CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và quản lý, sử dụng đất thành phố Hà Nội
3.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội thành phố Hà Nội
Thực hiện sự chỉ đạo của Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố đã thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách lớn về phát triển kinh tế của Trung ương trong giai đoạn vừa qua, nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội, đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế; nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Trong những năm qua, kinh tế Thủ đô tiếp tục phát triển, đạt
mức tăng trưởng khá. Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân giai đoạn 2011-2017 tăng 9,25%, gấp 1,58 lần mức tăng bình quân chung của cả nước. Quy mô GRDP năm 2017 theo giá hiện hành đạt 570.046 nghìn tỷ đồng (khoảng 27,6 tỷ USD), bình quân thu nhập đầu người khoảng 3.600 USD, tăng gấp 1,8 lần so với năm 2010. Các ngành kinh tế được phục hồi và tiếp tục tăng trưởng, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: Tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm 53,4%, công nghiệp - xây dựng chiếm 41,7% và nông nghiệp là 4,9%; các nhóm ngành đều có mức tăng trưởng khá.
- Ngành dịch vụ tiếp tục có mức tăng trưởng cao, bình quân 5 năm tăng 9,97%;
kim ngạch xuất khẩu giảm 2,75%; nhập khẩu tăng 2,6%. Các ngành dịch vụ chất lượng cao, trình độ cao có mức tăng trưởng cao hơn so với toàn ngành. Du lịch phát triển mạnh, đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung.
- Ngành công nghiệp - xây dựng được phục hồi, tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, bình quân 5 năm tăng 9,11%. Bước đầu hình thành một số khu công nghệ cao hoạt động hiệu quả; công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin phát triển mạnh; các khu, cụm công nghiệp đóng góp quan trọng vào phát triển chung của ngành, công nghiệp hỗ trợ được đẩy mạnh. Các làng nghề, phố nghề truyền thống từng bước được củng cố, xây dựng thương hiệu sản phẩm.
- Ngành nông nghiệp đạt kết quả tích cực, bình quân tăng 2,6%/năm, cao hơn so với chỉ tiêu đặt ra, giá trị sản xuất đạt khoảng 231 triệu đồng/ha đất canh tác, tăng 1,24 lần so với năm 2010. Cơ cấu nội ngành nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi, chế biến và dịch vụ nông nghiệp. Phát triển nông nghiệp sinh thái, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, nâng cao năng suất, bảo đảm hiệu quả, bền vững. Hình thành và mở rộng một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung có giá trị kinh tế cao; đã có nhiều cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa, hoa, cây ăn quả chất lượng cao, giá trị sản xuất lớn, đạt từ 1 - 2 tỷ đồng/ha.
Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Thủ đô tiếp tục được hoàn thiện; các thành phần kinh tế được khuyến khích phát triển và có sự biến
đổi tích cực về tỷ trọng: kinh tế nhà nước khoảng 41,9%; kinh tế ngoài nhà nước 40,6%; kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 16,5%. Cơ bản hoàn thành kế hoạch sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011 – 2017 [28].
Việc hợp tác, liên kết phát triển kinh tế Vùng được quan tâm, gắn với nâng cao năng lực cạnh tranh, phát huy thế mạnh ở từng địa phương và trong toàn vùng. Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng khu vực ngoại thành, kết nối hạ tầng giữa Hà Nội và các địa phương trong Vùng. Liên kết, hợp tác với các tỉnh, thành phố trong cả nước, đặc biệt là liên kết phát triển du lịch giữa Thủ đô với Vùng đồng bằng sông Hồng đạt kết quả tích cực. Hà Nội thực hiện tốt vai trò là trung tâm tài chính - ngân hàng, dịch vụ chất lượng cao của khu vực phía Bắc và cả nước. Chương trình hội nhập kinh tế quốc tế được chỉ đạo thực hiện có hiệu quả. Sức cạnh tranh của kinh tế Thủ đô từng bước được nâng lên.
Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hóa, tập trung cho đầu tư phát triển. Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn 5 năm đạt trên 1 triệu 400 ngàn tỷ đồng, đạt kế hoạch và tăng gấp gần 2 lần giai đoạn 2006-2010. Đầu tư trực tiếp nước ngoài thu hút được 1.080 dự án, với tổng số vốn đăng ký gần 3 tỷ USD. Thực hiện chủ trương xã hội hóa đầu tư đạt kết quả tích cực, nhất là lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế.
Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt và vượt dự toán: giai đoạn 2012-2017, tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt khoảng 714,5 ngàn tỷ đồng, tỷ lệ tăng bình quân khoảng 7,1%/năm. Chi ngân sách địa phương gần 273 ngàn tỷ đồng, tỷ lệ tăng bình quân 7,7%/năm, bảo đảm cân đối chi thường xuyên và ưu tiên tập trung cho đầu tư phát triển. Trong đó, chi đầu tư phát triển bằng 45,04%, chi thường xuyên bằng 52,38% tổng chi ngân sách [28].
Bảng 3.1. Thực trạng tăng trưởng một số chỉ tiêu chủ yếu
TT Chỉ liêu Năm
2012
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017 1 GDP (%),trong đó 11,26 10,68 9,05 8,46 8,8 9,24
- Dịch vụ 11,46 11,8 9,60 9,06 9,6 9,91
- Công, nghiệp-xây dựng 11,72 10,3 9,43 8,31 8,5 8,3
-Nông nghiệp 6,44 3,7 0,77 3,42 2,0 2,47
2 Tăng trưởng đầu tư xã hội (%) 5,4 20,5 21,3 12,0 12,0 11,7 3 GDP/người (/triệu đồng) 37,1 47,0 56,0 63,3 69,8 76,4 4 Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu
(%)
28,1 20,6 0,3 1,0 11,7 14,2 5 Tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu
(%)