Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động tín dụng đối với nguồn vốn ODA tại Ngân hàng phát triển - Chi nhánh tỉnh Lào Cai (Trang 97 - 100)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NGUỒN VỐN ODA TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN LÀO CAI

3.4. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động tín dụng của Ngân hàng Phát triển - Chi nhánh tỉnh Lào Cai

3.4.1. Những kết quả đạt được

Kết quả từ hoạt động cho vay lại ODA đã khẳng định và nâng cao được vị thế của Ngân hàng Phát triển - Chi nhánh tỉnh Lào Cai trong hệ thống tài

chính của Tỉnh Lào Cai: từ một tổ chức cho vay mang tính thụ động, Ngân hàng Phát triển - Chi nhánh tỉnh Lào Cai đã trở thành một tổ chức cho vay lại ODA chiếm tỷ trọng lớn nhất trên địa bàn. Ngân hàng Phát triển - Chi nhánh tỉnh Lào Cai được Bộ Tài chính chỉ định làm cơ quan kiểm soát chi tiêu vốn ODA cho vay lại tại Tỉnh, là một đầu mối quan trọng tham gia tư vấn cho Chính Phủ trong việc xây dựng các cơ chế, chính sách để thu hút, quản lý, thẩm định, cho vay và giải ngân nguồn vốn ODA.

Từ những phân tích trên, hoạt động cho vay lại vốn ODA đã có những thành công nhất định, mang lợi ích về mặt kinh tế - xã hội cho Ngân hàng Phát triển - Chi nhánh tỉnh Lào Cai và toàn Tỉnh, cụ thể như sau:

Thứnhất,Lượng vốn ODA cho vay lại biến động liên tục nhưng về cơ bản vẫn đang tăng và ở mức khá cao. Vốn ODA cho vay lại tăng chứng tỏ nghiệp vụ cho vay lại đã khá vững chắc, các dự án cho vay lại đạt hiệu quả ở mức độ nhất định và nhu cầu vay lại vốn ODA ngày càng tăng.

Thứ hai, Lượng vốn ODA cho vay lại cũng như các loại cho vay khác hầu hết phụ thuộc vào lượng vốn ODA cam kết và lượng ODA ký kết giải ngân hàng năm. Trong giai đoạn vừa qua, mặc dù nền kinh tế thế giới gặp nhiều biến động mang tính không tích cực nhưng lượng ODA cam kết của các nhà tài trợ dành cho Ngân hàng Phát triển - Chi nhánh tỉnh Lào Cai vẫn tăng qua từng năm. Mức độ giải ngân là rất lớn trong năm 2019.

Thứ ba, Vốn ODA tài trợ cho Ngân hàng Phát triển - Chi nhánh tỉnh Lào Cai được tập trung bởi một số nhà tài trợ lớn là ADB, WB, JICA và ODA Ấn Độ. Dẫn đầu là Ngân hàng Thế giới WB chiếm gần một nửa lượng ODA vào chi nhánh với 42%, tiếp sau là JICA chiếm 29%, ADB chiếm17%, số còn lại thuộc nguồn ODA Ấn Độ. Các tổ chức tài chính quốc tế luôn cung cấp 01 lượng vốn dồi dào, kịp thời cho Ngân hàng Phát triển - Chi nhánh tỉnh Lào Cai, từ đó tạo hiệu quả cho hoạt động cho vay lại vốn ODA.

Thứ tư, Về hình thức cho vay lại vốn ODA qua hệ thống Ngân hàng

Phát triển - Chi nhánh tỉnh Lào Cai thời gian qua chủ yếu bằng hai hình thức cụ thể: Cho vay theo ủy quyền không chịu rủi ro tín dụng và cho vay theo ủy quyền chịu rủi ro tín dụng. Cho vay theo ủy quyền không chịu rủi ro tín dụng áp dụng đối với các dự án thực hiện theo ủy quyền của Bộ Tài chính, theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và sự ủy quyền của các nhà tài trợ. Các dự án cho vay theo ủy quyền không chịu rủi ro tín dụng thường được thực hiện đối với các lĩnh vực đặc biệt ưu tiên. Hình thức cho vay theo ủy quyền chịu rủi ro tín dụng, theo hình thức này các dự án cho vay lại do Ngân hàng Phát triển - Chi nhánh tỉnh Lào Cai lựa chọn nhưng cũng nằm trong các danh mục ưu tiên cụ thể được quy định. Trong các hình thức cho vay, hình thức cho vay theo uỷ quyền Ngân hàng Phát triển - Chi nhánh tỉnh Lào Cai không chịu rủi ro tín dụng ngày càng chiếm tỷ lệ lớn trong số các dự án cho vay lại, đã thể hiện năng lực, trình độ chuyên môn trong công tác thu hút vốn ODA cho vay lại cũng như công tác thẩm định dự án, quản lý dự án của Ngân hàng Phát triển - Chi nhánh tỉnh Lào Cai. Đây là một thành tích đáng ghi nhận của NHPT chi nhánh Lào Cai.

Thứ năm, Ngành và lĩnh vực ưu tiên cho vay lại ODA tại Ngân hàng Phát triển - Chi nhánh tỉnh Lào Cai tập trung vào 02 ngành trọng điểm được quy định rõ ràng đó là các ngành: Sản xuất điện chiếm 91% và môi trường 9%. Các dự án ODA đã thúc đẩy kinh tế-xã hội trên địa bàn Tỉnh Lào Cai, cải thiện và nâng cao chất lượng đời sống cho người dân nơi đây.

Thứ sáu, thành công trong công tác cho vay lại vốn ODA đã nâng cao uy tín của Ngân hàng Phát triển - Chi nhánh tỉnh Lào Cai không những đối với các tổ chức tài chính trên địa bàn Tỉnh mà còn đối với các tổ chức viện trợ quốc tế.

Thứ bảy, Ngân hàng Phát triển - Chi nhánh tỉnh Lào Cai đã không ngừng hoàn thiện cơ chế, chính sách, phương án cho vay lại vốn ODA và ngày càng khẳng định vai trò quản lý của mình đối với các dự án này: tốc độ

giải ngân khá tốt, hoàn thành công tác thu nợ cũng như thu lãi, không gây thất thoát hay tình hình nợ xấu được xem là vấn nạn trong công tác tín dụng của đại đa số ngân hàng hiện nay. Ngân hàng Phát triển - Chi nhánh tỉnh Lào Cai đã tạo ra một bước tiến lớn trong công tác cho vay lại vốn ODA, ảnh hưởng tích cực đến hoạt động, chức năng nhiệm vụ của ngân hàng và tạo điều kiện cho việc xây dựng chiến lược phát triển dài hạn của Ngân hàng Phát triển - Chi nhánh tỉnh Lào Cai trong thời gian tới.

Thứ tám, Gắn liền cho vay ODA với huy động và hỗ trợ công nghệ, kỹ thuật. Nguồn vốn quan trọng này luôn đi kèm một khoản vốn viện trợ không hoàn lại dành cho Ngân hàng Phát triển - Chi nhánh tỉnh Lào Cai dưới dạng hỗ trợ kỹ thuật thông qua đào tạo, nâng cao năng lực quản trị. Các chương trình này đã góp phần bổ sung các dạng kiến thức chuyên môn, nâng cao năng lực thẩm định, phân tích và quản trị dự án cho các cán bộ, chuyên viên của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động tín dụng đối với nguồn vốn ODA tại Ngân hàng phát triển - Chi nhánh tỉnh Lào Cai (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)