Chương 4 GIẢI PHÁP VÀ KIỂM CHỨNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
4.2. Kiểm chứng các giải pháp
4.2.1. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp 4.2.1.1. Những vấn đề chung của khảo nghiệm
Mục đích khảo nghiệm
Nhằm làm rõ tính cấp thiết, tính khả thi các nhóm giải pháp QLDH môn tiếng Anh ở các trường đại học đáp ứng chuẩn đầu ra.
Khách thể, nhiệm vụ khảo nghiệm
Khách thể khảo nghiệm: bao gồm CBQL các cấp, giảng viên ở 05 trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội (như trình bày ở mục 3.1.2); số lượng: 220 người trong đó CBQL là 60 và giảng viên tiếng Anh là 160.
Nhiệm vụ khảo nghiệm: Xin ý kiến của các chuyên gia, các nhà QLGD về tính cấp thiết và khả thi, mức độ đạt được của các giải pháp QLDH môn tiếng Anh ở các trường đại học đáp ứng chuẩn đầu ra.
Quy trình, thời gian khảo nghiệm
Quy trình khảo nghiệm: Lựa chọn các đối tượng khảo nghiệm, thống nhất về phương pháp, cách thức, nội dung khảo nghiệm, phương pháp thực hiện, thời gian địa điểm, xử lý và đánh giá kết quả: Số phiếu phát ra bằng số phiếu thu về là 220 phiếu; Sau khi nhận kết quả, tiến hành phân tích xử lý số liệu, tính điểm trung bình các giải pháp, xếp hạng theo mức độ, từ đó đánh giá và đưa ra kết luận định tính.
Thời gian tiến hành khảo nghiệm: tháng 04 năm 2019.
Nội dung khảo nghiệm và thang đánh giá
Nội dung đánh giá về tính cấp thiết: Mỗi biện pháp có 3 mức độ lựa chọn trả lời, đó là: “Rất cấp thiết” được tính 3 điểm; “cấp thiết” được tính 2 điểm; “Ít
cấp thiết được tính 1 điểm. Đánh giá về tính khả thi: Mỗi biện pháp có 3 mức độ lựa chọn trả lời, gồm: “Rất khả thi được tính 3 điểm; “Khả thi” được tính 2 điểm; “Ít khả thi” được tính 1 điểm. Kết quả khảo sát được đánh giá tính cấp thiết, tính khả thi dựa vào điểm X và thứ bậc.
4.2.1.2. Kết quả khảo nghiệm
*Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các giải pháp
Bảng 4.1. Tổng hợp kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của
giải pháp
TT Giải pháp quản lý
Mức độ
ĐTB Thứ
Rất cấp bậc
thiết Cấp thiết Ít cấp thiết 1 Giải pháp quản lý hoạt động
giảng dạy môn tiếng Anh của
giảng viên đáp ứng chuẩn đầu ra 100 10 0 2.90 3
2 Giải pháp quản lý hoạt động học tập môn tiếng Anh của sinh viên đáp ứng chuẩn đầu ra của nhà trường
106 4 0 2.96 1
3 Giải pháp quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn tiếng Anh của sinh viên đáp ứngchuẩn đầu racủa nhà trường
105 5 0 2.95 2
4 Giải pháp quản lý các điều kiện vật chất, kỹ thuật đảm bảo dạy học môn tiếng Anh đáp ứng chuẩn đầu ra
98 10 2 2.87 4
X 2.92
Có thể biểu hiện tính cấp thiết của các giải pháp bằng biểu đồ sau:
2.82 2.84 2.86 2.88 2.9 2.92 2.94 2.96
BP1 BP2 BP3 BP4
TÍNH CẦN THIẾT
Biểu đồ 4.1. Tính cấp thiết của các giải pháp quản lý
Từ bảng 4.1. và biểu đồ 4.1. cho thấy, các giải pháp quản lý có tính cấp thiết cao; điểm trung bình chung của các giải pháp theo khảo nghiệm là X=2.92. Thứ bậc tính cấp thiết của các giải pháp, gồm:
Giải pháp 2 “Quản lý hoạt động học tập môn tiếng Anh của sinh viên đáp ứng chuẩn đầu ra của nhà trường” có X=2.96, xếp bậc 1/4.
Giải pháp 3 “Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn tiếng Anh của sinh viên ở các trường đại học đáp ứng chuẩn đầu ra” có X=2.95, xếp bậc 2/4.
Giải pháp 1 “Quản lý hoạt động giảng dạy môn tiếng Anh của giảng viên đáp ứng chuẩn đầu ra” có X=2.90, xếp bậc 3/4; và giải pháp 4 “Quản lý các điều kiện vật chất, kỹ thuật đảm bảo dạy học môn tiếng Anh ở các trường đại học đáp ứng chuẩn đầu ra” có X=2.87, xếp bậc 4/4.
Như vậy, kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các giải pháp đề xuất, phù hợp với thực tiễn quản lý dạy học môn tiếng Anh ở các trường đại học đáp ứng chuẩn đầu ra.
*Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các giải pháp đề xuất
Bảng 4.2. Tổng hợp kết quả khảo nghiệm tính khả thi các giải pháp
TT Giải pháp quản lý…
Mức độ
ĐTB Thứ
Rất khả bậc
thi Khả thi Ít khả thi 1 Giải pháp quản lý hoạt động
giảng dạy môn tiếng Anh của giảng viên đáp ứng chuẩn đầu ra
91 15 4 2.79 4
2 Giải pháp quản lý hoạt động học tập môn tiếng Anh của sinh viên đáp ứng chuẩn đầu ra của nhà trường
95 15 0 2.86 2
3 Giải pháp quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn tiếng Anh của sinh viên đáp ứngchuẩn đầu racủa nhà trường
105 5 0 2.95 1
4 Giải pháp quản lý các điều kiện vật chất, kỹ thuật đảm bảo dạy học môn tiếng Anh đáp ứng chuẩn đầu ra
90 18 2 2.80 3
X 2.85
Có thể biểu diễn tính khả thi của 4 giải pháp qua biểu đồ sau:
2.7 2.75 2.8 2.85 2.9 2.95
BP1 BP2 BP3 BP4
Biểu đồ 4.2. Tính khả thi của các giải pháp quản lý
Từ bảng 4.2. cho thấy: Các giải pháp quản lý được tác giả đề xuất có tính khả thi cao; điểm trung bình chung của các giải pháp qua khảo nghiệm có các giải pháp 2, giải pháp 3 và giải pháp 4 đều có điểm trung bình X ≥ 2.80. Thứ bậc tính khả thi của các giải pháp, bao gồm:
Giải pháp 3 “Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn tiếng Anh của sinh viên đáp ứng chuẩn đầu ra của nhà trường”, có X=2.95, xếp bậc 1/4.
Giải pháp 2 “Quản lý hoạt động học tập môn tiếng Anhcủa sinh viên đáp ứng chuẩn đầu ra của nhà trường”, có X=2.86, xếp bậc 2/4.
Giải pháp 1 “Quản lý hoạt động giảng dạy môn tiếng Anh của giảng viên đáp ứng chuẩn đầu ra”có X=2.79, xếp bậc 4/4; và Giải pháp 4 “Quản lý các điều kiện vật chất, kỹ thuật đảm bảo dạy học môn tiếng Anh ở các trường đại học đáp ứng chuẩn đầu ra”, có X=2.80, xếp bậc 3/4.
Như vậy, kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các giải pháp đề xuất cho thấy, đại đa số ý kiến của những người được hỏi đều đánh giá cao về tính khả thi của các giải pháp; và phù hợp với thực tiễn quản lý dạy học môn tiếng Anh ở các trường đại học đáp ứng chuẩn đầu ra.
*Mối tương quan giữa tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp.
Trên cơ sở kết quả khảo nghiệm, tác giả tiến hành so sánh tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp; điểm trung bình và thứ bậc của các giải pháp được thể hiện qua bảng 4.3.
Bảng 4.3. So sánh tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi TT
Tính cấp thiết Tính khả thi
D D2
Điểm trung
bình Thứ bậc
Điểm trung bình
Thứ bậc
GP1 2.90 3 2.79 4 1 1
GP2 2.96 1 2.86 2 1 1
GP3 2.95 2 2.95 1 1 1
GP4 2.87 4 2.80 3 1 1
ĐTB 2.92 2.85 4
Từ kết quả bảng 4.3, tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp được biểu diễn trên biểu đổ 4.3.
Biểu đồ 4.3. So sánh tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi Từ kết quả bảng thống kê qua biểu đồ 4.1. và biểu đồ 4.2. cho thấy 4 giải pháp quản lý dạy học môn tiếng Anh ở các trường đại học đáp ứng chuẩn đầu ra đều rất cấp thiết và khả thi. Ngoài ra, có thể thấy rõ giữa mức độ cấp thiết và khả thi có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thể hiện qua sự chênh lệch điểm trung bình giữa các mức độ không đáng kể. Giải pháp 2 được đánh giá mức độ khả thi cao nhất, trong khi đó nhóm giải pháp 3 lại được đánh giá có tính cấp thiết cao nhất. Giải pháp 1 được đánh giá về tính cấp thiết thấp nhất, thì giải pháp 4 lại có tính khả thi thấp nhất.
Để khẳng định độ phù hợp của tính cấp thiết và tính khả thi giữa các giải pháp đề xuất, cũng như khác biệt trên là có ý nghĩa, tác giả luận án đã sử dụng công thức tính hệ số tương quan Spearman theo công thức:
) 1 ( 1 6 2
2
n n R D
Trong đó: R là hệ số tương quan n là số nhóm biện pháp đã đề xuất
D là hệ số chênh lệch giữa thứ hạng tính cấp thiết và tính khả thi. (D được tính bằng hiệu số mi - ni )
Theo cách tính này, sau khi thay số vào và tính, kết quả tìm được sẽ rơi vào một trong hai trường hợp sau:
1. Nếu 0<R<1 (tức R có giá trị dương) thì tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp có tương quan thuận, nghĩa là các nhóm giải pháp vừa cấp thiết lại vừa khả thi. Trong đó, nếu R dương và có giá trị càng lớn (nhưng không bao giờ bằng 1) thì tương quan giữa chúng càng chặt (nghĩa là các biện pháp không những cấp thiết mà khả năng khả thi cao).
2. Nếu -1<R<0 (tức R có giá trị âm) thì tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp có tương quan nghịch, nghĩa là các giải pháp có thể cấp thiết nhưng không khả thi hoặc ngược lại, có tính khả thi nhưng không cấp thiết.
Từ kết quả tổng hợp tại bảng 4.3, thay số vào công thức ta có:
Đối chiếu kết quả và điều kiện cho thấy R = 0, 60; đây là tương quan thuận, các giải pháp quản lý dạy học môn tiếng Anh ở các trường đại học đáp ứng chuẩn đầu ra do tác giả đề xuất là phù hợp, vừa có tính cấp thiết vừa có tính khả thi. Từ kết quả khảo nghiệm, có thể kết luận: Các giải pháp quản lý dạy học môn tiếng Anh ở các trường đại học đáp ứng chuẩn đầu ra được tác giả đề xuất là cần thiết và hợp lý, được xây dựng trên cơ sở lý luận và thực tiễn của QLDH môn tiếng Anh ở các trường đại học đáp ứng chuẩn đầu ra. Nếu được áp dụng vào thực tiễn, trong những điều kiện đảm bảo nhất định, các giải pháp trên sẽ trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, quản lý dạy học môn tiếng Anh ở các trường đại học đáp ứng chuẩn đầu ra.
4.2.2. Thử nghiệm giải pháp
4.2.2.1. Khái quát chung về thử nghiệm Mục đích thử nghiệm
Trên cơ sở đề xuất giải pháp QLDH môn tiếng Anh đáp ứng chuẩn đầu ra ở một số trường đại học thuộc thành phố Hà Nội, tiến hành thử nghiệm nhằm kiểm chứng giả thuyết khoa học, đồng thời đánh giá hiệu quả của giải
pháp này khi đưa vào triển khai thực hiện trong thực tiễn. Kết quả thử nghiệm là cơ sở thực tiễn để khẳng định giả thuyết khoa học của luận án.
Đối tượng và cơ sở thử nghiệm
Cán bộ quản lý, giảng viên dạy môn tiếng Anh ở một số trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Quản lý dạy học môn tiếng Anh ở trường đại học đáp ứng chuẩn đầu ra là vấn đề quan trọng, thường xuyên và lâu dài, liên quan đến nhiều công đoạn, đối tượng khác nhau. Do điều kiện về tính pháp lý cũng như thời gian nghiên cứu, tác giả luận án lựa chọn biện pháp: 4.2.1.3. Chỉ đạo đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy học môn học trong giải pháp 1: “Quản lý hoạt động giảng dạy môn tiếng Anh của giảng viên đáp ứng chuẩn đầu ra” để thử nghiệm.
Giả thuyết thử nghiệm
Chất lượng dạy học môn tiếng Anh chịu tác động bởi nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố PPDH. Do vậy, nếu các chủ thể quản lý ở các trường đại học chủ động chỉ đạo đổi mới PPDH phù hợp, thì việc đổi mới PPDH môn tiếng Anh sẽ có chuyển biến tích cực theo hướng đáp ứng chuẩn đầu ra, góp phần nâng cao chất lượng môn học và đào tạo của nhà trường.
Lực lượng thử nghiệm
Tác giả luận án và các cộng tác viên tại cơ sở thử nghiệm. Tổng số có 14 giảng viên tham gia bồi dưỡng chia làm 2 nhóm (Phụ lục 4).
Nhóm 1: 07 giảng viên tham gia chịu sự chỉ đạo của chủ thể quản lý để đổi mới PPDH môn tiếng Anh ở lớp thử nghiệm.
Nhóm 2: gồm 07 giảng viên tiến hành hoạt động giảng dạy môn tiếng Anh như bình thường ở lớp đối chứng.
Về sinh viên (Phụ lục 5): Lớp thử nghiệm có 02 lớp với 75 sinh viên.
Lớp đối chứng có 02 lớp với 70 sinh viên.
Thời gian thử nghiệm
Tiến hành thử nghiệm: 2 đợt: đợt 1 từ tháng 11 năm 2017 đến tháng 5 năm 2018; đợt 2 từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2018.
Phương pháp thử nghiệm
Thử nghiệm song hành có đối chứng.
Đánh giá đầu vào của lớp đối chứng (LĐC) và lớp thử nghiệm (LTN).
Thông qua nghiên cứu hồ sơ của giảng viên: trình độ được đào tạo, chức vụ đang đảm nhiệm, thâm niên quản lý, giảng dạy, tay nghề nghiệp vụ sư phạm... để chọn nghiệm thể, phân chia hai nhóm tương đương nhau.
Tác giả luận án cùng với cơ quan chức năng, tiến hành các hoạt động bồi dưỡng PPDH môn tiếng Anh cho các lực lượng tham gia thử nghiệm.
Tổ chức đánh giá kết quả thi, kiểm tra môn tiếng Anh của 100 sinh viên lớp thử nghiệm và 105 sinh viên ở lớp đối chứng. Phân tích, đánh giá kết quả thi, kiểm tra của lớp thử nghiệm và lớp đối chứng theo các tiêu chí đã xác định.
Xác định các biến số trong thử nghiệm
Biện pháp “Chỉ đạo đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy học môn học” là biến độc lập (X). Kết quả đổi mới PPDH của giảng viên dạy môn tiếng Anh đáp ứng chuẩn đầu ra là biến phụ thuộc (Y).
Nguyên tắc thử nghiệm
Tạo ra sự biến đổi của biến số độc lập (X) bằng cách: Chỉ đạo đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy học môn học ở LTN. Biện pháp này không thực hiện ở LĐC, sau đó đánh giá sự biến số phụ thuộc (Y);
từ đó so sánh kết quả trước thử nghiệm và sau thử nghiệm, rút ra kết luận.
Quy trình thử nghiệm
Bước 1: Chuẩn bị thử nghiệm
Xây dựng tiêu chí đánh giá thử nghiệm tác động “Chỉ đạo đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy học môn học”.
Tiêu chí 1: Chỉ đạo giảng viên sử dụng các PPDH hiện đại (nêu vấn đề, hỏi đáp, thảo luận nhóm...) trong giảng dạy.
Biểu hiện cụ thể của tiêu chí này là: Sự chấp nhận, sự hài lòng của giảng viên về các tác động quản lý về đổi mới PPDH. Thực hiện đổi mới PPDH hiện
đại đảm bảo tính hợp lý, thiết thực, sát đối tượng, có tác dụng nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn tiếng Anh đáp ứng chuẩn đầu ra của nhà trường.
Tiêu chí 2: Chỉ đạo giảng viên tăng cường sử dụng phương pháp thực hành, luyện tập các kỹ năng nghe, nói, đọc viết cho sinh viên.
Biểu hiện cụ thể của tiêu chí là: giảng viên tăng cường sử dụng các PPDH luyện tập các nội dung thực hành, thiết kế các tình huống xây dựng các bài tập phù hợp; tổ chức chặt chẽ phối kết hợp hình thức dạy học, thực hành các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết, dịch... viết bài luận; quan tâm bồi dưỡng, rèn luyện cho sinh viên kỹ năng học tập.
Tiêu chí 3: Chỉ đạo giảng viên đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả nắm kiến thức, sự thành thạo các kỹ năng sử dụng tiếng Anh của sinh viên trong quá trình học tập môn học.
Các tác động của chủ thể quản lý có tác dụng rõ rệt đối với nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng viên, nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra đối với môn tiếng Anh trong nhà trường; biểu hiện ở kết quả học tập môn tiếng Anh của sinh viên về thực chất và chất lượng cao hơn trước.
Thang điểm đánh giá:
Kết quả đổi mới PPDH môn tiếng Anh đáp ứng chuẩn đầu ra được đánh giá theo 4 mức độ: Tốt: 4 điểm; Khá: 3 điểm; Trung bình: 2 điểm; Yếu: 1 điểm.
Như vậy, mỗi tiêu chí có điểm thấp nhất là 1 điểm và điểm cao nhất là 4 điểm. Sau đó, tính điểm trung bình (ĐTB) cho từng tiêu chí và tổng hợp chung của các nội dung. Sử dụng công thức tính khoảng điểm L=n-1/n, trong đó: L là khoảng điểm, n là số mức độ các khoảng điểm, ta có L= 0.75.
Sau khi có kết quả điều tra, tiến hành tổng hợp, xử lý số liệu thu thập được bằng các thuật toán thống kê theo chuẩn đánh giá đã xác định. Căn cứ vào số điểm đã đạt được, đánh giá biện pháp “Chỉ đạo đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy học môn học” theo 4 mức độ:
Chỉ đạo đáp ứng mức tốt: X = 3.25: 4.0 Chỉ đạo đáp ứng mức khá: X = 2.5: <3.25
Chỉ đạo đáp ứng mức trung bình: X = 1.75: <2.5 Chỉ đạo đáp ứng mức yếu: X = 1 -<1.75
Thống nhất quy trình, hướng dẫn, bồi dưỡng cho cộng tác viên tham gia thử nghiệm; tiến hành đo thực trạng trước khi thử nghiệm. Tác giả sử dụng phiếu điều tra kết hợp với kết quả giảng dạy của giảng viên, kết quả học tập của sinh viên để đánh giá các tham số trước và sau khi thử nghiệm.
Kết quả phân tích chất lượng giảng viên của LTN và LĐC trước thử nghiệm cho thấy, có sự tương đồng, đảm bảo tính đại diện mẫu; và có sự tương đồng về điều kiện CSVC, phương tiện dạy học, môi trường học tập môn tiếng Anh. Độ chênh lệch về kết quả đo trước khi tiến hành thử nghiệm giữa LTN và LĐC không có ý nghĩa thống kê. Điều này chứng tỏ mẫu lựa chọn tiến hành thử nghiệm có chất lượng tương đối đồng đều. Các giảng viên được chọn thử nghiệm và đối chứng có thể được coi là đại diện của giảng viên tham gia giảng dạy môn tiếng Anh ở các trường đại học không chuyên ngữ; do đó nếu có sự khác biệt ở kết quả sau thử nghiệm thì sự khác biệt này do biện pháp tác động tạo ra.
Bước 2: Tiến hành thử nghiệm
Tiến hành các tác động quản lý ở LTN:
Chỉ đạo thiết kế, xây dựng kế hoạch, nội dung bồi dưỡng để đổi mới PPDH môn tiếng Anh, nâng cao chất lượng giảng dạy cho các giảng viên tham gia.
Tổ chức bồi dưỡng theo kế hoạch, nội dung được xây dựng.
Thiết kế hợp lý các khâu trong QTDH cho sinh viên như: giảm giờ lý thuyết, tăng giờ thực hành, báo cáo thảo luận trong nhóm và thuyết trình theo các chủ đề được đưa ra...
Xây dựng hồ sơ bài giảng theo hướng hiện đại, phù hợp với từng đối tượng dạy học; sử dụng giáo án điện tử trong các bài học với nội dung phù hợp...
Đổi mới PPDH của giảng viên và phương pháp học tập của sinh viên theo phương châm “hợp tác” giữa thầy và trò trong giảng dạy.