I. Mục tiêu
- Kiến thức: Học sinh phát biểu được quy tắc phép trừ trong Z.
- Kỹ năng: Biết tính đúng hiệu của 2 số nguyên.
- Tư duy: Rèn khả năng quan sát,dự đoán, suy luận hợp lí và suy luận chính xác.
- Thái độ: Bước đầu hình thành dự đoán trên cơ sở nhìn thấy quy luật của sự thay đổi của một loại hiện tượng (toán học) liên tiếp và phép tương tự.
II.Chuẩn bị.
Giáo án, máy tính, máy chiếu.
III. Phương pháp.
Trực quan, thuyết trình, vấn đáp, phối hợp các phương pháp.
IV. Tiến trình giờ dạy - Giáo dục.
1. Ổn định lớp.(1’) 2. Kiểm tra bài cũ.(7’) Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập sau:
Tính và so sánh:
a) 3 – 1 và 3 + (-1) b) 2 – 2 và 2 + (-2)
3 – 2 và 3 + (-2) 2 – 1 và 2 + (-1)
3 – 3 và 3 + (-3) 2 – 0 và 2 + 0
Các HS khác làm bài tập vào phiếu HT, GV thu phiếu HT của 2; 3 em để chấm điểm.
GV: Các bài tập mà các em vừa làm là các ví dụ trên tập hợp số tự nhiên. Muốn thực hiện phép trừ trên tập hợp số tự nhiên ta cần điều kiện gì?
HS: Để thực hiện phép trừ trên tập hợp số tự nhiên ta cần có điều kiện số bị trừ lớn hơn hoặc bằng số trừ.
GV: Vậy phép trừ trong tập hợp số nguyên được thực hiện như thế nào, chúng ta vào bài mới để tìm hiểu:
3. Bài mới.(35’)
Hoạt động của GV & HS Nội dung ghi bảng
? Quan sát bài tập các em vừa làm, theo qui luật đó các em dự đoán tiếp các phép tính tiếp theo
? Qua ? muốn trừ đi một số nguyên ta có thể làm như thế nào ?
GV : Đó chính là qui tắc trừ hai số nguyên.
GV yêu cầu 2 HS đọc lại qui tắc.
GV chiếu ví dụ : Thực hiện phép tính
- Nhắc lại phần nhận xét cho hs nhớ lại VD hôm trước 3 + (-4) = 3 - 4 GV: Muốn tìm nhiệt độ ở Sapa ngày hôm nay ta làm như thế nào?
GV: Em thấy phép trừ trong tập hợp số nguyên khác phép trừ trong tập hợp số tự nhiên như thế nào?
GV: Đó chính là nhận xét (SGK_81) GV yêu cầu HS đứng tại chỗ trả lời bài tập 48(SGK)
Bài 47.SGK Gv cho HS hoạt động nhóm, mỗi nhóm làm 2 câu,
GV chiếu bài tập điện đúng sai, HS đứng tại chỗ trả lời (có thể cho ví dụ nếu cần)
Gv chia lớp thành 2 đội tham gia trò chơi, nội dung GV chiếu lên để HS quan sát và chơi.
1. Hiệu của 2 số nguyên
?1
a,3-1=3+(-1) b, 2-2=2+(-2) 3-2=3+(-2) 2-1=2+(-1) 3-3=3+(-3) 2- 0=2+ 0 3-4=3+(-4) 2-(-1)=2+1 3-5=3+(-5) 2-(-2)=2+2
* Qui tắc: (Sgk) a - b = a + (-b)
* VD:
3 – 8 = 3 + (-8) = -5 (-3)-(-8)=-(3+8) = -11 3 – (-8) = 3 +8 = 11 (-3) -8 = -3 + (-8)=-11
*Nxét: (Sgk) 2. Ví dụ. (Sgk)
* Nhận xét: Phép trừ trong Z luôn thực hiện được.
3. Bài tập củng cố Bài 48(SGk_82)
a) 0 - 7 = -7 b) 7- 0 = 7
c) a – 0 = a d) 0 – a = -a Bài 47(SGK-82) Tính
a) 2 - 7 = 2 + (-7) = -5 b) 1 – (-2) = 1 + 2 = 3 c) (-3) – 4 = -(3 + 4)=-7 d) (-3) – (-4)=(-3) +4=1
4. Hướng dẫn về nhà.(2’) - Học quy tắc trừ hai số nguyên.
- Làm BT 49, 50(Sgk); Bài 73; 74; 75; 76 (SBT) E. Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: 7/12/2017 Ngày giảng:
Tuần 16 - Tiết 50
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
- Kiến thức: Củng cố các qui tắc cộng trừ các số nguyên.
- Rèn luyện kỹ năng trừ số nguyên: chuyển trừ thành cộng, kỹ năng tìm số hạng chưa biết của một tổng, thu gọn biểu thức.
- Hướng dẫn học sinh sử dụng máy tính bỏ túi để thực hiện phép trừ.
- Tư duy: Rèn khả năng quan sát ,dự đoán, suy luận hợp lí và suy luận chính xác.
- Thái độ: cẩn thận, chính xác II. Chuẩn bị
Bảng phụ, phấn màu.
III. Phương pháp
Trực quan, vấn đáp, thuyết trình, hợp tác nhóm nhỏ, phối hợp các pp.
IV. Tiến trình giờ dạy - Giáo dục.
1. Ổn định lớp.(1’) 2. Kiểm tra bài cũ.(7’)
HS1: nêu qui tắc trừ hai số nguyên? Viết công thức tổng quát, làm bài 49.
HS2: Làm bài 51 (Sgk)
Cả lớp: làm bài 86 (SBT) 3. Bài mới(35’)
Hoạt động của GV & HS Nội dung ghi bảng - GV gọi hs lên bảng
- Nhận xét và sửa chữa.
- Lưu ý việc chuyển phép trừ thành phép cộng.
- Gv hướng dẫn hs làm phần a.
? phương pháp giải.
? Còn cách nào khác không.
? Yêu cầu của đề bài.
? kết quả cần tìm
- Hoạt động nhóm
- Các nhóm báo cáo kết quả.
- Nhận xét, bổ sung
- Gv hướng dẫn hs sử dụng máy tính bỏ túi.
Bài 51 (Sgk - 82)
a, 5 - (7 - 9) = 5 - [7 + (-9)]
= 5 - (-2) = 5 + 2 = 7
b, (-3) - (4- 6) = -3 - [4+ (-6)]
= -3 - (-2) = -3 + 2 = -1 Bài 53
x -2 -9 3 0 y 7 -1 8 15 x-y -9 -8 -5 -15
Bài 86 (SBT) Tính gtrị bthức.
a, x + 8 - x - 22 với x = -98 C1: = -98 + 8 - (-98) - 22 = -98 + 8 + 98 - 22 = (98 - 98) + [8 + (-22)]
= - 14
C2: = (x - x) + 8 - 22 = 0 + [8 + (-22)]
= - 14
c, a - m + 7 - 8 + m
= a + (m - m) + [7 + (-8)]
= 61 + (-1) = 60
Bài 54. Tìm số nguyên x biết:
a, 2 + x = 3 b, x + 6 = 0 x = 3 - 2 x = - 6 x = 1
c, x + 7 = 1 x = 1 - 7 x = - 6 Bài 55
- Hồng: đúng
VD: -2 - (-7) = 5 > -2 - Hoa: sai
- Lan: đúng Bài 56
a, bấm 169 - 733=
b, bấm 53 - 478 +/- = c, bấm -135 - 1936 +/- = 4. Hướng dẫn về nhà.(2’)
- Học qui tắc trừ hai số nguyên.
- Trong tập hợp Z khi nào phép trừ thực hiện được.
- Làm các bài tập còn lại và nghiên cứu bài 8.
E. Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: 14/12/2017 Ngày giảng:
Tuần 18 - Tiết 55