Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến dạy học và quản lý dạy học môn tiếng Anh ở một số trường đại học đáp ứng chuẩn đầu ra

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học môn tiếng anh ở các trường đại học đáp ứng chuẩn đầu ra (Trang 113 - 116)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

3.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến dạy học và quản lý dạy học môn tiếng Anh ở một số trường đại học đáp ứng chuẩn đầu ra

Bảng 3.16. Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến dạy học và quản lý dạy học môn tiếng Anh ở các trường đại học đáp ứng chuẩn đầu ra

TT Các yếu tố ảnh hưởng

Mức độ

Rất ảnh hưởng Ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Không ảnh

hưởng X

Thứ bậc

SL % SL % SL % SL %

1 Nhận thức của các

lực lượng sư phạm 138 26.5 234 45.0 118 22.7 30 5.8 1520 2.92 4 2 Năng lực của chủ

thể quản lý và số

159 30.6 338 65.0 17 3.3 6 1.2 1690 3.25 1

lượng, chất lượng giảng viên dạy môn tiếng Anh 3

Sự hợp tác, phối hợp của các thành viên và các tổ chức trong nhà trường

103 19.8 287 55.2 94 18.0 36 6.9 1497 2.89 5

4

Điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ dạy học môn học

193 37.1 168 32.3 159 30.6 0 0 1594 3.06 3

5

Sự kiểm tra, đánh giá của quản lý nhà nước về các yếu tố đảm bảo chất lượng dạy học môn học của nhà trường

231 44.4 164 31.5 125 24.0 0 0 1666 3.20 2

Từ kết quả khảo sát thực trạng ở bảng 3.16 cho thấy: Quản lý dạy học môn tiếng Anh ở các trường đại học đáp ứng chuẩn đầu ra chịu sự tác động, ảnh hưởng của cả những yếu tố khách quan và chủ quan. Trong đó yếu tố về năng lực của chủ thể quản lý và số lượng, chất lượng đội ngũ giảng viên dạy học môn tiếng Anh được đánh giá là có tầm ảnh hưởng lớn nhất đến dạy học môn tiếng Anh. Cụ thể có đến 30.6% các ý kiến đánh giá ở mức rất ảnh hưởng, 65.0% đánh giá ảnh hưởng, chỉ có 4.5% ý kiến đánh giá ít và không ảnh hưởng, ĐTB của yếu tố này là 3.25, xếp thứ bậc 1/5.

Yếu tố tiếp theo được đánh giá là cũng có ảnh hưởng lớn đến quản lý dạy học môn tiếng Anh là “Sự kiểm tra, đánh giá của quản lý nhà nước về các yếu tố đảm bảo chất lượng dạy học môn học của nhà trường” với 44.4% các ý kiến đánh giá rất ảnh hưởng, 31.5% các ý kiến đánh giá là có ảnh hưởng đến quản lý dạy học, chỉ có 24.0% đánh giá ít ảnh hưởng, điểm trung bình là 3.20, xếp thứ bậc 2/5 nội dung khảo sát. Ngoài ra yếu tố về điều kiện cơ sở vật chất của các nhà trường cũng được cho là có ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động dạy học môn tiếng Anh với gần 69.4% các ý kiến đánh giá ở mức ảnh hưởng cao, điểm trung bình là 3.06, xếp thứ bậc 3/5 nội dung khảo sát. Tuy nhiên bên cạnh đó, các yếu tố như nhận thức của các lực lượng sư phạm, sự phối hợp các

lực lượng trong nhà trường thì chưa được đánh giá là có ảnh hưởng quan trọng đến quản lý dạy học môn tiếng Anh. Cụ thể có đến 22.7% các ý kiến đánh giá rằng nhận thức của các lực lượng sư phạm ít ảnh hưởng đến quản lý dạy học, thậm chí còn 5.8% ý kiến cho rằng không có ảnh hưởng gì đến quản lý dạy học môn tiếng Anh, điểm trung bình của nội dung này là 2.92, xếp thứ bậc 4/5.

Đối với yếu tố về sự hợp tác, phối hợp của các thành viên và các tổ chức trong nhà trường, có đến 24.9% đánh giá ít và không ảnh hưởng đến quản lý dạy học môn tiếng Anh, ĐTB nội dung này chỉ là 2.89, xếp thứ bậc 5/5. Trong thực tế đây là yếu tố có ý nghĩa quan trọng trong quản lý dạy học ở các nhà trường; và để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này qua nghiên cứu, quan sát trực tiếp ở các nhà trường và kết quả thu được như:

Đối với giảng viên chủ nhiệm: Có nhiệm vụ hướng dẫn, tổ chức, thiết kế, điều khiển các hoạt động học tập của sinh viên thông qua các hình thức tổ chức quá trình dạy học trên lớp; bồi dưỡng hình thành động cơ và thái độ học và tự học nghiêm túc, tự giác, tích cực cho sinh viên thông qua các hoạt động giáo dục nhận thức, thi đua khen thưởng hoặc qua kiểm tra kết quả học và tự học của sinh viên; song thực tế cho thấy sự phối kết hợp các lực lượng trong quản lý nề nếp học tập và các đoàn thể của sinh viên chưa hiệu quả.

Ban cán sự lớp: Có nhiệm vụ tổ chức thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện, sinh hoạt trong đời sống và hoạt động xã hội theo kế hoạch của Trường - Khoa - Bộ môn. Đôn đốc, nhắc nhở sinh viên chấp hành nghiêm nội quy, quy chế về học tập, rèn luyện. Xây dựng nề nếp tự quản trong lớp, chi Đoàn; tổ chức, động viên, giúp đỡ sinh viên gặp khó khăn trong học tập, rèn luyện. Phối hợp chặt chẽ và thường xuyên với tổ chức Đoàn trong các hoạt động của lớp. Tuy nhiên, các cán bộ lớp, cán bộ Đoàn chưa được tập huấn nên còn yếu về kỹ năng, kinh nghiệm và thiếu sự nhiệt tình nên kết quả hoạt động chưa có tác dụng nhiều đến học tập ngoại ngữ của sinh viên.

Phòng công tác chính trị, Ký túc xá: giữ vai trò chủ chốt trong tổ chức các hoạt động học và tự học của sinh viên như: tổ chức triển khai công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho sinh viên, tổ chức cho sinh viên tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ và các hoạt động trải nghiệm.

Thực tế sự tác động đến sinh viên là không nhiều do bộ phận này chỉ nặng về các hoạt động mang tính thủ tục hành chính như cấp thẻ sinh viên, cấp phát các loại giấy tờ, hoặc giải quyết các chính sách chế độ cho sinh viên nhiều hơn là sự quan tâm sâu sát đến đời sống và việc học của các em.

Các Khoa, Bộ môn: Tổ chức quá trình đào tạo, giảng dạy và học tập của Khoa theo chương trình, kế hoạch giảng dạy và học tập của nhà trường.

Chỉ đạo, tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình môn học; và có những biện pháp theo dõi quan tâm đến học tập của sinh viên, nhưng chủ yếu vẫn chỉ là kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của các em…

Như vậy, việc quản lý học tập của sinh viên có nhiều lực lượng tham gia, có thể nằm trong hoặc bên ngoài nhà trường; các lực lượng đều có vị trí, vai trò nhất định và ảnh hưởng tác động đến quản lý hoạt động học tập tiếng Anh của sinh viên. Thực tiễn này đòi hỏi cần có những giải pháp để tạo ra sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng đó mới có thể tạo ra sức mạnh tổng hợp, nhằm nâng cao chất lượng các biện pháp quản lý học tập tiếng Anh của sinh viên các trường đại học không chuyên ngữ hiện nay.

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học môn tiếng anh ở các trường đại học đáp ứng chuẩn đầu ra (Trang 113 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(211 trang)