng thú, giúp sinh viên thích học hơn…Tuy nhiên, phần lớn các giảng viên không thích soạn giáo án có áp dụng CNTT vì mất nhiều thời gian (nhất là với những giảng viên mới sử dụng), và lý do chủ yếu là khi dạy phải đi mượn máy chiếu, phòng chiếu mất thời gian và khó khăn. Còn thiết bị dạy học Ngoại ngữ trong các trường về phòng học tiếng còn hạn chế, có trường chưa có phòng học tiếng riêng, nếu có thì với bảng hình hạn chế, khó sử dụng; vì thế với nhiều lý do nên giảng viên ít khi sử dụng phòng tiếng và các phương tiện kỹ thuật khác để dạy nghe cho sinh viên...nên việc dạy kỹ năng nghe cho sinh viên chưa đạt hiệu quả. Đây là điểm hạn chế của giảng viên dạy tiếng Anh, nó ảnh hưởng lớn đến chất lượng giảng dạy môn học này, vì thế cần sớm được khắc phục.
3.2.4. Thực trạng về kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn tiếng Anh ở một số trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội
Bảng 3.4: Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn tiếng Anh ở các trường.
Nội dung
đánh giá Đối tượng
hỏi
Mức độ đánh giá Điể
m TB
Thứ bậc
Tốt Khá Trung
bình Yếu
SL % SL % SL % SL %
1 Xây dựng ngân hàng đề thi
CB,G
V 108 49,
1 42 19,
1 37 16,8 33 11,0 3,02 1
SV 115 38,
3 73 24,
3 64 21,3 48 16,0 2,85 1
2 Đa dạng hóa PP kiểm tra, đánh giá…
CB,G
V 97 44,
1 47 21,
4 41 18,6 35 15,9 2,94 2
SV 118 39, 67 22, 64 21,3 51 17,0 2,84 2