CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.2.4.1. Nhóm chỉ tiêu về tăng trưởng dư nợ cho vay vốn ODA
Tăng trưởng dư nợ cho vay lại vốn ODA phản ánh năng lực và sự mở rộng hoạt động của TCTD trong việc thực hiện hoạt động cho vay lại vốn ODA. Tăng trưởng dư nợ cho vay lại ODA cũng nhằm khẳng định và nâng cao uy tín của TCTD đối với Nhà nước, góp phần nâng cao uy tín của quốc gia với các nhà tài trợ quốc tế. Tăng trưởng dư nợ cho vay lại cũng giúp các TCTD có được khoản thu nhập từ việc thu phí quản lý và chênh lệch lãi suất cho vay lại. Để đánh giá tăng trưởng dư nợ cho vay lại ODA nhằm phân tích hiệu quả cho vay lại nguồn vốn này đối với hoạt động của TCTD, tác giả sử dụng các chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng về vốn ODA cam kết cho vay lại theo hợp đồng tín dụng, tốc độ tăng trưởng giải ngân, tăng trưởng dư nợ cũng như mức độ thực hiện kế hoạch cho vay lại vốn ODA:
- Tăng trưởng vốn ODA cam kết cho vay lại hàng năm: Chỉ tiêu này cho biết mức độ tăng trưởng quy mô vốn ODA cho vay lại tại TCTD và được xác định:
Tăng trưởng vốn ODA
cam kết CVL = Vốn ODA cam kết
CVL năm nay - Vốn ODA cam kết CVL năm trước (1) Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ quy mô cho vay lại ODA của TCTD được tăng trưởng và hoạt động này được mở rộng, ngược lại nó cho thấy sự giảm sút và thu hẹp về quy mô và kém hiệu quả.
- Tốc độ giải ngân vốn ODA: Chỉ tiêu này được xác định theo công thức:
Tốc độ tăng trưởng giải
ngân vốn ODA (%)
ODA giải ngân
năm nay - ODA giải ngân năm trước
= x 100 (2)
Vốn ODA giải ngân năn trước
Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng giải ngân vốn ODA hàng năm để đánh giá khả năng cho vay lại, ngoài ra chỉ tiêu này cho biết tiến độ giải ngân vốn ODA so với kế hoạch của TCTD hoặc kế hoạch của Nhà nước giao. Vốn ODA cho vay lại thông qua TCTD chỉ được giải ngân khi dự án đảm bảo các điều kiện theo quy định, vốn ODA được sử dụng đúng mục đích, đúng tiến độ. Chỉ tiêu này càng cao thì hoạt động cho vay lại ODA của TCTD càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại nó cho thấy sự yếu kém trong hoạt động cho vay lại vốn ODA.
- Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vạy lại vốn ODA: Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng về dư nợ vốn ODA cho vay lại và được xác định theo công thức:
Tốc độ tăng trưởng dư nợ
CVL vốn ODA (%)
Dư nợ năm nay – Dư nợ năm trước
= x 100 (3)
Dư nợ CVL vốn ODA năm trước
Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ cho vay lại vốn ODA qua các năm để đánh giá khả năng cho vay của TCTD. Chỉ tiêu càng cao thì mức độ cho vay lại của TCTD càng ổn định, có hiệu quả và ngược lại.
- Mức độ thực hiện kế hoạch tăng trưởng vốn ODA cho vay lại: Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng về dư nợ vốn ODA cho vay lại và được xác định theo công thức:
Mức độ thực hiện kế hoạch tăng trưởng vốn ODA
Vốn ODA CVL thực tế
= x 100 (4)
Vốn ODA CVL theo kế hoạch
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch tăng trưởng vốn ODA cho vay lại của TCTD. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện việc thực hiện kế hoạch cho vay lại vốn ODA đạt kết quả tốt và đảm bảo hiệu quả
2.2.4.2. Nhóm chỉ tiêu về chất lượng tín dụng đối với nguồn vốn ODA
Hiệu quả cho vay lại vốn ODA được đánh giá trên các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng cho vay lại, đó là việc thực hiện mục tiêu quản trị vốn ODA cho vay lại của TCTD, bao gồm các chỉ tiêu định lượng như: tỷ lệ thu hồi nợ khoản vay ODA đến hạn, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ dự phòng rủi ro so với nợ xấu theo hình thức TCTD chịu RRTD…
- Tỷ lệ thu hồi nợ khoản vay ODA đến hạn: Chỉ tiêu này cho biết mức độ thu hồi các khoản cho vay lại vốn ODA đến hạn từ đối tượng vay lại và được xác định:
Tỷ lệ thu hồi nợ khoản vay ODA
đến hạn (%)
Số nợ vốn ODA thu hồi
= x 100 (5)
Tổng dư nợ ODA đến hạn
Chỉ tiêu này đánh giá khả năng thu hồi nợ vốn ODA của các khoản cho vay lại, khả năng đôn đốc thu hồi nợ của TCTD. Đây là chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả cho vay lại trong việc thu nợ, hiệu quả trong việc lập kế hoạch cho
vay lại của ngân hàng. Số nợ ODA thu hồi cũng là cơ sở để chính phủ hoàn trả nợ vay nước ngoài và khẳng định uy tín của nhà nước đối với nhà tài trợ.
- Tỷ lệ nợ quá hạn: Chỉ tiêu này phản ánh tình trạng khoản nợ cho vay lại vốn ODA của TCTD. Nợ quá hạn là khoản nợ mà bên vay lại vốn ODA đã bị quá hạn thực hiện nghĩa vụ trả nợ một phần hoặc toàn bộ nợ gốc, lãi và phí.
Nợ quá hạn thường xuất phát từ nguyên nhân bên vay lại gặp khó khăn về tài chính hoặc không nỗ lực trả nợ cho TCTD.
Tỷ lệ nợ quá hạn CVL vốn ODA (%)
Nợ quá hạn cho vay lại ODA
= x 100 (6)
Tổng dư nợ ODA cho vay lại
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng quản lý ODA cho vay lại của TCTD trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ đối với các khoản vay. Đây là chỉ tiêu được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng cũng như rủi ro tín dụng tại TCTD.
Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém và ngược lại.
- Tỷ lệ nợ xấu: Nợ xấu được hiểu là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ. Tại Việt Nam, nợ xấu trong khái niệm nợ xấu được biết đến từ khi quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động của TCTD theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN Việt Nam. Theo quy định hiện hành về cho vay lại vốn vay ODA, khoản vay lại được phân thành 5 nhóm Nợ xấu là khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4, 5 bao gồm khoản vay có nợ quá hạn từ 02 kỳ trả nợ trở lên và khoản vay không có khả năng trả nợ. Nợ xấu trong cho vay lại vốn ODA là nhân tố gây nguy hiểm cho TCTD và cho Nhà nước, nó làm tăng chi phí và đe dọa khả năng trả nợ của Chính phủ cho khoản vay nước ngoài.
Tỷ lệ nợ xấu cho vay lại vốn ODA
(%)
Nợ xấu cho vay lại ODA
= x 100 (7)
Tổng dư nợ vốn ODA cho vay lại
Thông lệ quốc tế quy định, tỷ lệ nợ xấu ở mức có thể chấp nhận được là dưới 3%. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng quản lý tín dụng của TCTD trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi khoản vay ODA. Tỷ lệ nợ xấu càng cao thì chất lượng tín dụng của TCTD càng kém, mức độ rủi ro tín dụng cho vay lại vốn ODA càng lớn, khả năng thu hồi khoản cho vay lại của TCTD càng giảm.
Vì vậy, việc tăng cường các giải pháp kiểm soát tỷ lệ nợ xấu và duy trì tỷ lệ này trong giới hạn an toàn luôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong cho vay lại vốn ODA của TCTD.
- Tỷ lệ dự phòng rủi ro so với nợ xấu: Chỉ tiêu này được sử dụng cho khoản cho vay lại ODA theo hình thức TCTD chịu RRTD và được xác định:
Tỷ lệ dự phòng rủi ro so với nợ
xấu (%)
Số quỹ DPRR CVL vốn ODA
= x 100 (8)
Nợ xấu cho vay lại vốn ODA
Tỷ lệ dự phòng rủi ro so với nợ xấu phản ánh sự chuẩn bị của TCTD trước những tổn thất rủi ro cho vay lại ODA theo hình thức TCTD chịu RRTD, tỷ lệ này càng cao thì khả năng đảm bảo trước những tổn thất về vốn ODA cho vay lại càng lớn. Tỷ lệ dự phòng rủi ro càng cao cũng đồng nghĩa với việc chi phí hoạt động của TCTD cao và ngược lại.
2.2.4.3. Nhóm chỉ tiêu về kết quả tài chính cho vay lại vốn ODA của ngân hàng
Nhóm chỉ tiêu này nhằm đánh giá kết quả hoạt động cho vay lại và được thể hiện bằng chênh lệch giữa thu nhập và chi phí từ hoạt động cho vay lại vốn ODA.
a. Thu nhập từ hoạt động cho vay vốn ODA
- Phí quản lý được hưởng từ hoạt động cho vay lại vốn ODA theo hình thức TCTD không chịu RRTD
- Tiền lãi thu từ hoạt động cho vay lại đối với hình thức TCTD chịu RRTD.
- Các khoản thu nhập khác từ hoạt động cho vay lại vốn ODA như phí thu xếp cho vay lại vốn ODA, phí cam kết,…
b. Chi phí từ hoạt động cho vay vốn ODA
- Trích lập dự phòng RRTD đối với hình thức cho vay lại TCTD chịu RRTD
- Trả lãi vay lại vốn ODA từ chính phủ
- Chi phí quản lý ngân hàng phân bổ cho hoạt động cho vay ODA (như khấu hao thiết bị, tiền lương của bộ phận quản lý và thực hiện cho vay lại ODA…)
- Các chi phí khác liên quan đến hoạt động cho vay lại vốn ODA.
Để đánh giá thu nhập đối với hoạt động cho vay lại vốn ODA của TCTD,luận án sử dụng các chỉ tiêu gồm:
- Kết quả hoạt động cho vay lại vốn ODA. Được xác đinh theo công thức:
Kết quả cho
vay lại ODA = Thu nhập từ cho vay lại vốn ODA – Chi phí (9) Kết quả hoạt động cho vay lại vốn ODA của TCTD là chỉ tiêu để đánh giá khả năng tạo ra thu nhập và sinh lời từ hoạt động này. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ cho vay lại vốn ODA càng tăng trưởng cả quy mô, chất lượng và có hiệu quả.
- Mức độ tăng trưởng thu nhập từ hoạt động cho vay lại vốn ODA.
Mức độ tăng trưởng thu nhập
(%)
Thu nhập từ CVL ODA năm nay
= x 100 (10)
Thu nhập từ CVL ODA năm trước
Chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá năng lực quản lý khoản vay, khả năng mở rộng hoạt động cho vay lại vốn ODA. Mức độ tăng trưởng thu nhập từ hoạt động cho vay lại vốn ODA càng cao chứng tỏ khả năng quản lý khoản vay ODA của TCTD càng được tăng cường và có hiệu quả. Ngược lại, nó chứng tỏ quy mô hoạt động bị giảm sút và kém hiệu quả.