Thực trạng quản lý dạy học môn tiếng Anh ở một số trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học môn tiếng anh ở các trường đại học đáp ứng chuẩn đầu ra (Trang 94 - 113)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

3.3. Thực trạng quản lý dạy học môn tiếng Anh ở một số trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội

3.3.1. Thực trạng quản lý thực hiện mục tiêu, kế hoạch dạy học môn tiếng Anh của nhà trường

Bảng 3.5: Tổng hợp kết quả thực trạng quản lý thực hiện mục tiêu, kế hoạch dạy học môn tiếng Anh của nhà trường.

TT Nội dung Mức độ

Tốt Khá Trung bình Yếu

X

Thứ

SL % SL % SL % SL % bậc

1. Quản lý thực hiện mục

tiêu dạy học môn học 156 30.0 338 65.0 26 5.0 0 0 1690 3.25 1 2

Quản lý việc lập kế hoạch dạy học của giảng viên

104 20.0 260 50.0 130 25.0 26 5.0 1482 2.85 4

3

Quản lý nhiệm vụ soạn bài và chuẩn bị lên lớp

0 0 300 57.7 156 30.0 64 12.3 1276 2.45 6 4 Quản lý nề nếp lên lớp

của Khoa Ngoại ngữ 60 11.5 286 55.0 130 25.0 44 8.5 1402 2.69 5 5

Quản lý kế hoạch sử dụng và cải tiến phương tiện giảng dạy

0 0 190 36.5 248 47.7 82 15.8 1148 2.20 8

6

Quản lý giáo viên thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên

104 20.0 298 57.3 78 15.0 40 7.7 1506 2.89 3 7 Quản lý thực hiện quy 156 30.0 338 65.0 20 3.8 6 1.2 1684 3.23 2

định về hồ sơ chuyên môn dạy học

8

Quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của giảng viên

0 0 234 45.0 208 40.0 78 15.0 1196 2.30 7

Qua kết quả ở bảng 3.5 cho thấy: Thực trạng xây dựng mục tiêu, chương trình, kế hoạch dạy học môn tiếng Anh đã có một số nội dung được thực hiện ở mức khá. Tuy nhiên, còn nhiều nội dung vẫn ở mức thấp và không đồng đều ở nhiều nội dung cụ thể. Trong các nội dung được khảo sát thì nội dung “Quản lý thực hiện chương trình giảng dạy” được đa số ý kiến đánh giá ở mức tốt và khá với điểm trung bình là 3.25, xếp thứ bậc 1. Nội dung quản lý thực hiện quy định về hồ sơ chuyên môn dạy học được đa số đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý đánh giá ở mức cao đạt tỷ lệ 95.0% đánh giá tốt và khá, với điểm trung bình là 3.23, xếp thứ 2.

Để có thêm cơ sở khoa học, chúng tôi đã trực tiếp nghiên cứu hồ sơ, kế hoạch phân công giảng dạy môn tiếng Anh ở ngẫu nhiên ở Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm nghệ thuật TW cho thấy đây là nội dung được tổ chức bài bản, có sự tổ chức phân công khoa học, chặt chẽ đảm bảo theo kế hoạch đào tạo chung của các nhà trường.

Bên cạnh đó, có nhiều nội dung cụ thể khác có kết quả điều tra khảo sát không được đánh giá cao như các nội dung: quản lý hoạt động tự bồi dưỡng nâng cao trình độ của giảng viên đa số ý kiến đánh giá ở mức trung bình và thấp với 45.0% đánh giá trung bình và yếu, điểm trung bình chỉ đạt 2.30, xếp thứ 7; nội dung quản lý lập kế hoạch sử dụng, cải tiến phương tiện dạy học môn tiếng Anh cũng không được chú trọng, với 63.5% các ý kiến đánh giá ở mức thấp, điểm trung bình là 2.20, xếp thứ bậc cuối trong các nội dung được khảo sát. Một số nội dung thực trạng như lập kế hoạch công tác của giảng viên tiếng Anh cũng chỉ đạt ở mức trung bình với điểm trung bình là 2.85, xếp thứ bậc 4; nội dung quản lý nề nếp lên lớp của bộ môn, khoa ngoại ngữ của các trường cũng chỉ có 11.5% số ý kiến đánh giá ở mức tốt, điểm trung bình chỉ đạt 2.69, xếp thứ bậc 5/8 nội dung được khảo sát...

Các kết quả khảo sát những vấn đề trên hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tế ở các trường đại học không chuyên ngữ hiện nay. Từ đó cho thấy thực trạng xây dựng chương trình, nội dung, kế hoạch dạy học môn tiếng Anh ở một số trường đại học vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Kết quả thực trạng này đang là vấn đề đặt ra đối với đội ngũ cán bộ quản lý các cấp của nhà trường nghiên cứu, tìm giải pháp khắc phục.

3.3.2. Thực trạng quản lý giảng viên thực hiện chương trình, nội dung và kế hoạch dạy học môn tiếng Anh

Để có những nhận xét, kết luận khách quan về thực trạng quản lý thực hiện chương trình, nội dung dạy học môn tiếng Anh, tác giả đề tài đã xin ý kiến bằng bảng khảo sát và trao đổi, phỏng vấn cán bộ quản lý, giảng viên trong Khoa và Bộ môn Ngoại ngữ và sinh viên ở một số trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội, kết quả được thể hiện qua bảng 3.6.

Bảng 3.6: Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng quản lý giảng viên thực hiện chương trình, nội dung dạy học môn tiếng Anh ở một số trường đại học.

TT Nội dung

Mức độ

Tốt Khá Trung bình Yếu

X

Thứ

SL % SL % SL % SL % bậc

1.

Cụ thể hoá các quy định thực hiện chương trình giảng dạy

104 20.0 234 45.0 182 35.0 0 0 1482 2.85 2

2

Chỉ đạo Bộ môn tổ chức chi tiết hoá chương trình

38 7.3 300 57.7 130 25.0 52 10.0 1364 2.62 4

3

Thường xuyên theo dõi thực hiện chương trình qua báo cáo tuần

354 68.0 130 25.0 36 7.0 0 0 1878 3.54 1

4

Đánh giá thực hiện tiến trình giảng dạy qua sổ ghi đầu bài

92 17.7 116 22.3 208 40.0 104 20.0 1236 2.37 5 5 Tổ chuyên môn

kiểm tra kế hoạch

142 27.3 156 30.0 118 22.7 104 20.0 1376 2.64 3

dạy bộ môn

6 Thanh tra thực hiện

chươngtrìnhmôn học 0 0 104 20.0 326 62.7 90 17.3 874 2.02 6

Qua kết quả khảo sát bảng 3.6 đã cho thấy: Chương trình dạy học là công cụ chủ yếu để quản lý và giám sát việc thực hiện chương trình giảng dạy và kế hoạch dạy học của Khoa và Bộ môn Ngoại ngữ, đồng thời nó cũng là căn cứ để giảng viên xây dựng kế hoạch công tác và kế hoạch giảng dạy môn học của mình. Việc cụ thể hoá một số quy định về thực hiện chương trình đào tạo, Khoa, Bộ môn Ngoại ngữ đã làm khá tốt, chỉ có tỷ lệ 35.0% ở mức trung bình, còn lại là tốt và khá, điểm trung bình của nội dung này là 2.85, xếp thứ bậc 2/6.

Trong các nội dung quản lý thực hiện chương trình, nội dung dạy học môn tiếng Anh thì nội dungthường xuyên theo dõi thực hiện chương trình qua báo cáo định kỳ hàng tuần được thực hiện tốt nhất với kết quả có 68.0% số ý kiến đánh giá ở mức tốt, điểm trung bình là 3.54, xếp thứ bậc 1. Nội dung thực trạng

“Tổ chuyên môn kiểm tra kế hoạch dạy bộ môn” có đến 42.7% số ý kiến đánh giá ở mức trung bình và yếu, điểm trung bình của nội dung này là 2.64, xếp thứ 3/6. Bên cạnh đó cũng còn nhiều nội dung cụ thể của thực trạng quản lý thực hiện chương trình, nội dung dạy học môn tiếng Anh còn có kết quả thấp. Đó là nội dung thực trạng “Đánh giá thực hiện tiến trình giảng dạy qua sổ ghi đầu bài” có đến 60.0% số ý kiến đánh giá ở mức thấp, điểm trung bình chỉ là 2.37, xếp thứ bậc 5/6 nội dung. Đối với nội dung “Thanh tra thực hiện chương trình môn học” có đến 62.7% ý kiến đánh giá ở mức trung bình, thậm chí còn có đến 17.3% đánh giá ở mức yếu và điểm trung bình chỉ là 2.02, xếp cuối cùng trong các nội dung khảo sát về thực trạng quản lý thực hiện chương trình, nội dung dạy học môn tiếng Anh ở một số trường đại học.

Các kết quả khảo sát trên phù hợp với thực tế hiện nay ở các trường đại học không chuyên ngữ, qua trao đổi với Ông T.Q.V. trường Đại học Thủ Đô cho biết: để giám sát, kiểm tra việc thực hiện chương trình giảng dạy môn học của giảng viên, Khoa Ngoại ngữ và nhà trường thường xuyên thực hiện các nội dung: kiểm tra kế hoạch và việc thực hiện kế hoạch giảng dạy bộ môn tiếng

Anh, giám sát việc thực hiện chương trình thông qua sổ ghi đầu bài; yêu cầu hàng tháng các giảng viên báo cáo việc thực hiện chương trình giảng dạy; về cơ bản công tác giám sát thực hiện chương trình, nội dung giảng dạy của các giảng viên được thực hiện khá tốt, chỉ có việc thanh tra thực hiện chương trình và đánh giá thực hiện tiến trình giảng dạy qua sổ ghi đầu bài còn chưa tốt, nên nhà trường sẽ có biện pháp khắc phục.

*Về thực trạng quản lý giảng viên thực hện kế hoạch dạy học

Việc lập kế hoạch của giảng viên là khâu có tính chất tiền đề, định hướng cho toàn bộ quá trình dạy học của giảng viên và đây cũng là cơ sở cho việc quản lý dạy học môn tiếng Anh.

Bảng 3.7: Tổng hợp kết quả thực trạng quản lý kế hoạch dạy học môn tiếng Anh của giảng viên.

TT Nội dung quản lý Mức độ

Tốt Khá Trung bình Yếu

X

Thứ

SL % SL % SL % SL % bậc

1. Cụ thể hoá nhiệm vụ

năm học 130 25.0 208 40.0 92 17.7 90 17.3 1418 2.72 3

2

Xây dựng những quy định cụ thể về lập kế hoạch cá nhân

168 32.3 274 52.7 78 15.0 0 0 1650 3.17 1 3

Tổ chức kiểm tra dân chủ nhiệm vụ xây dựng

kế hoạch cá nhân 78 15.0 116 22.3 208 40.0 118 22.7 1194 2.29 5 4

Thanh tra nhiệm vụ lập kế hoạch công tác và giảng dạy

104 20.0 156 30.0 170 32.7 90 17.3 1341 2.52 4 5 Sử dụng kết quả kiểm

tra kế hoạch để đánh giá xếp loại

138 26.5 234 45.0 118 22.7 30 5.8 1520 2.92 2

Từ kết quả điều tra ở bảng 3.7 cho thấy:

Để tạo điều kiện cho giảng viên, Khoa và Bộ môn Ngoại ngữ đã cụ thế hoá nhiệm vụ năm học vào nhiệm vụ cụ thể về số lượng loại kế hoạch và nội dung cần đạt được cho mỗi giảng viên. Hai nội dung này đều được đánh giá là thực hiện tốt.

Nội dung tổ chức kiểm tra dân chủ, công khai nhiệm vụ xây dựng kế hoạch của giảng viên hiệu quả chưa cao, thể hiện ở tỷ lệ 40 .0% số ý kiến đánh giá mức độ thực hiện nội dung quản lý này ở mức trung bình và yếu là 22.7%, điểm trung bình là 2.29, xếp cuối trong các nội dung được khảo sát về vấn đề này.

Nội dung thực trạng thanh tra nhiệm vụ lập kế hoạch công tác dạy của giảng viên cũng còn nhiều bất cập, chưa đạt được hiệu quả quản lý như mong muốn với 50.0% số ý kiến được hỏi đánh giá ở mức trung bình và yếu, điểm trung bình của nội dung này là 2.52, xếp thứ bậc 4/5 nội dung được khảo sát.

Nội dung sử dụng kết quả kiểm tra kế hoạch để đánh giá xếp loại được đa số ý kiến đánh giá là tương đối tốt, điểm trung bình là 2.92, xếp thứ 2, tuy nhiên vẫn còn một số ý kiến đánh giá mức độ chưa cao.

*Về quản lý soạn bài và chuẩn bị lên lớp của giảng viên

Công tác chuẩn bị trước khi lên lớp của giảng viên có vai trò rất quan trọng, trong thực tiễn giảng dạy của nhà trường cho thấy: giảng viên nào có ý thức chuẩn bị tốt cho giờ lên lớp (chuẩn bị đầy đủ hồ sơ lên lớp) thì chất lượng giảng dạy của giảng viên đó được CBQL, đồng nghiệp đánh giá có chất lượng tốt. Qua thực tiễn khảo sát thực trạng quản lý soạn bài và chuẩn bị lên lớp của giảng viên, kết quả thu được như sau.

Bảng 3.8: Tổng hợp kết quả thực trạng quản lý soạn bài và chuẩn bị lên lớp của giảng viên.

TT Nội dung quản lý Mức độ

Tốt Khá Trung bình Yếu

X

Thứ

SL % SL % SL % SL % bậc

1. Đề ra những quy định cụ thể về việc soạn bài và chuẩn bị tiết dạy

156 30.0 338 65.0 20 3.8 6 1.2 1684 3.23 1

2

Giao cho tổ chuyên môn lập kế hoạch kiểm tra định kỳ giáo án của giảng viên

190 36.5 168 32.3 162 31.2 0 0 1588 3.05 3

3 Thường xuyên kiểm tra

giáo án của giảng viên 0 0 234 45.0 208 40.0 78 15.0 1196 2.30 5 4 Tổ chức kiểm tra đột xuất

giáo án của giảng viên 0 0 104 20.0 326 62.7 90 17.3 1054 2.02 7 5 Kiểm tra việc sử dụng 0 0 200 38.5 196 37.7 124 23.8 1116 2.14 6

tài liệu và sách tham khảo của giảng viên 6 Bồi dưỡng năng lực

soạn bài và chuẩn bị

lên lớp 0 0 300 57.7 156 30.0 64 12.3 1276 2.45 4

7 Sử dụng kết quả kiểm tra trong đánh giá, xếp

loại giảng viên 168 32.3 274 52.7 78 15.0 0 0 1650 3.17 2

Qua kết quả điều tra bảng 3.8 cho thấy: Chủ nhiệm khoa và Trưởng bộ môn Ngoại ngữ đã đưa ra những biện pháp, những quy định về việc soạn bài, giám sát công tác kiểm tra hồ sơ, giáo án của giảng viên theo định kỳ (từng học kỳ, trong năm học); đặt ra quy định thường xuyên kiểm tra công tác chuẩn bị lên lớp của giảng viên thực hiện thanh hồ sơ giảng viên, bồi dưỡng năng lực soạn bài cho giảng viên và sử dụng kết quả kiểm tra nhiệm vụ soạn bài trong việc đánh giá chất lượng công tác của giảng viên. Qua kết quả điều tra cho thấy nội dung đề ra những quy định cụ thể về việc soạn bài, với các nội dung cụ thể như: Đề ra những quy định cụ thể về việc soạn bài và chuẩn bị tiết dạy, có đa số ý kiến đánh giá cao nội dung này 95,0% chỉ có 5.0% các ý kiến đánh giá ở mức trung bình và yếu, điểm trung bình của nội dung thực trạng này là 3.23, xếp thứ 1/7. Nội dung “Sử dụng kết quả kiểm tra trong đánh giá, xếp loại giảng viên” được thực hiện ở mức tốt và khá, với 85.0% ý kiến đánh giá, chỉ có 15.0% các ý kiến đánh giá ở mức trung bình và yếu điểm, trung bình là 3.17, xếp thứ bậc 2/7. Nội dung “Giao cho tổ chuyên môn lập kế hoạch kiểm tra định kỳ giáo án của giảng viên” các ý kiến đánh giá ở mức khá cao là 68.8%, điểm trung bình là 3.05, xếp thứ bậc 3.

Tuy nhiên thực tế quan sát cho thấy, vẫn còn nhiều nội dung không được đánh giá cao, thể hiện vẫn còn những hạn chế, bất cập trong thực tiễn như nội dung triển khai kế hoạch và công tác quản lý soạn bài trước khi lên lớp vẫn còn ở tình trạng chưa được thực hiện thường xuyên, mang nặng tính hành chính, tỷ lệ thực hiện ở mức độ trung bình hoặc chưa tốt là rất cao. Nội dung thực trạng

“Thường xuyên kiểm tra giáo án của giảng viên” có tới hơn 60.0% người được hỏi đánh giá ở mức trung bình và yếu, điểm trung bình chỉ đạt 2.30, xếp thứ 5/7 nội dung khảo sát. Thực trạng “Tổ chức kiểm tra đột xuất giáo án của giảng

viên” có tới 71.8% người được hỏi đánh giá ở mức trung bình và chưa tốt, điểm trung bình chỉ là 2.02, xếp cuối cùng trong các nội dung. Nội dung thực trạng “Kiểm tra việc sử dụng tài liệu và sách tham khảo” có tới 68.2% người được hỏi đánh giá ở mức trung bình và yếu, điểm trung bình là 2.15, xếp thứ bậc 6/7. Như vậy mức độ đánh giá các hoạt động liên quan đến vấn đề này đều có tỷ lệ đánh giá trung bình và yếu là khá cao.

Các số liệu khảo sát trên phù hợp với kết quả phỏng vấn Bà T.T.H.

CBQL Trung tâm tin học và ngoại ngữ Trường Đại học Sư phạm nghệ thuật TW cho biết, công tác quản lý, bồi dưỡng năng lực soạn bài và chuẩn bị lên lớp cho giảng viên chưa được thực hiện tốt, đây là điều đáng lo ngại, cần quan tâm trong thời gian tới; và việc quản lý soạn giáo án của giảng viên cần được nhận thức đầy đủ, xem xét kỹ lưỡng hơn…

*Thực trạng quản lý giờ lên lớp và sinh hoạt chuyên môn của giảng viên Bảng 3.9: Tổng hợp kết quả thực trạng quản lý giờ lên lớp và sinh hoạt chuyên môn của giảng viên.

TT Nội dung quản lý

Mức độ

Tốt Khá Trung bình Yếu

X

Thứ

SL % SL % SL % SL % bậc

1. Xây dựng quy định cụ thể việc thực hiện giờ lên lớp của GV

208 40.0 196 37.3 118 22.7 0 0 1656 3.17 2

2 Có kế hoạch quản lý

giờ lên lớp của GV 0 0 200 38.5 196 37.7 124 23.8 1116 2.14 5 3

Kiểm tra nề nếp thông qua đối chiếu sổ ghi trên lớp với kế hoạch giảng dạy

0 0 142 27.3 174 33.5 204 39.2 978 1.88 6

4 Thường xuyên theo

dõi nề nếp trên lớp 220 42.3 136 26.2 164 31.5 0 0 1616 3.10 3 5 Tổ chức dạy thay,

dạy bù kịp thời 234 45.0 164 31.5 122 23.5 0 0 1672 3.21 1

6 Sử dụng kết quả thực hiện nề nếp trong đánh giá xếp loại

190 36.5 168 32.3 162 31.2 0 0 1588 3.05 4

Nhận xét : Lãnh đạo Khoa, Bộ môn Ngoại ngữ đã có những biện pháp cụ thể quy định các yêu cầu thực hiện nề nếp lên lớp và sinh hoạt chuyên môn. Ngay đầu năm học, Chủ nhiệm Khoa, Chủ nhiệm Bộ môn đã lập kế

hoạch quản lý việc thực hiện nề nếp lên lớp và tổ chức sinh hoạt chuyên môn, có kế hoạch phân công người phụ trách các mảng công việc, theo dõi nề nếp lên lớp thường xuyên. Khoa, Bộ môn Ngoại ngữ đã sử dụng thông tin theo dõi việc thực hiện nề nếp của các giảng viên trong việc đánh giá chất lượng công chức hàng năm và xếp loại thi đua.

Qua kết quả phiếu điều tra thu được ở bảng 3.8 cho thấy việc xây dựng quy định cụ thể thực hiện giờ lên lớp của giảng viên ở mức tốt và khá có tỷ lệ khá cao 77.3%, điểm trung bình là 3.17, xếp thứ bậc 2/6. Nội dung thực trạng tổ chức dạy thay, dạy bù cũng được giảng viên thực hiện ở mức tốt và khá với tỷ lệ 76.5%, điểm trung bình là 3.21, xếp thứ 1/6.

Tuy nhiên, cũng vẫn còn nhiều nội dung thực trạng vấn đề này chưa được đánh giá cao. Đối với nội dung thực trạng “Kiểm tra nề nếp thông qua đối chiếu sổ ghi đầu bài với kế hoạch giảng dạy” còn hạn chế với tỷ lệ 39.2%

số ý kiến đánh giá ở mức yếu, điểm trung bình chỉ là 1.88, xếp thứ bậc cuối trong các nội dung khảo sát. Nội dung thực trạng “Có kế hoạch quản lý giờ lên lớp của giảng viên” vẫn còn tỷ lệ 61.5% thực hiện ở mức trung bình và chưa tốt, điểm trung bình là 2.14, xếp thứ 5/6.

Qua kết quả khảo sát điều tra thực trạng về nội dung này cho thấy các Khoa, Bộ môn Ngoại ngữ cần có kế hoạch, biện pháp kiểm tra giờ lên lớp của giảng viên, thường xuyên đối chiếu, kiểm tra sổ ghi trên lớp để kịp thời nhắc nhở giảng viên thực hiện tốt hơn.

3.3.3. Thực trạng chỉ đạo giảng viên, bộ môn tăng cường dự giờ, đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng Anh

Bảng 3.10: Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng chỉ đạo tổ chuyên môn, giảng viên đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng Anh.

TT Nội dung quản lý

Mức độ

Tốt Khá Trung bình Yếu

X

Thứ

SL % SL % SL % SL % bậc

1. Quy định chế độ dự giờ

đối với giảng viên 208 40.0 196 37.3 118 22.7 0 0 1656 3.17 1

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học môn tiếng anh ở các trường đại học đáp ứng chuẩn đầu ra (Trang 94 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(211 trang)