Thực trạng quản lý tín dụng đối với nguồn vốn ODA tại Ngân hàng Phát triển - Chi nhánh tỉnh Lào Cai

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động tín dụng đối với nguồn vốn ODA tại Ngân hàng phát triển - Chi nhánh tỉnh Lào Cai (Trang 74 - 94)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NGUỒN VỐN ODA TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN LÀO CAI

3.2. Thực trạng Quản lý hoạt động tín dụng đối với nguồn vốn ODA tại Ngân hàng Phát triển - Chi nhánh tỉnh Lào Cai

3.2.2. Thực trạng quản lý tín dụng đối với nguồn vốn ODA tại Ngân hàng Phát triển - Chi nhánh tỉnh Lào Cai

3.2.2.1. Hoạt động thẩm định duyệt vay

Thẩm định cho vay lại vốn ODA là một nội dung quan trọng trong các TCTD nói chung và NHPT nói riêng. Thẩm định duyệt vay đối với các dự án sử dụng vốn ODA cho vay lại là công tác đánh giá và phân tích khách quan đến hiệu quả của dự án đầu tư đối với phát triển kinh tế - xã hội và hiệu quả tài chính, khả năng thu hồi vốn, hoàn trả vốn vay của dự án từ đó có quyết định đúng về cho vay lại vốn ODA. Nhận thức vai trò và tầm quan trọng của công tác thẩm định cho vay lại vốn ODA, Ngân hàng Phát triển - Chi nhánh tỉnh Lào

Cai tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước về nội dung, quy trình và hồ sơ thẩm định tín dụng.

Thực hiện theo quy định về phân công nhiệm vụ trong công tác thẩm định Ngân hàng Phát triển - Chi nhánh tỉnh Lào Cai, Phòng Thẩm định: Làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ, chủ trì công tác thẩm định tại Ngân hàng Phát triển - Chi nhánh tỉnh Lào Cai, thực hiện thẩm định phương án tài chính và phương án trả nợ vốn vay. Phối hợp với phòng Tín dụng (Phòng QLVNN) lập báo cáo thẩm định tổng hợp trình Giám đốc Ngân hàng Phát triển - Chi nhánh tỉnh Lào Cai quyết định cho vay (đối với dự án phân cấp) hoặc trình Ngân hàng phát triển Việt Nam xem xét quyết định vay (dự án không phân cấp). Thực hiện năng lực chủ đầu tư và thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay, sau khi thẩm định xong chuyển báo cáo thẩm định xuống Phòng Thẩm định tổng hợp.

Thực hiện theo sự phân công này Phòng QLVNN đã tích cực, chủ động thẩm định theo đúng hướng dẫn của Ngân hàng phát triển Việt Nam tại quy định về công tác thẩm định dự án tại NHPT Việt Nam trong đó thẩm định các nội dung: Thẩm định tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ vay vốn; thẩm định tính hợp lý, nhất quán về nội dung, số liệu trong hồ sơ; thẩm định tính hợp lệ về trình tự ban hành văn bản và thẩm quyền ký duyệt; Nhận xét, đánh giá trình tự thực hiện, thẩm quyền ban hành văn bản và thẩm quyền ký duyệt.

Thẩm định khách hàng vay vốn (Chủ đầu tư dự án);

Thẩm định hiệu quả dự án đầu tư với các nội dung cơ bản như: nhận xét, đánh giá thị trường các yếu tố đầu vào cho sản xuất và sản phẩm đầu ra của dự án; phân tích đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay và hiệu quả của dự án; đánh giá phương án chọn địa điểm của dự án; đánh giá công suất thiết kế của dự án; đánh giá công nghệ của dự án… Thẩm định hiệu quả kinh tế tài chính của dự án qua các chỉ tiêu:

Tỷ suất chiết khấu của dự án; hiện giá sinh lời của dự án; tính theo thu hồi vốn chiết khấu, phân tích độ nhạy của dự án…

Hiện nay, Ngân hàng Phát triển - Chi nhánh tỉnh Lào Cai chủ yếu sử dụng phương pháp thẩm định truyền thống. Nội dung thẩm định tập trung vào chủ yếu các nội dung như: Tính khả thi, hiệu quả tài chính, phương án trả nợ của dự án đầu tư; Năng lực tài chính, khả năng hoàn trả vốn vay của doanh nghiệp; xếp hạng tín dụng của Bên vay lại; Tài sản BĐTV; năng lực thực hiện dự án, năng lực tài chính, kinh nghiệm của chủ đầu tư; thị trường các yếu tố đầu vào cho sản xuất và sản phẩm đầu ra của dự án, các nhân tố ảnh hưởng đến phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay; hiệu quả kinh tế và xã hội của dự án; Các yếu tố rủi ro và độ nhạy của dự án… Các chỉ tiêu được NHPT sử dụng trong thẩm định năng lực tài chính của chủ đầu tư được chia thành năm nhóm, gồm: (1) khả năng thanh toán; (2) tính ổn định và khả năng tự tài trợ; (3) hiệu quả sử dụng vốn và khả năng sinh lời; (4) sức tăng trưởng; và (5) chỉ số lưu chuyển tiền tệ.

Thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay: tính hợp lệ của hồ sơ, của tài sản bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm…

Thẩm định năng lực tài chính của Chủ đầu tư: Về nguyên tắc NHPT Việt Nam không thẩm định năng lực tài chính của Chủ đầu tư là UBND tỉnh, thành phố hoặc các dự án theo chỉ định của thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, đối với các dự án phải thẩm định sễ thực hiện đánh giá độ tin cậy của các Báo cáo tài chính, kiểm tra, đánh giá các chỉ tiêu cơ cấu vốn, tính ổn định và khả năng trả nợ; các chỉ tiêu về khả năng thanh toán; các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn và khả năng sinh lời; các chỉ tiêu về sức tăng trưởng; đánh giá tình hình tài chính thông qua các chỉ số tính trong bảng lưu chuyển tiền tệ; các chỉ tiêu về khả năng tự tài trợ của Chủ đầu tư; đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Chủ đầu tư.

Thẩm định phương án bảo đảm tiền vay tại Ngân hàng Phát triển - Chi nhánh tỉnh Lào Cai được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành và các văn bản của NHPT gồm văn bản hướng dẫn số1319/NHPT-XLN ngày 08/5/2014, số 1541/NHPT-XLN ngày 28/6/2017. Biện pháp BĐTV, mức

BĐTV đối với từng dự án do NHPT quyết định trên cơ sở năng lực tài chính, tình hình tài chính, phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay, mức độ tín nhiệm của chủ đầu tư. Theo quy định hiện hành trị giá tài sản BĐTV tối thiểu bằng 120% trị giá gốc của khoản vay lại.

Bảng 3.8: Kết quả công tác thẩm định duyệt vay tại Ngân hàng Phát triển - Chi nhánh tỉnh Lào Cai giai đoạn 2017 – 2019

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Số dự án đăng ký vay vốn 15 15 15

Số dự án thẩm định 15 15 15

Số dự án được duyệt 10 11 11

Tỷ lệ dự án được duyệt/dự án

đăng ký (%) 66,67 73,33 73,33

(Nguồn: Báo cáo tổng kết Ngân hàng Phát triển - Chi nhánh tỉnh Lào Cai) Trong năm 2017 theo sự phân công Phòng đã phối hợp với Phòng Thẩm định để thẩm định phương án tài chính, thẩm định hiệu quả dự án đầu tư của 15 dự án, số dự án được duyệt là 10 dự án. Năm 2019 cũng có 15 dự án đăng ký vay vốn, được duyệt 11 dự án chiếm 73,33%. 100% dự án đăng ký đã được thẩm định duyệt vay kỹ càng và chi nhánh chỉ lựa chọn các dự án có tính khả thi cao, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của quy trình thẩm định. Điều này cho thấy công tác thẩm định duyệt vay đã đc CN thực hiện rất tốt.

Hiệu quả của hoạt động thẩm định duyệt vay của Ngân hàng Phát triển - Chi nhánh tỉnh Lào Cai được các khách hàng đánh giá qua bảng sau:

Bảng 3.9: Kết quả khảo sát về công tác thẩm định duyệt vay đối với nguồn vốn ODA Ngân hàng Phát triển - Chi nhánh tỉnh Lào Cai

Chỉ tiêu Điểm Ý nghĩa

1. Công tác thu thập và xử lý thông tin 3,63 Tốt 2. Quy trình hướng dẫn thẩm định 4,33 Rất tốt 3. Kiểm tra giám sát thẩm định 3,16 Trung Bình

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra của tác giả)

Kết quả điều tra chỉ ra rằng công tác thu thập và xử lý thông tin đang sử dụng tại chi nhánh là phù hợp, đạt điểm 3,63 mức Tốt. Điều này thể hiện Chi nhánh đã tiến hành thu thập và xử lý thông tin là đúng, phù hợp.

Tuy nhiên, công tác kiểm tra giám sát thẩm định còn có một số nhược điểm như chưa được thực hiện tốt, bỏ sót những khách hàng lành mạnh, làm giảm lòng tin của cộng đồng vào dịch vụ ngân hàng được đánh giá thông qua kết quả khảo sát là công tác kiểm tra giám sát thẩm định tại chi nhánh là hợp lý, kết quả là 2,85 điểm được đánh giá ở mức trung bình.

Chỉ tiêu quy trình hướng dẫn thẩm định đang được sử dụng tại Chi nhánh là phù hợp với thực tế tại Chi nhánh, đạt điểm là 4,33 điểm; được đánh giá ở mức rất tốt. Điều này thể hiện Chi nhánh đã công khai, minh bạch quy trình hướng dẫn thẩm định cho các khách hàng.

3.2.2.2. Thực hiện cho vay

a. Hoạt động kiểm soát chi, xác nhận giải ngân

Công tác kiểm soát chi là một khâu rất quan trọng trong toàn bộ quá trình quản lý vốn vay ODA, việc giải ngân đúng, đủ, kịp thời quyết định lớn tới hiệu quả của dự án.

Sơ đồ 3.2 Quy trình giải ngân theo hình thức kiểm soát chi tại Ngân hàng Phát triển - Chi nhánh tỉnh Lào Cai

(Nguồn: Ngân hàng Phát triển - Chi nhánh tỉnh Lào Cai) (1)

(2) (3)

(4) (5)

(1): Chủ đầu tư gửi hồ sơ đề nghị giải ngân đến Ngân hàng Phát triển - Chi nhánh tỉnh Lào Cai.

(2): Chi nhánh kiểm tra hồ sơ, căn cứ kết quả kiểm soát chi, Chi nhánh xác nhận số tiền trên Giấy đề nghị xác nhận tạm ứng/thanh toán vốn nước ngoài và gửi cho Sở giao dịch I–NHPT Việt Nam (được chỉ định là cơ quan đầu mối giải ngân cho dự án).

(3): Sở giao dịch I sau khi nhận được đề nghị thì giải ngân trực tiếp vào tài khoản của nhà thầu.

(4): Sau khi giải ngân thì Sở giao dịch I gửi thông báo cho Chi nhánh.

(5): Chi nhánh thông báo cho Chủ đầu tư đến ký khế ước nhận nợ.

Theo sơ đồ 3.2 thì hàng năm Chi nhánh căn cứ nhu cầu vốn của Chủ đầu tư, thực hiện đăng ký số vốn giải ngân cho dự án Chi nhánh thực hiện kiểm soát chi theo đúng quy định và được NHPT giao cho kế hoạch giải ngân trong năm.

Để thực hiện kiểm soát chi có chất lượng NHPT Việt Nam đã ban hành Sổ tay quản lý ODA, trong đó quy định chi tiết, cụ thể khâu kiểm soát chi này.

Các cơ sở pháp lý là Thông tư 27/2015/TT-BTC ngày 03/04/2015; Thông tư 130/2015/TT-BTC ngày 2/11/2015 của Bộ Tài chính v/v sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư 27/2015/TT-BTC ngày 03/04/2015 của Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước. Thông tư số 108/2015/TT- BTC ngày 7/9/2015 của Bộ Tài chính v/v hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình dự án hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); Nghị định số 78/NĐ-CP ngày 14/7/2010 của Chính phủ về cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính Phủ,... cụ thể:

a) Tài liệu cơ sở của dự án:

Để vay vốn ODA tại Ngân hàng Phát triển - Chi nhánh tỉnh Lào Cai, khách hàng phải đảm bảo đầy đủ các tài liệu cơ sở sau:

- Hiệp định tài trợ ký giữa Chính phủ Việt Nam với nhà tài trợ (bản

dịch tiếng Việt có chữ ký và dấu của chủ dự án). Đối với các dự án nước ngoài có tiểu dự án, hay các dự án thành phần thực hiện trên nhiều tỉnh thì Chủ đầu tư không phải gửi Hiệp định tài trợ nhưng gửi chi nhánh các hồ sơ, tài liệu xác định tỷ lệ tài trợ của dự án.

- Dự án đầu tư xây dựng công trình (hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đối với dự án chỉ lập báo cáo kinh tế kỹ thuật) kèm theo quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền, các quyết định điều chỉnh dự án (nếu có).

- Văn bản lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu (gồm đấu thầu, chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh, tự thực hiện và lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt).

- Hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu (bao gồm cả các tài liệu kèm theo Hợp đồng theo quy định của Bộ Xây dựng).

- Dự toán và quyết định phê duyệt dự toán của từng công việc, hạng mục công trình, công trình đối với trường hợp chỉ định thầu hoặc tự thực hiện và các công việc thực hiện không thông qua hợp đồng.

- Bản dịch bằng tiếng Việt có chữ ký và dấu của chủ đầu tư của : Hiệp định tín dụng, sổ tay giải ngân (nếu có). Riêng hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu phải là văn bản bằng tiếng Việt hoặc bản dịch bằng tiếng Việt có chữ ký và dấu của chủ đầu tư.

- Bảo lãnh tạm ứng (nếu có) theo quy định cụ thể của Hợp đồng (kể cả trường hợp dự án vốn trong nước nhưng do nhà thầu nước ngoài thi công).

- Kế hoạch tài chính năm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Thoả thuận cho vay lại đã ký giữa chủ đầu tư và cơ quan được uỷ quyền cho vay lại (nếu dự án thuộc diện vay lại).

- Bảo lãnh thực hiện của ngân hàng nhà thầu.

- Quyết định của cấp có thẩm quyền công nhận đơn vị trúng thầu (hoặc quyết định chỉ định thầu).

- Trường hợp Hợp đồng thuộc đối tượng cần có ý kiến trước của nhà tài trợ, cần có thêm “ý kiến không phản đối” của nhà tài trợ (và bản dịch bằng tiếng Việt có chữ ký và dấu của chủ đầu tư).

- Các tài liệu liên quan đến tỷ lệ tài trợ của dự án.

- Văn bản của cơ quan có thẩm quyền về các nội dung liên quan đến dự án theo quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng;

- Các văn bản khác liên quan đến đầu tư dự án.

- Các văn bản uỷ quyền ký HĐTD, nhận nợ vay, hồ sơ thanh toán,... của Chủ đầu tư kèm theo mẫu chữ ký của người được ủy quyền (nếu có).

- Lưu ý:

+ Hồ sơ đề nghị thanh toán gửi đến cơ quan kiểm soát chi nếu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt. Bản dịch phải có chữ ký, đóng dấu của chủ dự án. Chủ dự án chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đúng đắn, chính xác về nội dung bản dịch tiếng Việt. Các tài liệu cần dịch gồm các tài liệu liên quan đến phương thức thanh toán, tỷ lệ tài trợ của dự án, bảng giá trúng thầu, Hợp đồng tóm tắt (Kể cả Hợp đồng bổ sung, sửa đổi), thư không phản đối của nhà tài trợ liên quan đến nội dung thanh toán.

+ Hồ sơ dự án: Bản chính hoặc bản sao có xác nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

b)Hồ sơ thanh toán tạm ứng:

Ngoài tài liệu cơ sở của dự án theo quy định, khi tạm ứng vốn, chủ đầu tư gửi đến Ngân hàng Phát triển Việt Nam:

- Giấy đề nghị xác nhận tạm ứng/Thanh toán vốn dự án ODA (Phụ lục số 3 Ban hành kèm theo Thông tư 108/2015/TT-BTC ngày 7/9/2015 của Bộ Tài chính).

- Chứng từ chuyển tiền.

- Bảo lãnh khoản tiền tạm ứng của nhà thầu với giá trị bằng giá trị đề nghị tạm ứng (nếu trong Hợp đồng chủ đầu tư và nhà thầu thoả thuận có bảo

lãnh tiền tạm ứng). Bảo lãnh tạm ứng phải có thời hạn đảm bảo thu hồi tạm ứng theo quy định của Hợp đồng.

c) Hồ sơ thanh toán khối lượng hoàn thành

- Đối với các công việc được thực hiện thông qua các hợp đồng xây dựng, việc thanh toán hợp đồng phù hợp với từng loại hợp đồng, giá hợp đồng và các điều kiện hợp đồng. Số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán và điều kiện thanh toán phải được ghi rõ trong hợp đồng.

+ Đối với giá hợp đồng trọn gói:

Thanh toán theo tỷ lệ phần trăm (%) giá hợp đồng hoặc giá công trình, hạng mục công trình hoàn thành tương ứng với các giai đoạn thanh toán được ghi trong hợp đồng. Sau khi hoàn thành hợp đồng và được nghiệm thu, bên giao thầu thanh toán cho bên nhận thầu toàn bộ giá hợp đồng đã ký và các khoản tiền được điều chỉnh giá (nếu có).

+ Đối với giá hợp đồng theo giá điều chỉnh:

Thanh toán trên cơ sở khối lượng các công việc hoàn thành (kể cả khối lượng phát sinh được duyệt theo thẩm quyền, nếu có) được nghiệm thu trong giai đoạn thanh toán và đơn giá tương ứng với các công việc đó đã ghi trong hợp đồng hoặc phụ lục bổ sung hợp đồng. Sau khi hoàn thành hợp đồng và được nghiệm thu, bên giao thầu thanh toán cho bên nhận thầu toàn bộ giá hợp đồng đã ký và các khoản tiền được điều chỉnh giá (nếu có).

+ Đối với hợp đồng theo giá điều chỉnh:

Thanh toán trên cơ sở khối lượng các công việc hoàn thành (kể cả khối lượng phát sinh được duyệt theo thẩm quyền, nếu có) được nghiệm thu trong giai đoạn thanh toán và đơn giá đã điều chỉnh theo quy định của hợp đồng.

Trường hợp đến giai đoạn thanh toán vẫn chưa đủ điều kiện điều chỉnh đơn giá thì sử dụng đơn giá tạm tính khi ký hợp đồng để thực hiện thanh toán và điều chỉnh giá trị thanh toán khi có đơn giá điều chỉnh theo đúng quy định của hợp đồng. Sau khi hoàn thành hợp đồng và được nghiệm thu, bên giao thầu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động tín dụng đối với nguồn vốn ODA tại Ngân hàng phát triển - Chi nhánh tỉnh Lào Cai (Trang 74 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)