CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.3. Cơ sở lý luận về đô thị hóa và quản lý đất đai đô thị
1.3.1. Khát quát về đô thị hóa và quá trình phát triển đô thị
* Khái niệm về đô thị hóa
Từ trước tới nay có rất nhiều nhà khoa học và công trình nghiên cứu khoa học rất đa dạng và khác nhau nghiên cứu về quá trình đô thị hoá. Đó là vì đô thị hoá chứa đựng nhiều hiện tượng khác nhau cho nên mỗi công trình nghiên cứu lại có cách tiếp cận riêng từ những góc độ và khía cạnh khác nhau. Đô thị hoá không những chỉ liên quan đến các vấn đề của địa lý mà đặc biệt hơn là các vấn đề của xã hội, kinh tế, chính trị, văn hoá, dân tộc, kiến trúc, xây dựng. Quá trình đô thị trên thế giới là một quá trình mang tính xã hội.
Đô thị hoá là quá trình tập trung dân số vào các điểm dân cư đô thị, là sự hình thành nhanh chóng các đô thị trên cơ sở sự phát triển sản xuất và đời sống. Quá trình đô thị hoá phát triển đồng thời với quá trình công nghiệp hoá đất nước. Quá trình đô thị hoá cũng là quá trình biến đổi sâu sắc về cơ cấu sản xuất, cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu tổ chức sinh hoạt xã hội, cơ cấu tổ chức không gian kiến trúc xây dựng.
Ngoài ra có thể hiểu quá trình phát triển các hình thức và điều kiện sống từ giản đơn tự cung tự cấp ở nông thôn chuyển dần sang cuộc sống có đầy đủ tiện nghi theo kiểu đô thị gọi là đô thị hoá.
- Khái niệm về khu đô thị mới
Theo Khoản 3 Điều 3 Luật Quy hoạch đô thị: “Khu đô thị mới là một khu vực trong đô thị, được đầu tư xây dựng mới đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và nhà ở”.
Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị là dự án đầu tư xây dựng các công trình (có thể bao gồm: Nhà ở, hạ tầng kỹ thuật, công trình công cộng...) trên một khu đất được giao trong khu vực phát triển đô thị theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị bao gồm các loại sau đây:
a) Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới là dự án đầu tư xây dựng mới một khu đô thị trên khu đất được chuyển đổi từ các loại đất khác thành đất xây dựng đô thị;
b) Dự án tái thiết khu đô thị là dự án xây dựng mới các công trình kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật trên nền các công trình hiện trạng đã được phá dỡ theo quy hoạch đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Dự án cải tạo chỉnh trang khu đô thị là dự án cải tạo, nâng cấp mặt ngoài hoặc kết cấu các công trình trong khu vực đô thị hiện hữu nhưng không làm thay đổi quá 10% các chỉ tiêu sử dụng đất của khu vực;
d) Dự án bảo tồn, tôn tạo khu đô thị là các dự án nhằm bảo tồn tôn tạo các giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc của các công trình, cảnh quan trong khu vực di sản văn hóa của đô thị;
đ) Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị hỗn hợp là các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị trong đó có thể bao gồm các công trình xây dựng mới, công trình cải tạo chỉnh trang, tái thiết và bảo tồn, tôn tạo.
* Sự phát triển của đô thị
Quá trình đô thị diễn ra song song với động thái phát triển không gian kinh tế xã hội. Trình độ đô thị hóa phản ánh trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, của nền văn hóa và phương thức tổ chức cuộc sống xã hội.
Quá trình đô thị cũng là một quá trình phát triển về kinh tế xã hội, văn hóa và không gian kiến trúc. Nó gắn liền với tiến bộ của khoa học kĩ thuật và sự phát triển của các ngành nghề mới. Quá trình đô thị hóa có thể được chia thành 3 thời kì :
- Thời kì tiền công nghiệp (trước thế kỉ XVIII):
Đô thị hóa phát triển mang đặc trưng của nền văn minh nông nghiệp. Các đô thị phân tán, quy mô nhỏ phát triển theo dạng tập trung, cơ cấu đơn giản. Tính chất đô thị lúc bấy giờ chủ yếu là hành chính, thương nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
- Thời kì công nghiệp (đến nửa thế kỉ thứ XX):
Các đô thị phát triển mạnh, song song với quá trình công nghiệp hóa. Cuộc cách mạng công nghiệp đã làm cho nền văn minh đô thị phát triển nhanh chóng, sự tập trung sản xuất và dân cư đã tạo nên những đô thị lón và cực lớn. Cơ cấu đô thị phức tạp hơn, đặc biệt là các thành phố mang nhiều chức năng khác nhau (nửa sau thế kỷ XX) như thủ đô, thành phố cảng. Đặc trưng của thời kỳ này là sự phát triển thiếu kiểm soát của các thành phố.
- Thời kì hậu công nghiệp:
Sự phát triển của công nghệ tin học đã làm thay đổi cơ cấu sản xuất và phương thức sinh hoạt ở các đô thị. Không gian đô thị có cơ cấu tổ chức phức tạp, quy mô lớn.
Hệ thống tổ chức dân cư đô thị phát triển theo kiểu cụm, chùm và chuỗi. Hình 1.1. thể hiện đặc điểm của các đô thị qua các thời kỳ phát triển.
Hình 1.1. Đặc điểm của các đô thị
Nguồn: Guillaume Josse, Groupe Huit.
Để thấy được bức tranh toàn cảnh quá trình phát triển đô thị ở trên thế giới và Việt Nam chúng ta có thể thấy như sau :
Trên thế giới: Sự vận động của quá trình đô thị hoá là rất phức tạp, đa dạng và khác biệt. Tuy có những quy luật chung về biểu hiện theo các lý thuyết đã tổng kết như sự chuyển đổi nghề nghiệp, tăng dân cư, phát triển kinh tế, mở rộng đô thị... nhưng những sự khác biệt theo bối cảnh ở từng khu vực kinh tế, văn hoá, địa lý là rất rõ nét.
- Qua các giai đoạn đô thị hoá, vai trò của lý luận đối với thực tiễn có khác nhau.
Trong thời kỳ văn minh công nghiệp nhiều thành phố lớn châuÂu đã phải trả giá về các vấn đề xã hội, môi trường do chưa thấy rõ những biến đổi có tính quy luật của đô thị hoá.
- Các nước đang phát triển tại châu Mỹ La Tinh, Châu á gặp rất nhiều khó khăn do chưa kiểm soát được quá trình đô thị hoá. Quy luật của sự tập trung dân cư vào đô thị lớn, tốc độ đô thị hoá quá nhanh trong khi khả năng xây dựng hạ tầng có hạn tạo nên nhiều hậu quả xấu phải khắc phục rất lâu dài. Các vấn đề về xã hội nảy sinh trong quá trình đô thị hoá cũng chưa được dự báo trước và có các chính sách phù hợp. Giai đoạn 1945 - 1980 là điển hình của quá trình đô thị hoá có nhiều mâu thuẫn.
- Gần đây với sự nỗ lực của các chính sách đô thị,quá trình đô thị hoá ở nhiều nước đã có xu hướng phát triển bền vững. Nhiều dự báo tiêu cực vềcác đô thị khổng lồ ở châu á, Mỹ La Tinh đã không thành hiện thực (thành phố Mexico). Với tốc độ phát triển kinh tế tốt, hạ tầng kỹ thuật cải thiện, khả năng kiểm soát phát triển đô thị của các quốc gia ngày càng tốt hơn.
- Gần đây cho thấy quá trình đô thị hoá của các đô thị thủ đô hiện nay chịu tác động mạnh của 3 yếu tố mới đó là: Toàn cầu hoá - Công nghệ cao - Văn hoá. Hình thành thành phố thế giới, thành phố công nghệ cao, chú trọng khía cạnh sinh thái là những xu thế phát triển của các đô thị lớn.
Mức độ đô thị hóa ở nhóm các nước Châu Á mới nổi đang tăng nhanh và dự báo đạt 46% vào năm 2025, nhưng mức độ đô thị hóa này vẫn còn kém khá xa so với các khu vực phát triển như Châu Âu (76%), Châu Mỹ (84%). Trái lại, tốc độ đô thị hóa ở các nước Châu Á mới nổi đạt bình quân 2,12% – 2,41%/năm, chỉ thua Châu Phi nhưng
luôn cao hơn nhiều so với các khu vực phát triển khác trên thế giới. Đây là những kết quả của sự bùng nổ dân số, đặc biệt là dân số đô thị bởi làn sóng di cư từ nông thôn ra thành thị đã và đang diễn ra mạnh mẽ. Tuy nhiên mỗi một nước cũng đang có những nhận thức khác nhau ở từng góc độ. Hệ thống lý luận còn chưa được cụ thể hoá nên mỗi quốc gia cần phải nắm bắt được quy luật để xây dựng các chiến lược phù hợp tạo nên sự phát triển mang tính bền vững cao [1]. Hình 1.2 thể hiện mức độ đô thị hóa tại các châu lục trên thế giới.
Hình 1.2. Mức độ đô thị hóa tại các châu lục trên thế giới
Ở Việt Nam: Dân số, lượng người nhập cư vào các đô thị lớn tăng cao trong đó lượng người nhập cư vì lý do kinh tế chiếm tỷ lệ lớn. Điều này cũng khẳng định tính tích cực của quá trình đô thị hoá, sự tăng tốc độ đô thị hoá đi liền với tăng trưởng kinh tế, hạn chế được hiện tượng đô thị hoá giả tạo.
- Quá trình đô thị hóa mạnh mẽ của các thành phố đã tác động đến vùng ven một cách mạnh mẽ, làm thay đổi nhanh chóng nhiều mặt của vùng ven đô thị, đồng thời trong quá trình phát triển cũng đã hình thành nên các khu đô thị mới vùng ven.
- Với các tính chất khác nhau như kinh tế công nghiệp, thương mại, du lịch, văn hoá cũng tác động đến quá trình đô thị hoá. Sức hút của các nhân tố công nghiệp hiện đang là chủ đạo thể hiện đặc trưng của giai đoạnphát triển công nghiệp hoá, tuy nhiên sức hút của các yếu tố khác như thương mại , dịch vụ, văn hoá đang ngày càng tăng.