Các nhân thình quản lý rủi ro là việc lựa chọn cách thức tổ chức quản lý, nhận biết, đo lường, kiểm soátt

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động tín dụng đối với nguồn vốn ODA tại Ngân hàng phát triển - Chi nhánh tỉnh Lào Cai (Trang 41 - 45)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NGUỒN VỐN ODA TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN

1.1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động tín dụng đối với nguồn vốn ODA tại ngân hàng phát triển

1.1.4. Các nhân thình quản lý rủi ro là việc lựa chọn cách thức tổ chức quản lý, nhận biết, đo lường, kiểm soátt

1.1.4. Các nhân thình quản lý rủi ro là việc lựa chọn cách thức tổ chức quản lý, nhận biết, đo lường, kiểm soá

1.1.4.1. Các nhân tố khách quan

- Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế dù thay đổi theo chiều hướng nào cũng đều tác động tới chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nếu sự thay đổi theo chiều hướng tốt thì chất lượng của các khoản tín dụng sẽ được nâng cao.

Ngược lại, sự thay đổi theo chiều hướng xấu thì sẽ làm cho chất lượng các khoản tín dụng xấu đi ngoài ý muốn. Ví dụ khi nền kinh tế có hiện tượng lạm phát tăng vọt, giá cả đồng tiền giảm sút, chỉ số giá cả tăng nhanh gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tác động xấu đến khả năng thu hồi công nợ của

ngân hàng. Hay khi có sự biến động lớn trong tỷ giá do sự thay đổi chính sách tiền tệ của Nhà nước, đồng nội tệ bị giảm giá, các doanh vốn bằng ngoại tệ mà không có nguồn thu bằng ngoại tệ sẽ gặp khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng. Sự biến động về tỷ giá như vậy cũng khiến các doanh nghiệp phải nhập thiết bị nước ngoài lẽ ra đã vay ngân hàng đủ tiền sẽ trở thành không đủ tiền để nhập gây ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng khoản vay. Nói như vậy không có nghĩa là chỉ môi trường kinh tế trong nước này thay đổi sẽ tác động tới chất lượng nguồn vốn mà sự thay đổi của môi trường kinh tế thế giới cũng gây ảnh hưởng không nhỏ, đặc biệt là đối với doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu. Sự thay đổi ấy thể hiện trực tiếp qua sự biến động về nhu cầu thị trường, sự biến động về tỷ giá khiến cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu bị thua lỗ ảnh hưởng tới việc trả nợ ngân hàng của doanh nghiệp.

- Sự thay đổi chính sách của Chính phủ: Chính sách tín dụng là kim chỉ nam đảm bảo cho hoạt động quản lý đi đúng quỹ đạo, nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại trong công tác quản lý nguồn vốn ODA của nhà nước.

Hệ thống pháp luật quốc gia với các bộ luật và văn bản dưới luật chưa được đầy đủ, đồng bộ, hợp lý sẽ không đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các hoạt động kinh tế, là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến rủi ro trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, gây nên các khoản nợ quá hạn cho ngân hàng. Như vậy, pháp luật có vị trí hết sức quan trọng đối với hoạt động quản lý nguồn vốn ODA.

- Năng lực sử dụng vốn ODA vay của chủ đầu tư: Năng lực sử dụng vốn của chủ đầu tư cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay lại vốn ODA. Sự thành công của dự án ODA cũng đồng nghĩa với sự đạt được mục tiêu tài trợ vốn của TCTD đề ra. Sự thành công của dự án ODA được đánh giá trên cả hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội, những đóng góp của dự án vào phát triển kinh tế xã hội của quốc gia.

Năng lực sử dụng vốn ODA của chủ đầu tư là cơ sở để đảm bảo chương trình, dự án thực hiện đúng tiến độ, tiếp cận công nghệ cao và tăng cường kỹ năng và kinh nghiệm quản lý tiên tiến được chuyển giao. Năng lực sử dụng vốn của chủ đầu tư còn là cơ sở để khai thác dự án có hiệu quả, tạo ra doanh thu đảm bảo trả nợ và chi phí lãi vay cho khoản vay nước ngoài đầy đủ và đúng hạn. Thực tế triển khai dự án ODA tại một số quốc gia cho thấy nguyên nhân dự án ODA chậm tiến độ, không thành công, không có khả năng hoàn trả vốn vay phần lớn do năng lực sử dụng vốn của chủ đầu tư. Các dự án ODA không thành công, không hoàn trả nợ vay đúng hạn thường là các dự án có công nghệ lạc hậu, không vận hành được do không tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm không cạnh tranh được trên thị trường, không thích hợp với thị trường.

Dự án vận hành dưới công suất thiết kế hoặc không nghiên cứu kỹ quy hoạch, tổ chức thực hiện và quản lý kém….

1.1.4.2. Các nhân tố chủ quan

Nhân tố chủ quan là những nhân tố nội tại của TCTD ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay lại vốn ODA để thực hiện dự án đầu tư đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Nhân tố chủ quan bao gồm: (1) Cơ chế cho vay lại vốn ODA; (2) Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ; (3)Năng lực chuyên môn và quản lý cho vay lại vốn ODA của cán bộ tín dụng

- Cơ chế cho vay lại vốn ODA của tổ chức tín dụng: Quy chế, quy trình cho vay lại ODA tại TCTD là sự cụ thể hóa pháp luật và các quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng vốn ODA. Đó là những quy định cụ thể của TCTD về đối tượng được vay lại, hình thức cho vay, mức vốn cho vay, đồng tiền cho vay lại và thu nợ, thời hạn, lãi suất, các loại phí, bảo đảm tiền vay, thẩm định dự án, quản lý giải ngân, thu hồi nợ cũng như xử lý rủi ro cho vay lại vốn ODA. Quy trình thực hiện cho vay lại vốn ODA có ý nghĩa quan trọng trong việc hạn chế, giảm thiểu các sai sót khi thực hiện cho vay lại. Quy trình sẽ quy định rõ từng khâu công việc và trách nhiệm cụ thể của các cán bộ có

liên quan. Nếu quy trình đúng, hợp lý và khoa học đến từng khâu thì sẽ hạn chế nhất khả năng phát sinh sai sót. Ngược lại, quy trình thiếu tính khoa học, thiếu tính đúng đắn tất yếu dẫn đến mọi hoạt động thực hiện quy trình đó đều sai sót, ảnh hưởng trực tiếp, sâu sắc đến hiệu quả cho vay lại vốn ODA cho dự án đầu tư.

- Năng lực chuyên môn và quản lý cho vay lại vốn ODA của cán bộ tín dụng: Trình độ năng lực chuyên môn, năng lực quản lý và đạo đức nghề nghiệp là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả cho vay lại vốn ODA tại TCTD. Một TCTD có hệ thống đội ngũ cán bộ có năng lực chuyên môn, năng lực quản lý cao, tuân thủ nguyên tắc của đạo đức nghề nghiệp thì chắc chắn hoạt động sẽ đạt hiệu quả cao và ngược lại sẽ dẫn đến những trì trệ, sai sót, kém hiệu quả.

Trong quá trình đánh giá về chất lượng nhân lực, các nhà nghiên cứu đều thống nhất trên các tiêu chí như trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp, kinh nghiệm công tác, năng lực thực thi nhiệm vụ.... Đối với cho vay lại vốn ODA để thực hiện mục tiêu phát triển, chất lượng nhân lực của TCTD được đánh giá dựa trên:

+ Năng lực trong hoạt động hợp tác quốc gia và quốc tế;

+ Năng lực chuyên môn trong thẩm định dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn ODA vay lại;

+ Năng lực chuyên môn trong quá trình thực hiện cho vay lại;

+ Năng lực trong hoạt động kiểm tra, giám sát bên vay lại sau khi giải ngân;

+ Năng lực quản lý rủi ro tín dụng vốn ODA cho vay lại.

Trong hoạt động hợp tác phát triển, các TCTD thường được thụ hưởng các dự án hỗ trợ kỹ thuật nhằm thực hiện đào tạo, đào tạo lại cho cán bộ, trau dồi kiến thức, kinh nghiệm với các chuyên gia nước ngoài, rút ra bài học thực tiễn để áp dụng TCTD. Các dự án hỗ trợ kỹ thuật mà cán bộ của TCTD được trực tiếp thụ hưởng như dự án “Nâng cao năng lực thể chế về tài trợ phát triển

cơ sở hạ tầng tại Việt Nam” do JICA tài trợ (2008 - 2013), Chương trình Chia sẻ kiến thức (KSP) do Bộ Tài chính kết hợp với Bộ Kế hoạch và Chiến lược Hàn Quốc (2006 đến 2018), Chương trình trao đổi kinh nghiệm với chuyên gia CIM (2009 - 2013)...

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động tín dụng đối với nguồn vốn ODA tại Ngân hàng phát triển - Chi nhánh tỉnh Lào Cai (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)