Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tín dụng tại Ngân hàng Phát triển – Chi nhánh tỉnh Lào Cai

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động tín dụng đối với nguồn vốn ODA tại Ngân hàng phát triển - Chi nhánh tỉnh Lào Cai (Trang 103 - 107)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NGUỒN VỐN ODA TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN LÀO CAI

4.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tín dụng tại Ngân hàng Phát triển – Chi nhánh tỉnh Lào Cai

ODA là nguồn vốn rất quan trọng và cực kỳ có ý nghĩa đối với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. Tuy nhiên, khi số lượng vốn giải ngân ODA tăng đồng nghĩa tăng các khoản nợ đến hạn phải trả và tiềm ẩn

nguy cơ không trả được nợ tăng nếu như không có chiến lược phân bổ và sử dụng nguồn ODA thích hợp. Để phát huy tối đa hiệu quả nguồn vốn ODA, giảm thiểu gánh nặng trả nợ cho Ngân sách Nhà nước, định hướng sử dụng nguồn vốn này nên đồng bộ, phù hợp với định hướng cho vay từ nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước hiện nay đang thực hiện thông qua Ngân hàng Phát triển - Chi nhánh tỉnh Lào Cai.

4.2.1. Xây dựng mô hình quản lý rủi ro hiệu quả đối với hoạt động cho vay lại vốn ODA

Theo đánh giá hiện nay, ngân hàng chưa xây dựng được mô hình quản lý rủi ro hợp lý và hiệu quả, đây cũng là một nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại trong quản lý rủi ro ở ngân hàng. Từ thực tế đó, việc cấp bách xây dựng một mô hình quản lý rủi ro là hết sức cần thiết. Để thực hiện được điều này cần tập trung vào một số nội dung mang tính cụ thể sau:

- Xây dựng quy trình từ dự báo, nhận dạng, phân tích đến xử lý rủi ro một cách bài bản và khoa học

- Nhanh chóng thành lập Ban quản lý rủi ro thuộc Hội sở chính và Phòng quản lý rủi ro thuộc các Chi nhánh trong toàn hệ thống. Hiện nay trong hệ thống chưa có các bộ phận chuyên trách về quản lý rủi ro.

- Nhất thiết phải tách độc lập hai bộ phận nghiệp vụ thẩm định và tín dụng. Tình trạng hiện nay hai bộ phận nghiệp vụ này còn chồng chéo, trùng lắp do vậy, năng suất lao động thấp và chất lượng công việc không đảm bảo.

- Bên cạnh tính độc lập tương đối như đề xuất ở trên, trong quá trình hoạt động của ngân hàng cần tạo ra một cơ chế thích hợp để các bộ phận của ngân hàng hỗ trợ cho nhau một cách chặt chẽ và hiệu quả.

4.2.2. Đào tạo và phát triển đội ngũ nhân sự đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của ngân hàng

Thực hiện chính sách cử đi đào tạo không chính quy trong nước, theo đúng chuyên môn đang đảm nhận đối với lực lượng lao động đang tham gia

công tác quản trị. Trong quá trình đào tạo, ngân hàng có chính sách hỗ trợ phù hợp về chi phí khóa đào tạo và thực hiện việc bố trí công việc thích hợp. Sau khóa đào tạo, căn cứ vào kết quả của văn bằng chứng chỉ, cần có chương trình như khen thưởng vật chất đủ mức để khuyến khích nhân sự.

Khuyến khích đi đào tạo trong nước đúng chuyên ngành, chuyên môn nghiệp vụ đối với lực lượng đã làm việc nhiều năm tại ngân hàng và có chính sách khuyến khích và hỗ trợ phù hợp.

Bắt buộc đi tham gia các khóa đào tạo không chính quy trong nước và khuyến khích họ thực hiện tu nghiệp nước ngoài đối với nhân sự mới nhưng không đúng chuyên ngành, chuyên môn. Trường hợp này cũng cần có chính sách khuyến khích phù hợp về bố trí công việc và kinh phí hỗ trợ.

Định kỳ tổ chức các khóa, lớp tập huấn hoặc cập nhật kiến thức ngắn hạn nhằm trang bị cho nhân sự những kiến thức, vấn đề, sự thay đổi trong chính sách về chuyên môn nghiệp vụ. Lực lượng giảng viên, báo cáo viên của các khóa đào tạo này có thể là trong ban lãnh đạo ngân hàng hoặc mời các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực có liên quan.

4.2.3. Xây dựng và thực hiện các chương trình tư vấn, hỗ trợ khách hàng Trong hoạt động tín dụng nói chung và đối với cho vay lại ODA nói riêng, tư vấn trợ giúp cho khách hàng sử dụng có hiệu quả khoản vốn đã vay của ngân hàng là một trong số các hoạt động dịch vụ ngày càng được quan tâm nhằm bảo toàn vốn cho vay và tránh rủi ro tổn thất. Do vậy, cần thực hiện giải pháp này mang tính đồng bộ cùng các giải pháp khác. Nghiên cứu thành lập bộ phận chuyên tư vấn hỗ trợ khách hàng vay vốn ODA. Bộ phận này được thành lập với đội ngũ nhân sự đa dạng về chuyên môn như quản trị tài chính, quản trị vận hành dự án và tư vấn kỹ thuật, nhằm đủ trình độ năng lực để hỗ trợ khách hàng trong cả quá trình: trước, trong và sau khi giải ngân nguồn vốn vay. Bộ phận này cần phải kết hợp với các bộ phận khác của ngân hàng trong kiểm tra, giám sát dự án đầu tư.

4.2.4 Đầu tư đổi mới công nghệ theo hướng hiện đại đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của ngân hàng và của ngành

Đối với quá trình hoạt động của ngân hàng, hệ thống công nghệ và trình độ hiện đại của nó giữ một vị trí quan trọng trong việc tạo ra kết quả nói chung và quản lý rủi ro nói riêng. Công nghệ và trình độ công nghệ ngày càng thể hiện vai trò quan trọng đối với ngân hàng thông qua việc sự tác động của chúng đến hoạt động sản xuất kinh doanh trên các mặt như: năng suất lao động, chất lượng dịch vụ, tính bảo mật, cập nhật, kiểm soát hệ thống và tốc độ xử lý nghiệp vụ. Quan trọng hơn nữa, công nghệ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các ngân hàng có quy mô lớn, nhiều giao dịch quốc tế như Ngân hàng Phát triển - Chi nhánh tỉnh Lào Cai.

4.2.5. Giải pháp quản lý nhà nước về quản lý rủi ro tín dụng đối với nguồn vốn ODA

Kiến nghị với Chính phủ và chính quyền địa phương xây dựng chính sách phát triển kinh tế xã hội ổn định, phù hợp với thực trạng của nền kinh tế trong nước. Chính phủ tạo lập một môi trường chính trị ổn định, không có những biến động gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, từ đó giúp cho nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng sẽ tránh được những cú sốc do những biến động bất ngờ từ môi trường kinh doanh.

Kiến nghị với Chính phủ cần xúc tiến mạnh mẽ các hoạt động ngoại giao với các nhà tài trợ quốc tế để tăng lượng vốn ODA cam kết dành cho Việt Nam, mở rộng định hướng việc sử dụng ODA cho các dự án trực tiếp sinh lời và cho vay theo cơ chế thương mại như các dự án bán buôn tín dụng. Việc này rất quan trọng vì nó đảm bảo khả năng trả nợ của đất nước về lâu về dài.

Tiến hành xây dựng chính sách tổng thể về quản lý, giám sát vay và trả nợ nước ngoài được hoạch định trong mối tương quan chặt chẽ với các chính sách và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở tầm vĩ mô và vi mô, việc quản lý vay và trả nợ nước ngoài phải tính đến các chỉ tiêu cơ bản về nợ nước ngoài

như: khả năng hấp thụ vốn vay nước ngoài (tổng số nợ nước ngoài/GDP), chỉ tiêu khả năng vay thêm từng năm, chỉ tiêu khả năng hoàn trả nợ (tổng nghĩa vụ trả nợ/thu nhập xuất khẩu).

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động tín dụng đối với nguồn vốn ODA tại Ngân hàng phát triển - Chi nhánh tỉnh Lào Cai (Trang 103 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)