Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác Quản lý hoạt động tín dụng đối với nguồn vốn ODA tại Ngân hàng Phát triển - Chi nhánh tỉnh Lào Cai

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động tín dụng đối với nguồn vốn ODA tại Ngân hàng phát triển - Chi nhánh tỉnh Lào Cai (Trang 94 - 97)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NGUỒN VỐN ODA TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN LÀO CAI

3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác Quản lý hoạt động tín dụng đối với nguồn vốn ODA tại Ngân hàng Phát triển - Chi nhánh tỉnh Lào Cai

- Môi trường kinh tế: Nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng đối với nền kinh tế thế giới, theo đó những biến động của nền kinh tế thế

giới sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam. Nhiều dự án vay vốn ODA tại Ngân hàng Phát triển - Chi nhánh tỉnh Lào Cai bị ảnh hưởng bởi nguyên nhân này như các dự án thủy điện, dự án phát triển vùng nguyên liệu chè, … Vốn đầu tư xây dựng nhà máy, vùng nguyên liệu rất lớn nhưng không đón bắt được tín hiệu trên thị trường thế giới, cung lớn hơn cầu, giá sụt giảm mạnh, thu nhập không bù đắp được chi phí, sản phẩm không tiêu thụ được. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng khiến các doanh nghiệp trong nước ảnh hưởng nghiêm trọng, các hợp đồng xuất nhập khẩu đã ký không thực hiện đúng kế hoạch, các nguồn vốn nước ngoài đầu tư, tài trợ dự án không được giải ngân theo cam kết đẩy các doanh nghiệp trong nước vào tình trạng khó khăn về cân đối nguồn tài chính làm cho các dự án trong đó có vay vốn tín dụng đầu tư không triển khai đúng tiến độ, không có nguồn thu để trả nợ ngân hàng.

- Sự thay đổi chính sách của Chính phủ: Chính sách lĩnh vực ưu tiên được vay lại vốn ODA còn thiếu cụ thể và dàn trải do chính sách quy hoạch phát triển ngành, vùng và lĩnh vực chưa thực sự khoa học. Chính sách quy hoạch phát triển ngành, vùng và lĩnh vực là nhân tố quyết định sự thành công của chính sách cho vay lại vốn vay nước ngoài của Nhà nước. Việc xác định tính chất quan trọng này dựa vào chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế và xã hội trong từng giai đoạn phát triển của Việt Nam. Tuy nhiên, công tác nghiên cứu, dự báo để xác định ngành, lĩnh vực trọng điểm ở nước ta còn nhiều hạn chế về kỹ thuật và nhân lực. Do vậy, kết quả có được đôi khi chưa phù hợp với nguyên tắc thị trường, lồng ghép các quy hoạch ngành chưa gắn với quy hoạch vùng và quy hoạch chung của cả nước, vượt ra ngoài nguyên tắc quản lý đầu tư và mang tính chủ quan. Một số dự án quy hoạch được xác định thiếu các căn cứ kinh tế và xã hội, nhất là phân tích và dự báo về thị trường và năng lực cạnh tranh nên đã phải thay đổi nhiều lần. Việc xét duyệt, thêm bớt các ngành, vùng được sử dụng vốn ODA cho vay lại không tuân theo nguyên tắc hoặc tiêu chuẩn cụ thể. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự thất

bại của nhiều dự án sử dụng vốn ODA cho vay lại. Quá trình phát triển chồng chéo, dư thừa công suất nên các sản phẩm do các dự án sản xuất ra không được thị trường chấp nhận hoặc cung lớn hơn cầu, không có khả năng cạnh tranh dẫn đến thua lỗ. Mục tiêu của chủ đầu tư không đạt được và không có nguồn thu để trả nợ vốn ODA vay lại.

- Năng lực sử dụng vốn ODA vay của chủ đầu tư:

+ Năng lực thực hiện dự án thấp, những yếu kém chủ quan về tổ chức quản lý dự án, khâu giải phóng mặt bằng, thực hiện tái định cư và khó khăn trong thu xếp vốn đối ứng thực hiện dự án ODA của chủ đầu tư làm cho tình trạng giải ngân vốn ODA không đảm bảo tiến độ, nguồn vốn sử dụng không đúng mục đích và hiệu quả của dự án không cao. Một số dự án sử dụng vốn ODA cho vay lại thực hiện không thành công hoặc không có hiệu quả như không có thị trường đầu vào, không có thị trường đầu ra, sản phẩm của dự án không đáp ứng được nhu cầu của thị trường hay dự án luôn vận hành ở mức công suất thấp làm cho doanh thu của dự án không đủ bù đắp chi phí và không có lãi để trả nợ khoản vay lại vốn ODA cho ngân hàng.

- Chủ đầu tư các dự án thiếu ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện các cam kết đối với khoản ODA vay lại. Nhiều trường hợp dự án hoạt động có hiệu quả nhưng chủ đầu tư vẫn không chịu thanh toán nợ với ngân hàng hoặc cố tình thanh toán chậm với mục đích là chiếm dụng vốn. Sử dụng doanh thu của dự án vay lại ODA để đầu tư vào các lĩnh vực hoạt động khác được coi là có tiềm năng lợi nhuận cao hơn và kết quả không trả nợ ngân hàng đúng hạn. Một số trường hợp vay vốn ODA vì tính ưu đãi cao sau đó không thực hiện dự án mà đầu tư vào ngành khác, khi ngành đó gặp khó khăn hậu quả là tổn thất.

3.3.2. Các nhân tố khách quan

- Cơ chế cho vay lại vốn ODA của tổ chức tín dụng: Chính sách giải ngân vốn ODA rườm rà, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án. Những bất

cập trong các quy định về thẩm định, phê duyệt văn kiện dự án và đấu thầu, giao kế hoạch vốn ODA còn thấp so với khả năng giải ngân. Thiếu sự linh hoạt trong việc điều chuyển vốn giữa các dự án, giữa các bộ, ngành, địa phương. Chất lượng thiết kế dự án còn thấp và thường xuyên phải điều chỉnh, sửa đổi. Sự khác biệt về quy trình thủ tục giữa Việt Nam và các nhà tài trợ còn lớn. Sự khác biệt về chính sách đền bù và tái định cư giữa Việt Nam với các nhà tài trợ, công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư còn kéo dài. Nhiều dự án ODA có ảnh hưởng đến phát triển khu vực, liên vùng nhưng chậm được triển khai giải ngân. Việc chậm giải ngân làm cho thời gian thực hiện dự án tăng lên, tăng lãi suất trả nợ, đội chi phí và ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn, kế hoạch và chiến lược phát triển KTXH của nhà nước.

- Năng lực chuyên môn và quản lý cho vay lại vốn ODA của cán bộ tín dụng: Hầu hết cán bộ của Ngân hàng Phát triển - Chi nhánh tỉnh Lào Cai được đào tạo ở các trường thuộc khối kinh tế, không am hiểu sâu các vấn đề về kỹ thuật xây dựng nên gặp nhiều khó khăn trong công tác thẩm định, giám sát dự án. Mặc dù Ngân hàng Phát triển - Chi nhánh tỉnh Lào Cai đã thường xuyên tổ chức các khóa bồi dưỡng để nâng cao trình độ cho cán bộ nhưng nhìn chung năng lực chuyên môn thực hiện cho vay lại vốn ODA, vốn vay nước ngoài còn yếu. Bên cạnh đó, khá nhiều cán bộ làm công tác cho vay lại vốn ODA có tuổi nghề còn trẻ, thiếu kinh nghiệm thực tiễn về cho vay lại nguồn vốn nước ngoài. Một số cán bộ không đáp ứng được tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, cố tình làm trái quy định trong quá trình thẩm định, quyết định cho vay, giải ngân và thu hồi nợ.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động tín dụng đối với nguồn vốn ODA tại Ngân hàng phát triển - Chi nhánh tỉnh Lào Cai (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)