Kinh nghiệm quản lý hoạt động tín dụng đối với nguồn vốn ODA tại một số ngân hàng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động tín dụng đối với nguồn vốn ODA tại Ngân hàng phát triển - Chi nhánh tỉnh Lào Cai (Trang 45 - 49)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NGUỒN VỐN ODA TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN

1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý hoạt động tín dụng đối với nguồn vốn ODA

1.2.1. Kinh nghiệm quản lý hoạt động tín dụng đối với nguồn vốn ODA tại một số ngân hàng

1.2.1.1. Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Lạng Sơn

Sau 5 năm hoạt động và hoàn thiện, công tác quản lý tín dụng đối với vốn ODA tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam nói chung và CN NHPT Lạng Sơn nói riêng thu được kết quả khả quan, hoạt động cho vay lại vốn ODA đã trở thành một nghiệp vụ chính và quan trọng với nhiều các chương trình, dự án trong các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng giao thông, cấp thoát nước, chế biến và xử lý rác thải, sử dụng năng lượng hiệu quả, năng lượng tái tạo,… Những chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn ODA đã và đang phát huy hiệu quả, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.

Thành công trên có được là nhờ ngân hàng đã thực hiện được các công việc sau:

Thứ nhất, quản lý tín dụng đối với nguồn vốn ODA, CN NHPT Lạng Sơn đã nghiêm túc thực hiện đúng các quy định của pháp luật, linh hoạt, sáng tạo trong việc thực hiện chủ trương chính sách, thực hiện quản trị và nâng cao tinh thần trách nhiệm cán bộ viên chức bằng những quy định phù hợp trong phạm vi thẩm quyền. Bên cạnh đó CN NHPT Lạng Sơn còn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bố trí cán bộ phù hợp, chú trọng công tác kiểm tra, kiểm soát, duy trì tốt mối quan hệ với các ban ngành.

Thứ hai, Tăng cường tiến hành kiểm tra, kiểm toán và giải quyết đơn thư khiếu nại của khách hàng. Bên cạnh đó ngân hàng còn thống nhất việc

điều động cán bộ trong toàn đơn vị sao cho phù hợp khả năng và trình độ năng lực của mỗi người, đảm bảo 100% các chi nhánh, phòng nghiệp vụ đều có đủ nghiệp vụ và chất lượng cán bộ để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh theo chuyên đề.

Thứ ba, công khai hóa chế độ hoạt động tín dụng đối với nguồn vốn ODA. Những thông tin về điều kiện vay vốn, hồ sơ vay vốn, quy trình nghiệp vụ, lãi suất cho vay, lãi suất tiền gửi, giá mua bán ngoại tệ, lệ phí dịch vụ, tiền hồ sơ... đều được niêm yết tại trụ sở làm việc của ngân hàng vào được thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Đồng thời ra quyết định thành lập các đoàn kiểm tra quyết toán biên độ, kiểm tra hoạt động tín dụng, công tác thẩm định, phương thức sử dụng vốn vay và việc chấp hành thanh toán của các tổ chức vay vốn. Từ việc thực hiện những giải pháp trên ngân hàng đã từng bước hạn chế được nợ quá hạn, tăng số khách hàng đến giao dịch và nâng cao mức tăng trưởng tín dụng.

Thứ tư, lãnh đạo ngân hàng cũng yêu cầu tổ chức phân tích thực trạng dư nợ, chủ động tháo gỡ khó khăn trong quan hệ tín dụng đối với khách hàng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ODA, công khai hồ sơ thủ tục, lãi suất vay vốn đối với khách hàng; đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng, ngăn chặn việc sử dụng vốn vay sai mục đích của khách hàng, kịp thời xử lý những khó khăn, vướng mắc trong quá trình cho vay.

Kết quả của việc hoàn thành xuất sắc công tác quản lý cho vay lại vốn ODA đã nâng cao được vị thế, vai trò của của CN NHPT Lạng Sơn trong toàn ngành nói riêng và vị thế của Ngân hàng phát triển trong hệ thống tài chính của Việt Nam. Từ một cơ quan cho vay lại thụ động, Ngân hàng phát triển đã khẳng định vai trò cơ quan cho vay lại ODA lớn nhất của Chính phủ, được Bộ Tài chính chỉ định Cơ quan kiểm soát chi vốn ODA cho vay lại và là một đầu

mối quan trọng tham gia tư vấn cho Chính phủ trong xây dựng các cơ chế chính sách về thu hút, quản lý, thẩm định, cho vay và giải ngân vốn ODA.

Tuy nhiên, do đặc thù nguồn vốn ODA là cho vay dài hạn nên phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố bất định. Tình hình thực hiện các dự án thường bị chậm ở nhiều khâu: chậm thủ tục, chậm triển khai, giải ngân chậm, tỷ lệ giải ngân thấp. Do vậy thời gian hoàn thành dự án kéo dài, đặc biệt là vốn đầu tư thực tế thường tăng hơn so với dự kiến và cam kết làm phát sinh rất nhiều khó khăn trong quá trình quản lý, theo dõi nợ vay và kiểm soát chi.

Bên cạnh đó, khuôn khổ thể chế pháp lý chưa hoàn thiện và đồng bộ, nhiều dự án cùng một lúc phải thực hiện hai thủ tục để giải quyết vấn đề nội bộ trong nước, một thủ tục với nhà tài trợ. Mặc dù đã có những nỗ lực nhất định từ phía các nhà tài trợ trong vấn đề thống nhất thủ tục nhưng Chính Phủ chưa hình thành quy định hệ thống thủ tục trong nước theo kiểu “khung”, các vấn đề chi tiết cho phép áp dụng thủ tục và hướng dẫn của nhà tài trợ, điều này cũng làm kéo dài thời gian thực hiện dự án, tăng khả năng rủi ro và nảy sinh nhiều vướng mắc trong quá trình quản lý theo dõi nhận nợ, kiểm soát chi, thường xuyên phải xin ý kiến chỉ đạo giải quyết các vướng mắc trên bằng văn bản lên Ngân hàng phát triển Việt Nam.

1.2.1.2. Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tuyên Quang

Một là, chấp hành nghiêm quy chế tín dụng, quy chế cho vay đối với nguồn vốn ODA:

- Kiểm tra trước khi cho vay nhằm thu thập thông tin để khẳng định một cách toàn diện dự án vay vốn cũng như về khách hàng vay. Ngoài yêu cầu dự án phải khả thi và hiệu quả, Ngân hàng phải nắm vững thông tin về khách hàng trước khi quyết định cho vay. Để làm tốt vấn đề này, bên cạnh việc thu thập thông tin từ thẩm định thực tế, tất cả các khoản vay đều phải khai thác thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng của ngân hàng Chính sách Việt Nam.

- Kiểm tra trong khi cho vay, nhằm phát hiện các sai sót về tính pháp lý của dự án. Đặc biệt cần phải thận trọng và kỹ lưỡng trong việc thiết lập hồ sơ tín dụng.

- Đặc biệt việc kiểm tra, giám sát sau khi cho vay và quản lý nợ vay phải thực hiện thật tốt. Kết quả phân tích từ nghiên cứu này đã chỉ ra rằng, kiểm tra, giám sát liên quan chặt chẽ đến khả năng xảy ra rủi ro tín dụng. Do vậy, ngân hàng cần căn cứ vào các tiêu chí của khoản vay như đặc điểm của khách hàng, số tiền vay, địa bàn, loại hình vay để xây dựng liệt kiểm tra cho phù hợp.

Hai là, quản lý có hiệu quả các khoản nợ xấu và trích lập dự phòng rủi ro trong khi cho vay.

Ngân hàng chấp hành tốt các quy định của NHNN về tỷ lệ an toàn trong hoạt động tín dụng theo thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc NHNN và văn bản số 22/VBHN-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 04 tháng 06 năm 2014 về phân loại nợ và sử dụng dự phòng để thiết lập rủi ro trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng. Thiết lập dự phòng rủi ro tín dụng phải thực hiện trên chất lượng của các khoản tín dụng chứ không phải dựa trên đã quá hạn. Tuy nhiên việc trích dự phòng rủi ro ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Ngân hàng, ảnh hưởng trực tiếp đến tiền lương, thu nhập của cán bộ công nhân viên sau đó ngân hàng thường có tâm lý đối phó. Do vậy cần phải thường xuyên kiểm tra việc thực hiện trích lập dự phòng rủi ro đúng và đầy đủ theo quy định.

Ba là, chính sách nhân sự hợp lý.

Xây dựng chính sách tuyển dụng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ.

Ngân Hàng chú trọng đến đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng, đội ngũ cán bộ ngoài yêu cầu chung là phải có trình độ nghiệp vụ giỏi còn đòi hỏi có phẩm chất đạo đức tốt. Lãnh đạo nghiệp vụ tín dụng phải là những người có năng lực, có đầu óc nhạy bén, am hiểu thị trường và có khả năng dự báo

tốt. Đối với cán bộ tín dụng, phải có trình độ đại học chuyên ngành kinh tế, không nên phân công những cán bộ mới tuyển dụng thực hiện nay công tác cho vay vốn nên giao cho họ những công việc có liên quan như hỗ trợ kinh doanh, kế toán... khi đã có kinh nghiệm từ 2 năm trở lên mới phân công làm cán bộ tín dụng.

Bên cạnh đó, ngân hàng cũng quan tâm đến công tác đào tạo và đào tạo lại, thường xuyên tổ chức cho cán bộ tập huấn nghiệp vụ và cập nhật những kiến thức mới, cần tổ chức ngay cho cán bộ tín dụng được học tập nghiệp vụ giao tiếp và chăm sóc khách hàng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động tín dụng đối với nguồn vốn ODA tại Ngân hàng phát triển - Chi nhánh tỉnh Lào Cai (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)