TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
I. Hệ thống hoá kiến thức Hệ thống hoá kiến thức
nghĩa và các truyện đã học theo nhóm tổ ra phim trong.
- Tổ 1: Truyền thuyết - Tổ 2: Truyện cổ tích - Tổ 3: + Truyện ngụ ngôn + Truyện cười.
- Sau 5 phút, GV chiếu kết quả của các nhóm.
- Yêu cầu hs trong tổ và các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại, yêu cầu hs hoàn thiện kiến thức theo cách trình bày trong vở LT.
- GV hướng dẫn HS hoàn thành bảng đặc điểm của các thể loại trên cơ sở phàn chuẩn bị ở nhà.
- Chia nhóm hoạt động như ở phần tái hiện định nghĩa.
- Sau 10 phút GV chữa và chuẩn kiến thức trên màn chiếu.
1. Định nghĩa Truyền
thuyết
Truyện cổ tích
Truyện ngụ ngôn
Truyện cười
- Con
Rồng, cháu Tiên
- Bánh chưng, bánh giầy - Thánh Gióng - Sơn Tinh, Thủy Tinh - Sự tích Hồ Gươm
- Sọ Dừa - Thạch Sanh
- Em bé thông minh - Cây bót thần
- Ông lão đánh cá và con cá vàng
- ếch ngồi đáy giếng - Thầy bói xem voi - Đeo nhạc cho mèo
- Treo biển
- Lợn cưới, áo mới
2. Đặc điểm của các thể loại
Bảng đặc điểm của các thể loại
Đặc
điểm Truyền thuyết Truyện cổ tích Truyện ngụ
ngôn Truyện cười Nội
dung
- Kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
- Kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc.
Mượn chuyện loài vật, đồ vật, cây cối hay về chính con người để nói chuyện con người.
- Kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống để người nghe, người đọc nhận thấy.
Nghệ thuật
- Có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.
- Có nhiều chi tiết
tưởng tượng
hoang đường.
- Sử dụng yếu tố gây cười, tình huống bất ngờ.
- Cách nói ngụ ý.
- Sử dụng yếu tố gây cười.
Mục đích
- Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân về các nhân vật và sự kiện được kể.
- Thể hiện niềm tin và ước mơ của nhân dân về công lí xã hội.
- Nêu ra bài học để khuyên nhủ, răn dạy người đời.
- Tạo tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.
Tính chất
- Người kể, người nghe tin câu chuyện có thật do có các yếu tố lịch sử.
- Câu chuyện thường kết thúc có hậu nhưng ít gặp trong thực tế vì đó chỉ là ước mơ của con người.
- Giúp người đọc nắm được những bài học bổ ích.
- hiểu được ý nghĩa tiếng cười qua văn bản.
- Nêu yêu cầu: Từ các định nghĩa và từ các văn bản đã học, hãy nêu và minh hoạ một số đặc điểm tiêu biểu của thể loại truyền thuyết?
*Gọi HS trình bày.
*GV chốt lại
HS trao đổi ý kiến trong tổ (mỗi tổ 1 thể loại). Đại diện trình bày. HS nhận xét, bổ sung
3.Nêu và minh hoạ một số đặc điểm tiêu biểu của truyện dân gian
VD: Truyện truyền thuyết.
- Là loại truyện kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan tới lịch sử thời quá khứ:
+ Con Rồng cháu Tiên: Vua Hùng và sự thành lập nước Văn Lang
+ Sự tích hồ Gươm: Lê Lợi và cuộc kháng chiến chống giặc Minh TK XV -Thường có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo:
+ Thánh Gióng: sự ra đời, lín lên, trưởng thành và đi đánh giặc của Gióng +Sơn Tinh, Thuỷ Tinh: Cuộc giao tranh của hai thần
-Thể hiện thái độ cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật được kể:
+ Con Rồng cháu Tiên: suy tôn, ngợi ca nguồn gốc cao quý của dân tộc
+ Thánh Gióng: Thể hiện quan niệm và ước mơ về người anh hùng cứu nước.
- GV kết thúc tiết 1.
- Giao yêu cầu HS nhận nhiệm vô.
chuẩn bị tiếp nội dung tiết 2:
+ Chia 4 thể loại thành 2 nhóm và so sánh điểm giống và khác nhau.
+ Tập kể một câu chuyện yêu thích nhất.
+ Tập diễn theo 1 văn bản hoặc 1 phần trong 1 văn bản yêu thích nhất.
- Trao đổi, chọn nhóm và chọn nội dung diễn.
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt
Tiết 2
Hướng dẫn HS so sánh các thể loại
- Trong bốn thể loại đã học, em nên so sánh những thể loại nào với nhau?
- GV nêu định hướng nên so sánh truyền thuyết và truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn và truyện cười vì giữa các thể loại này có những điểm giống nhau làm cơ sở so sánh.
- Chia mỗi tổ thành 2 nhóm theo dãy ngang, mỗi nhóm thực hiện một phần so sánh.
+ Nhóm 1: so sánh truyền thuyết và truyện cổ tích.
+ Nhóm 2: sosánh truyện ngụ ngôn và truyện cười.
- Sau 5 phút, GV gọi đại diện mỗi nội dung 2 nhóm trình bày.
- Tổ chức cho các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.
- GV chuẩn kiến thức trên màn chiếu.
+ Chuyển ý sang ơhaanf Luyện tập.
3. So sánh các thể loại
a. Truyền thuyết và truyện cổ tích
* Giống nhau:
- Đều sử dụng nhiều chi tiết hoang đường, tưởng tượng, kì ảo.
- Thường có mô-típ vè nguồn gốc xuất thân kì lạ và phẩm chất cao quý của nhân vật chính.
* Khác nhau:
- Truyền thuyết: kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử, đồng thời thể hiện thái độ và cách đánh giá về các nhân vật và sự kiện được kể.
- Truyện cổ tích: kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật thường gặp trong cuộc sống. Thông qua kết thúc có hậu thể hiện ước mơ về công lí xã hội.
b. Truyện ngụ ngôn và truyện cười
* Giống nhau:
- Đều có yếu tố gây cười;
- Thường có tình huống, kết thúc bất ngờ.
* Khác nhau:
- Truyện ngụ ngôn: Nói chuyện con người một cách bóng gió, kín đáo để từ đó răn dạy con người một bài học nào đó trong cuộc sống.
- Truyện cười: Kể về những hiện tượng đáng cười để tạo tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập - Mục tiêu:
+ Vận dụng kiến thức để giải quyết bài tập vận dụng
+ Rèn kĩ năng làm việc độc lập và hợp tác; kĩ năng tư duy sáng tạo - Thời gian: 10 phút
- Phương pháp: vấn đáp, , thuyết trình - Kĩ thuật: trò chơi, động não
* Trò chơi ô chữ: 5’
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Kiến thức cần đạt II.HD HS luyện tập II.Luyện tập. II.Luyện tập
- Cho HS kể diễn cảm một truyện yêu thích nhất.
- Em hãy nhận xét về cách trình bày của bạn?
HS lựa chọn để kể.
HS khác nhận xét
1. Kể diễn cảm
- Nêu yêu cầu BT: Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về một truyện hoặc một nhân vật, một chi tiết mà em thích nhất.
*GV nhận xét, cho điểm.
- Tổ chức cho các nhóm trình bày phần diễn xuất đã chuẩn bị.
HS tự bộc lộ, viết cá nhân
2-3 HS trình bày bảng.
HS khác nhận xét
- Thể hiện nội dung đã chuẩn bị.
2. Viết đoạn văn nêu cảm nhận
3. Tập diễn theo nội dung văn bản
Hoạt động 4: VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống thực tiễn; rèn năng lực xử lí tình huống / tích hợp liên mụn
- Phương pháp: Gợi mở, vấn đáp, đánh giá..
- Kĩ thuật: hợp tác,
- Thời gian: 3 phút Hoạt động của
thầy
Hoạt động của trò
Chuẩn KTKN cần đạt
Trong những truyện dân gian đã học có rất nhiều chi tiết hay có nhiều yếu tố thần kì.
Em thích chi tiết hoặc hình tượng nào nhất ? Vì sao?
HS được tự do bộc lộ sự yêu thích bằng sản phẩm tạo lập đoạn văn hoặc vẽ tranh minh họa
Yếu tố thần kì Chi tiết - Cây sáo thần
- Cây bót thần - Tiếng đàn thần - Niêu cơm thần
- Cá vàng
- Âu Cơ cùng Lạc Long Quân chia con
- Thánh Gióng ra Trận
- Sơn Tinh, Thuỷ Tinh giao chiến
- Vua Lê Lợi đi thuyền trên hồ
- Trên hồ rùa vàng đòi kiếm
Hoạt động 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG
* Mục tiêu : rèn năng lực tự học, tích hợp mở rộng tích hợp liên môn, xử lí thông tin
* Phương pháp: gợi mở
* Kĩ thuật: hợp tác
* Thời gian: 1’
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Chuẩn KTKN cần đạt
? Quan sát đời sống, hiện nay, nhân dân miền Trung đang gặp thiên tai lũ lụt, hưởng ứng lời kêu gọi của Lạc Long Quân nhắc nhở“ Khi có việc cần thì giúp đỡ lẫn nhau“, nhân dân cả nước cũng như HS trường An Đà đã làm gì để chia sẻ với đồng bào miền Trung.
Em hãy chia sẻ cảm xúc ấy bằng một đoạn văn 8- 10 câu.
Tích hợp biến đổi khí hậu toàn cầu/
giá trị sống đoàn kết yêu thương...
...
Bước 4: Giao bài về nhà và hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài (3 phút) 1. Bài cũ:
Ôn lại các nội dung đã hệ thống Hoàn thành các bài tập vận dụng 2. Bài mới:
*******************************
Tuần 14 Tiết 56
TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT :
- Tự mình nhận ra những ưu điểm và nhược điểm trong bài viết của mình về nội dung và hình thức trình bày.
- Thấy được phương hướng khắc phục, sửa chữa những lỗi sai phạm.
- Ôn lại lí thuyết về các văn bản đã học.
II.TRỌNG TÂM 1.Kiến thức:
- Củng cố các đơn vị kiến thức về tiếng Việt đã học từ đầu năm.
- Tích hợp với các kiến thức đã học về phần Văn và TLV 2.Kĩ năng:
- Phát hiện lỗi sai và đưa ra cách sửa chữa
- Rèn cho học sinh kỹ năng làm các dạng bài tập TN, tự luận ngắn, dài.
4. Phát triển năng lực cho học sinh:
-Năng lực giao tiếp,
-năng lực trình bày,nói ,viết
-Năng lực tiếp nhận phân tích thông tin III. Chuẩn bị.
1. Thầy: - Chấm trả bài trước cho HS.
2. Trò: - Nhận bài đối chiếu với đáp án.
- Xem bài và tự chữa lỗi thường gặp : lỗi chính tả, lỗi diễn đạt câu.
IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC.:
Bước 1. ổn định tổ chức lớp (1').
- Kiểm tra phần tự chữa bài của HS, kiểm tra chữ kí của phụ huynh Bước II. Kiểm tra bài cũ.
-Kiểm tra 15 phút
Bước III. Tổ chức dạy và học bài mới.
HOẠT ĐỘNG 1 : KHỞI ĐỘNG
* Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh. Rèn năng lực tự tin giao tiếp
* Phương pháp: Thuyết trình.
* Kỹ thuật : Động não.
* Thời gian: 1’.
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Chuẩn KTKN cần đạt
? Các em đã xem bài đã dự kiến chữa , vậy em cho biết nếu cho em viết lại thì em dự định sửa những mục nào? Tại sao lại phải sửa nó?
+ Ngay hôm nay chúng ta sẽ trao đổi bài chữa bài trong nhóm
+ Giáo viên ghi bài trên lớp
* Học sinh sẽ kiểm lại những lỗi sai của mình qua bài trả trước 1 ngày
+ Ghi bài mới