Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
3.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý
Bảng 3.17. Tổng hợp kết quả đánh giá chung về thực trạng quản lý dạy học môn tiếng Anh ở các trường đại học đáp ứng chuẩn đầu ra
TT Các nội dung quản lý
Mức độ đánh giá
Tốt Khá Trung bình Yếu
∑ X
Thứ
SL % SL % SL % SL % bậc
1
Quản lý thực hiện mục tiêu, kế hoạch dạy học môn tiếng Anh của nhàtrường
298 57.3 171 32.9 51 9.8 0 0 1807 3.47 1
2 Quản lý giảng viên 161 30.9 334 64.2 25 4.8 0 0 1696 3.26 2
thực hiện chương trình, nội dung dạy học môn tiếng Anh 3
Chỉ đạo giảng viên, bộ môn tăng cường dự giờ, đổi mới PPDH môn học
95 18.3 291 55.9 93 17.9 41 7.9 1480 2.85 5
4
Quản lý cơ sở vật chất và các phương tiện dạy học môn tiếng Anh
145 27.9 231 44.4 116 22.3 28 5.4 1533 2.95 4
5
Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn tiếng Anh
225 43.3 167 32.1 128 24.6 0 0 1657 3.19 3
3.5.1. Ưu điểm và hạn chế
*Ưu điểm:
Kết quả khảo sát cho thấy, trong các nội dung quản lý thì việc quản lý thực hiện mục tiêu, kế hoạch dạy học môn tiếng Anh của nhà trường được các ý kiến khảo sát đánh giá tốt nhất (điểm trung bình là 3.47, xếp thứ 1/5), nó thể hiện trình độ nghiệp vụ và kinh nghiệm cán bộ quản lý của khoa, bộ môn và trung tâm ngoại ngữ ở các trường đại học không chuyên ngữ; đều có nhận thức đúng đắn về tính cấp thiết, tầm quan trọng của quản lý dạy học môn tiếng Anh của nhà trường trong xu thể hội nhập hiện nay.
Bên cạnh đó, nội dung quản lý giảng viên thực hiện chương trình, nội dung dạy học môn tiếng Anh cũng được các ý kiến khảo sát đánh giá cao (điểm trung bình là 3.26, xếp thứ 2/5), nó thể hiện sự quan tâm của BGH các trường đến việc thực hiện chương trình, nội dung dạy học của các giảng viên ngoại ngữ. Đội ngũ giảng viên của Bộ môn ngoại ngữ là những giảng viên có kinh nghiệm, tuổi còn trẻ năng động hoạt bát và tất cả đều được đào tạo đúng chuyên ngành tiếng Anh, giảng viên luôn nhiệt tình trong giảng dạy, tích cực tham gia các hoạt động do trường tổ chức. Tuy nhiên, các trường đã xây dựng một hệ thống biện pháp quản lý cụ thể để quản lý việc thực hiện chương trình, nội dung dạy học của giảng viên, nhất là lực lượng thỉnh giảng.
Mặt khác khâu quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn tiếng Anh của các trường cũng được lãnh đạo trường và cán bộ quản lý các cấp hết sức quan tâm, do đó nội dung này được các ý kiến khảo sát đánh giá khá cao (điểm trung bình là 3.19, xếp thứ 3/5). Thực tế cho thấy, với kinh nghiệm công tác lâu năm, CBQL của các nhà trường đã đưa ra nhiều biện pháp cụ thể chỉ đạo hoạt động dạy học, đem lại hiệu quả thiết thực, nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh cũng như chất lượng đào tạo của các nhà trường; có được kết quả đó là nhờ sự cộng tác của Khoa – Bộ môn Ngoại ngữ với các phòng Ban các khoa khác trong trường. Sinh viên của các trường nhìn chung đều có ý thức học tập, có khả năng tiếp thu nhanh, khát khao tiếp thu kiến thức, mong muốn có được trình độ chuyên môn thực sự tốt khi tốt nghiệp chuyên ngành mà mình đã chọn.
*Hạn chế:
Bên cạnh những ưu điểm trên, việc quản lý dạy học tiếng Anh ở một số trường đại học không chuyên ngữ còn một số tồn tại, hạn chế sau:
Về cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho dạy – học: Do kinh phí đầu tư xây dựng chưa đáp ứng yêu cầu chuẩn hoá các điều kiện dạy học ngoại ngữ; quá trình tổ chức, quản lý, khai thác và sử dụng chưa phát huy hết hiệu quả; nên thiết bị dạy học, sách báo, tài liệu tham khảo…chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập và nghiên cứu của sinh viên, giảng viên. Nhiều trường đại học không chuyên ngữ trên địa bàn Hà Nội các thiết bị phục vụ cho dạy – học ngoại ngữ, trong những năm qua được tiếp nhận của Bộ Giáo dục và Đào tạo, do đó hoạt động dạy học môn học này của các trường đã có nhiều cải thiện. Tuy nhiên, trước nhu cầu học tập tiếng Anh hiện nay ở các trường không chuyên ngữ thì cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ dạy học môn học này của các trường được đánh giá là chưa đầy đủ và hiện đại, chưa đáp ứng nhu cầu giảng dạy và chất lượng chưa tốt, nên được các ý kiến khảo sát đánh giá ở mức thấp có 27,7 % và điểm trung bình là 2.95, xếp thứ 4/5; do vậy các nhà trường cần có kế hoạch tăng cường đầu tư để đáp ứng với nhu cầu và sự phát triển của nhà trường.
Về công tác chỉ đạo giảng viên, bộ môn tăng cường dự giờ, đổi mới PPDH môn học; đây cũng là nội dung quản lý được các ý kiến khảo sát đánh giá ở mức thấp nhất với điểm trung bình là 2.85, xếp thứ 5/5. Điều đó là khách quan, phản ánh đúng thực trạng này hiện nay, bởi nhu cầu học tiếng Anh của sinh viên ở các trường đại học không chuyên ngữ những năm gần đây tăng lên nhanh chóng, trong khi đó lực lượng giảng viên mỏng, số lượng cơ hữu ít, số thỉnh giảng là phổ biến đối với một số trường; vì vậy việc tăng cường dự giờ, đổi mới PPDH môn học này mặc dù các trường chỉ đạo sát sao nhưng trên thực tế rất khó triển khai thực hiện do điều kiện khách quan trên.
Mặt khác, đội ngũ giảng viên ngoại ngữ, ngoài những mặt mạnh đã nêu trên, họ đa số là nữ, tuổi còn trẻ nên có con nhỏ, thai sản – đó là những yếu tố ảnh hưởng đến dạy trên lớp. Việc chỉ đạo đổi mới PPDH tiếng Anh được chú trọng, song chưa tạo phong trào sâu rộng, hiệu quả chưa cao, chưa có biện pháp tích cực cải tiến phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tiếng Anh nên chưa phát huy hết tính tích cực, độc lập, sáng tạo của sinh viên trong học tập. Tính kế thừa về chuyên môn giữa các thế hệ giảng viên chưa cao; việc trao đổi phương pháp dạy học của Khoa - Bộ môn chủ yếu gắn với dự giờ, bình xét giảng viên theo học kỳ, năm học.
Sinh hoạt chuyên môn đôi khi chưa thực sự có tác dụng thiết thực đối với việc nâng cao hiểu biết về chuyên môn và nghiệp vụ đối với mỗi giảng viên. Sự giúp đỡ về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của giảng viên có bề dày kinh nghiệm với giảng viên trẻ chất lượng chưa cao.
Khả năng tự học và NCKH của giảng viên còn hạn chế về động cơ, năng lực và phương pháp. Việc ứng dụng, sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại chưa được tổ chức chặt chẽ, hệ thống nên hiệu quả dạy học môn tiếng Anh còn thấp, giảng viên tiếng Anh hàng năm chưa có nhiều đề tài NCKH.
Các biện pháp quản lý dạy học môn tiếng Anh được thực hiện không thường xuyên; việc quản lý kế hoạch tự học, phối hợp với cán bộ còn chưa tốt.
Về đối tượng sinh viên: Hoạt động học của sinh viên, với phương pháp học tập chưa thực sự phù hợp với đại học; việc xây dựng kế hoạch học tập của mang nặng tính hình thức, khi thực hiện kế hoạch có lúc tuỳ tiện. Phương pháp học tập, ôn thi, tư duy còn mang tính phổ thông: nặng về học thuộc lòng, học theo vở ghi, ít tìm tòi, suy luận, tranh luận trước với bạn. Những gương học tập giỏi, rèn luyện tốt chưa được nhân rộng thành phong trào, năng lực tự học, tự nghiên cứu còn yếu; khả năng tự quản, tự điều chỉnh của sinh viên chưa đạt yêu cầu đặt ra. Kết quả học tập thiếu ổn định và được đánh giá chủ yếu ở mức trung bình, sinh viên còn chưa thường xuyên xây dựng kế hoạch tự học trong đó có môn tiếng Anh nhiều lúc chỉ mang tính tự phát. Nhiều sinh viên có tư tưởng trông chờ, ỷ lại, không thực sự phấn đấu, cầu thị học tập làm ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra của nhà trường...
3.5.2. Nguyên nhân hạn chế
Một là, nhận thức của các chủ thể quản lý chuyên môn ở một số trường đại học không chuyên ngữ chưa thật đầy đủ, nên chưa có những biện pháp cụ thể trong kiểm tra, đánh giá việc xây dựng và thực hiện hoạt động giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên đối với môn tiếng Anh.
Hai là, khâu quản lý giảng dạy môn tiếng Anh của giảng viên chưa thực sự được đổi mới; một số biện pháp sử dụng trong quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên tiếng Anh ở các trường chưa đạt hiệu quả cao, còn mang nặng hình thức, chưa có biện pháp cụ thể để thay đổi thực trạng tồn tại khá lâu của nhà trường. Mặt khác giảng viên chưa có nhiều cơ hội để tập huấn, học tập bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn cũng như nghiệp vụ sư phạm.
Ba là, khâu quản lý hoạt động học tập môn tiếng Anh của sinh viên cũng chưa được các trường quan tâm đổi mới, nhất là về phương pháp học tập; sinh viên chưa có hứng thú với môn học tiếng Anh, chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng, giá trị - ý nghĩa của tiếng Anh trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng như hiện nay.
Bốn là, khâu quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động dạy và học môn tiếng Anh của chủ thể quản lý các cấp ở một số trường đại học không
chuyên ngữ cũng chưa được quan tâm đổi mới; do vậy hoạt động này chưa trở thành đòn bẩy thúc đẩy việc đổi mới hoạt động dạy và học môn học.
Năm là, cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện dạy học môn tiếng Anh ở một số trường đại học không chuyên ngữ còn thiếu, chưa đa dạng; và công tác quản lý, khai thác sử dụng trang thiết bị kỹ thuật dạy học chưa tốt; điều đó ảnh hưởng lớn đến kết quả dạy và học môn học.
Với những ưu điểm và hạn chế trên đây của công tác quản lý, có ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng dạy học tiếng Anh của các trường đại học không chuyên ngữ. Do vậy, cần phải tìm ra những biện pháp phù hợp với đặc điểm của loại hình trường này để việc quản lý dạy học tiếng Anh đạt hiệu quả cao hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy môn học và chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng như hiện nay.
Kết luận chương 3
Từ nghiên cứu thực tế, tác giả phân tích, đánh giá thực trạng dạy học môn tiếng Anh; và thực trạng quản lý dạy học môn tiếng Anh ở một số trường đại học không chuyên ngữ trên địa bàn thành phố Hà Nội. Công tác quản lý dạy học môn tiếng Anh ở các trường đại học trên đã mang lại những kết quả nhất định, bước đầu góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nói chung, dạy học môn tiếng Anh nói riêng. Hầu hết giảng viên Khoa, Trung tâm, Bộ môn Ngoại ngữ có ý thức về tầm quan trọng của Ngoại ngữ trong đó có tiếng Anh với xu thế hội nhập hiện nay, họ đã thực hiện tương đối tốt nhiệm vụ dạy học; hoàn thành nhiệm vụ được giao, có ý thức thực hiện quy chế chuyên môn, đảm bảo đủ, đúng nội dung chương trình. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy thực trạng dạy học và quản lý dạy học môn tiếng Anh còn không ít hạn chế, bất cập; một số nội dung quản lý thực hiện hiệu quả chưa cao và chưa thường xuyên. Nhất là nội dung quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên, quản lý hoạt động học tập của sinh viên, các điều kiện vật chất, kỹ thuật đảm bảo hoạt động dạy học môn này ở một số trường còn yếu; và khâu quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động dạy học môn học ở một số trường chưa được quan tâm đúng mức…Các hạn chế đó có nguyên nhân chủ yếu do các trường đại học không chuyên ngữ còn thiếu những biện pháp quản lý hiệu quả dạy học môn tiếng Anh đáp ứng chuẩn đầu ra. Thực trạng trên là căn cứ để tác giả đưa ra “Các giải pháp quản lý dạy học môn tiếng Anh ở các trường đại học đáp ứng chuẩn đầu ra” sao cho có hiệu quả theo yêu cầu thực tiễn hiện nay.
Chương 4