Đánh giá tổng quan tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Phát triển - Chi nhánh tỉnh Lào Cai từ năm 2017 đến 2019

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động tín dụng đối với nguồn vốn ODA tại Ngân hàng phát triển - Chi nhánh tỉnh Lào Cai (Trang 63 - 69)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NGUỒN VỐN ODA TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN LÀO CAI

3.1. Khái quát về Ngân hàng Phát triển - Chi nhánh tỉnh Lào Cai

3.1.3. Đánh giá tổng quan tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Phát triển - Chi nhánh tỉnh Lào Cai từ năm 2017 đến 2019

3.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Mặc dù nguồn vốn cho vay của Chi nhánh được NHPT đảm bảo, điều chuyển vốn trên cơ sở kế hoạch cho vay hằng năm, nhưng để chủ động một phần nguồn vốn cho vay các dự án TDĐT và các khoản vay TDXK, Chi nhánh đã có sự nỗ lực trong công tác huy động vốn.

Bảng 3.1. Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Phát triển - Chi nhánh tỉnh Lào Cai

Chỉ tiêu

2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018

Số lượng (tr đồng)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (tr đồng)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (tr đồng)

Tỷ lệ

(%) +/- % +/- %

Số dư vốn huy động 60.662 100,00 61.041 100,00 63.304 100,00 379 100,62 2.263 103,71

- Vốn có kỳ hạn 7.993 13,18 8.259 13,53 9.710 15,34 266 103,33 1.451 117,57

- Vốn không kỳ hạn 52.669 86,82 52.782 86,47 53.594 84,66 113 100,21 812 101,54

(Nguồn: Báo cáo tổng kết Ngân hàng Phát triển - Chi nhánh tỉnh Lào Cai)

Theo bảng số liệu 3.1 số dư huy động vốn tại Ngân hàng Phát triển - Chi nhánh tỉnh Lào Cai có xu hướng tăng dần trong giai đoạn 2017 - 2018. Năm 2018, số tiền huy động đạt 61.041 triệu đồng, tăng 379 triệu đồng so với năm 2017, tức là tăng 0,62%. Đến năm 2019, tổng số vốn huy động đạt 63.304 triệu đồng, tăng 2.23 triệu đồng so với năm 2018, tỷ lệ tăng đạt 3,71%. Điều này cho thấy chi nhánh đã rất chủ động và nỗ lực trong việc huy động vốn của mình.

Kỳ hạn gửi của các khoản vốn huy động đa phần là có kỳ hạn dưới 12 tháng, chiếm trên 80% tổng số dư vốn huy động. Nguồn vốn huy động của Chi nhánh chủ yếu từ các nguồn như tiền gửi của Bảo hiểm xã hội, tiền ký quỹ đầu tư của Sở Tài chính, và các doanh nghiệp lớn trên địa bàn Tỉnh.

3.1.3.2. Tình hình cho vay, thu nợ tín dụng đầu tư của Nhà nước

Đến 31/12/2019, Ngân hàng Phát triển - Chi nhánh tỉnh Lào Cai đang quản lý cho vay, thu nợ 112 dự án vay vốn TDĐT. Tình hình cho vay, thu nợ TDĐT giai đoạn 2017 – 2019 như sau:

Bảng 3.2. Tình hình thu nợ, cho vay tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển - Chi nhánh tỉnh Lào Cai

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018

+/- % +/- %

Doanh số cho vay 18.805 19.533 20.890 728 103,87 1.357 106,95 Doanh số thu nợ 31.484 31.924 33.804 441 101,40 1.880 105,89

Dư nợ 73.401 76.301 80.396 2.900 103,95 4.095 105,37

Nợ quá hạn 4.844 4.349 4.100 -495 89,78 -249 94,28

Tỷ lệ nợ quá hạn 6,6 5,7 5,1 -1 86,36 -1 89,47

(Nguồn: Báo cáo tổng kết Ngân hàng Phát triển - Chi nhánh tỉnh Lào Cai) Bảng 3.2 cho thấy hàng năm Chi nhánh đều thực hiện giải ngân, trong giai đoạn 2017-2019, Chi nhánh chỉ thực hiện giải ngân cho các khoản vay thuộc Chương trình năng lượng nông thôn, đến năm 2019 Chi nhánh thực

hiện ký kết và giải ngân dự án mới nên làm cho số vốn giải ngân năm 2018 tăng mạnh so với những năm trước. Đến năm 2019 Chi nhánh tiếp tục giải ngân lần 2 dự án của năm 2018 các khoản vay thuộc chương trình năng lượng nông thôn. Đối với các khoản vay Chương trình năng lượng nông thôn, Chi nhánh đã giải ngân đầy đủ và kịp thời nguồn vốn, góp phần quan trọng trong thành công của chương trình

Các dự án vay vốn TDĐT tiêu biểu là: Công trình thủy điện Phú Mậu, các công trình Nhà máy thủy điện Nậm Mu, Nậm Xé, huyện Văn Bàn; Thủy điện Suối Chăn 2,…Doanh số cho vay và doanh số thu nợ tăng đều qua các năm. Tỷ lệ nợ quá hạn cũng giảm từ 6,6% năm 2017 xuống còn 5,1% năm 2019. Tỷ lệ nợ quá hạn là trung bình của các dự án ở các lĩnh vực khác nhau.

Lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và y tế giáo dục chiếm tỷ lệ chủ yếu về số vốn vay nhưng có tỷ lệ nợ quá hạn thấp nhất do hầu hết các dự án phát huy hiệu quả đầu tư; các dự án thuộc lĩnh vực y tế, giáo dục mới được đầu tư nên nợ quá hạn luôn tăng. Lĩnh vực có nợ quá hạn cao là hạ tầng và nông nghiệp do nguồn thu phí giao thông luôn luôn không đủ để trả nợ kéo dài qua nhiều năm; các dự án nông nghiệp do không có thị trường tiêu thụ hoặc không có đủ nguyên liệu đầu vào, do chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết, dịch bệnh, biến động giá của thị trường và do năng lực tài chính các chủ đầu tư còn yếu.

3.1.3.3. Hoạt động dịch vụ Cho vay lại vốn ODA

Theo chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Phát triển - Chi nhánh tỉnh Lào Cai thực hiện cho vay lại không chịu rủi ro 10 dự án, số vốn giải ngân là 113.672 triệu đồng. Các dự án chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực điện, cấp nước, an sinh xã hội.

Hoạt động bảo lãnh

Về bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng thương mại: Chi nhánh chính thức triển khai thực hiện kể từ tháng 02/2016. Trong hai năm

2017-2018, Chi nhánh thực hiện cam kết bảo lãnh cho 15 doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh với tổng số tiền 58.483 triệu đồng, thu về số phí đạt 193 triệu đồng. Đến năm 2019, Ngân hàng Phát triển - Chi nhánh tỉnh Lào Cai chỉ đạo tạm ngừng hoạt động bảo lãnh doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng thương mại.

Hoạt động khác

Hoạt động cấp hỗ trợ sau đầu tư, cấp phát ủy thác là những hoạt động nghiệp vụ được kế thừa từ Quỹ hỗ trợ phát triển trước đây. Đến năm 2014, Ngân hàng Phát triển Việt Nam có văn bản quy định ngừng hoạt động cấp phát ủy thác và tạm dừng hoạt động cấp hỗ trợ sau đầu tư.

Cho vay thí điểm: Ngày 22/10/2007, Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam phê duyệt đề án cho vay thí điểm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu. Từ năm 2012 trở đi Chi nhánh dừng thực hiện nghiệp vụ này theo chỉ đạo của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Vì vậy hiện nay Ngân hàng Phát triển - Chi nhánh tỉnh Lào Cai không cung cấp các dịch vụ này.

3.1.3.4. Kết quả kinh doanh hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Phát triển - Chi nhánh tỉnh Lào Cai

Tuy mọi hoạt động của NHPT Việt Nam nói chung và NHPT Việt Nam – Chi nhánh Lào Cai nói riêng đều không vì mục đích lợi nhuận nhưng qua quá trình hoạt động, chi nhánh đã tạo ra những lợi nhuận nhất định. Ngân hàng Phát triển - Chi nhánh tỉnh Lào Cai hoạt động nhằm đóng góp vào sự phát triển KT-XH của Tỉnh qua các hoạt động cho vay tín dụng ĐTPT, tín dụng xuất khẩu, cho vay lại vốn ODA…. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh từ 2017–2019 được thể hiện ở bảng sau:

Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018 Giá trị

(tr. đ)

Tỷ lệ (%)

Giá trị (tr. đ)

Tỷ lệ (%)

Giá trị (tr. đ)

Tỷ lệ (%)

+/- % +/- %

I. Tổng thu nhập 22.664 100,00 24.573 100,00 26.621 100,00 1.909 108,42 2.048 108,33

1. Thu từ lãi 22.631 99,85 24.462 99,55 26.565 99,79 1.831 108,09 2.103 108,60

- Thu lãi cho vay 22.612 99,91 24.455 99,97 26.561 99,98 1.844 108,15 2.105 108,61

- Thu lãi tiền gửi 19 0,09 7 0,03 4 0,02 -13 35,57 -3 59,78

2. Thu ngoài lãi 33 0,15 111 0,45 56 0,21 78 336,36 -55 50,34

- Thu từ các dịch vụ 32 95,76 105 94,32 42 75,62 73 331,33 -62 40,35

- Thu nhập khác 1 4,24 6 5,68 14 24,38 5 916,67 8 247,73

II. Tổng chi phí 1.544 100,00 1.315 100,00 1.459 100,00 -229 85,15 144 110,92

1. Chi trả lãi (tiền gửi) 302 19,58 315 23,98 350 24,00 13 104,30 35 111,01

2. Chi trả ngoài lãi 1.242 80,42 1.000 76,02 1.109 76,00 -242 80,48 109 110,89

- Chi về hoạt động, dịch vụ 27 2,16 13 1,27 18 17,33 -14 47,39 5 141,73

- Chi về các hoạt động khác 1.215 97,84 987 98,73 1.091 82,67 -228 81,21 104 110,50

III. Lợi nhuận 21.120 23.258 25.162 2.139 110,13 1.904 108,19

(Nguồn: Báo cáo tổng kết Ngân hàng Phát triển - Chi nhánh tỉnh Lào Cai)

Năm 2018, lợi nhuận của chi nhánh tăng 2.139 triệu đồng so với năm 2017, tức tăng 10,13%. Trong đó, thu nhập từ lãi của chi nhánh tăng 1.831 triệu đồng, tăng 8,09%.

Trong giai đoạn này chi nhánh đẩy mạnh các hoạt động CVĐT phát triển vào các dự án trọng điểm của tỉnh như: Công trình thủy điện Phú Mậu, các công trình Nhà máy thủy điện Nâm Mu, Nậm Xé, huyện Văn Bàn; Thủy điện Suối Chăn 2,…

Bên cạnh đó, các khoản thu ngoài lãi (thu từ hoạt động dịch vụ, thu nhập khác) tại chi nhánh cũng tăng lên rõ rệt: Trong năm 2018, chỉ tiêu này tăng 78 triệu đồng so với năm trước, tương ứng tăng đến 242,24%. Cụ thể: chỉ tiêu thu từ hoạt động dịch vụ và thu nhập khác so với năm 2017 đều tăng, lần lượt là 73 triệu đồng và 5 triệu đồng ứng với tốc độ tăng tương ứng là 331,33% và 916,67%. Có thể lý giải nguyên nhân trong năm 2018, chi nhánh cũng chú trọng vào các hoạt động bảo lãnh nên chi nhánh có thu nhập tăng đối với chỉ tiêu này. Qua đó, làm khoản thu ngoài lãi tại chi nhánh tăng lên.

Tổng thu nhập của chi nhánh năm 2019 so với năm 2018 tăng 1.904 triệu đồng hay tăng 8,19%. Đồng thời, các hoạt động và dịch vụ vào năm này như: chi phí cải tạo sửa chữa trụ sở, mua sắm công cụ, vật dụng văn phòng, bảo dưỡng tài sản…cũng tăng. Vì vậy, tổng chi phí mà chi nhánh sử dụng đã tăng 144 triệu đồng hay tăng 10,92%. Năm 2019 với tổng thu nhập của chi nhánh lớn hơn rất nhiều tổng chi phí nên lợi nhuận của chi nhánh vẫn tăng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động tín dụng đối với nguồn vốn ODA tại Ngân hàng phát triển - Chi nhánh tỉnh Lào Cai (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)