1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1.2 Tình hình nghiên cứu về sự phân tầng xã hội với việc sử dụng ngôn ngữ
là sự phân chia nhỏ xã hội thành các tầng lớp khác nhau về địa vị kinh tế, địa vị chính trị, học vấn, nơi cƣ trú, cách ứng xử, phong cách sinh hoạt,... Khái niệm này dùng để chỉ sự phân chia các cá nhân hay các nhóm xã hội thành các tầng lớp khác nhau. Trong mỗi tầng xã hội đó lại bao gồm các cá nhân, các nhóm xã hội có sự giống nhau về địa vị kinh tế, chính trị, uy tín.
Ngôn ngữ học xã hội sử dụng khái niệm phân tầng xã hội vào nghiên cứu việc sử dụng ngôn ngữ. Các nhà ngôn ngữ học xã hội cho rằng: “Ngôn ngữ có vai trò là tấm gương phản chiếu xã hội, là thước đo bản sắc, là chỉ tố về sự ứng xử văn hóa của cộng đồng giao tiếp và của mỗi cá nhân. Vì thế, ngôn ngữ sử dụng trong giao tiếp chịu sự chi phối của phân tầng xã hội. Nói cách khác, nếu có sự phân chia con người trong xã hội thành các tầng bậc khác nhau thì kéo theo đó, cũng có những đặc trƣng khác nhau trong cách sử dụng ngôn ngữ giữa các nhóm người thuộc các tầng xã hội riêng biệt”.[41]
1.1.2.1. Trên thế giới
Xuất phát từ phương Tây, ngôn ngữ học xã hội cho rằng, các tầng lớp xã hội khác nhau sẽ có kiểu giao tiếp khác nhau tương ứng với giai tầng của mình, theo đó, con người thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau sẽ có cách sử dụng ngôn ngữ khác nhau. Đồng thời xã hội có bao nhiêu nhóm xã hội thì có bấy nhiêu phương ngữ xã hội.
Nhóm xã hội lại đƣợc phân chia theo tầng lớp xã hội tạo nên sự phân tầng xã hội.
Ngôn ngữ sử dụng trong giao tiếp chịu sự chi phối của phân tầng xã hội. Nghĩa là, nếu có sự phân chia con người trong xã hội thành các tầng bậc khác nhau thì kéo theo đó,
13
cũng có những đặc trưng khác nhau trong cách sử dụng ngôn ngữ giữa các nhóm người thuộc các tầng xã hội riêng biệt. Vì thế, "Sự hình thành phương ngữ xã hội có liên quan chặt chẽ đến thuộc tính xã hội của người giao tiếp. Mỗi thành viên trong xã hội sẽ được xếp vào các giai tầng xã hội khác nhau trên cơ sở hàng loạt các tiêu chí như: giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, thành phần xuất thân, trình độ văn hóa… Các đặc điểm về giai tầng xã hội có tác động trực tiếp và tạo nên các đặc điểm về ngôn ngữ trong sử dụng” [41, 205]. Điều này cho thấy giao tiếp của con người chịu tác động của các nhân tố xã hội có đƣợc từ đặc điểm quy gán nhƣ tuổi, giới và từ đặc điểm có đƣợc nhờ năng lực, sự cố gắng của bản thân nhƣ học vấn, địa vị, thu nhập, giáo dục,... Tổng hợp lại, đó là sự phân tầng theo tuổi, giới, quyền lực, nghề nghiệp, học vấn, thu nhập, vùng miền, tôn giáo,v.v.
Vấn đề phân tầng xã hội trong ngôn ngữ đƣợc các nhà xã hội học tiếp cận từ khá sớm, các công trình nghiên cứu đầu tiên là của Fischer (1958), Kucera (1961) và thực sự đƣợc đi sâu tìm hiểu vào những năm 60 của thế kỉ XX bởi các nhà ngôn ngữ học xã hội hàng đầu nhƣ Labov, Wolfram,Anshen,…
Trong tác phẩm mang tên “Nghiên cứu ngôn ngữ trong bối cảnh xã hội” (1972), dẫn theo cuốn “Ngôn ngữ văn hóa và xã hội, một cách tiếp cận liên ngành” [38], Labov đã đƣa ra một số kết luận về sự phân tầng xã hội trong cách phát âm của âm vị /th/ trong các từ “thing, there,…” của người dân thành phố New York thuộc bốn giai tầng kinh tế - xã hội khác nhau: giai tầng thấp, giai tầng công nhân, giai tầng trung lưu thấp và giai tầng trung lưu cao. Labov cũng nghiên cứu cách đọc câu và đọc bảng từ theo học vấn và giới tính ở Hillsboro, Bắc California. Qua việc đƣa ra các kết quả nghiên cứu này, Labov rút ra một số nhận xét thú vị liên quan tới sự chuyển đổi phong cách sử dụng ngôn ngữ giữa các nhóm xã hội mà ông đã tìm hiểu và rút ra các công thức liên quan tới liên quan tới việc sử dụng ngôn ngữ trong các nhóm xã hội để từ đó thấy đƣợc quan điểm chung, điểm mang tính quy luật trong cùng một nhóm người, một cộng đồng người cũng như qua đó thấy sự khác nhau giữa các nhóm, các cộng đồng riêng biệt.
Phân nhóm xã hội theo giới cũng là một cách thức quen thuộc khi nghiên cứu các vấn đề xã hội nói chung và ngôn ngữ nói riêng. Tác phẩm nghiên cứu chính thức đầu tiên về sử dụng ngôn ngữ giữa nam và nữ có lẽ là nghiên cứu của Sapir với tựa đề
“Male and female forms of speech in Yana” (Phong cách nói của nam và nữ trong tiếng Yana) nghiên cứu sự khác nhau khi dùng một số biến thể âm vị luân phiên trong tiếng Yana giữa nam giới và nữ giới [Dẫn theo 14].
14
Trong công trình nghiên cứu về một số đặc trưng âm vị tiếng Anh của người da trắng ở Mỹ in trong cuốn, Labov đã đƣa ra những chứng cứ về mặt số lƣợng cho thấy nữ giới có xu hướng dùng âm vị chuẩn mực nhiều hơn nam giới [Dẫn theo 14].
Có thể thấy, một trong những vấn đề của phân tầng ngôn ngữ đƣợc ngôn ngữ học xã hội phương Tây đề cập nhiều nhất là nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới/giới tính. Những công trình nghiên cứu đầu tiên có thể kể đến các nghiên cứu của O.
Jersperson, E. Sapir nhƣng phải đến R. Lakoff thì vấn đề về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới mới đƣợc nghiên cứu một cách hệ thống. Bằng cuốn "Language and woman‟s place" (Ngôn ngữ và vị trí của người phụ nữ), có thể nói, R. Lakoff đã có những đóng góp đáng kể trong những nghiên cứu về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới. Trong nghiên cứu của mình, R.Lakoff muốn hướng đến hai mục tiêu, một là nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới; hai là nghiên cứu sự kì thị giới trong ngôn ngữ, từ đó mong muốn góp phần vào phong trào nữ quyền (chống kì thị đối với nữ giới).
Nếu nhƣ công trình của Lakoff đƣợc coi là nghiên cứu mang tính điển hình về phương ngữ giới ở phương Tây thì ở châu Á, vấn đề phương ngữ giới cũng được nhiều tác giả lưu tâm. Năm 2007, Nhà xuất bản Khoa học Trung Quốc ấn hành cuốn sách của tác giả Lại Canh Sơn (Lai Gengshan) bằng tiếng Anh: "Aprroaching Gender in Chinese Compliments" (Hán ngữ xưng tán ngữ trung đích tính biệt nghiên cứu"; Nghiên cứu giới tính trong lời khen ở tiếng Hán). Cuốn sách này đƣợc xuất bản trên cơ sở của luận án tiến sĩ cùng tên của tác giả. Sử dụng phương pháp dân tộc học để nghiên cứu giới tính trong lời khen ở tiếng Hán theo cộng đồng (community), tác giả đã chỉ ra đƣợc những khác biệt về sử dụng lời khen của nam giới và nữ giới giữa các cộng đồng khác nhau. Ba cộng đồng mà tác giả chọn để nghiên cứu là trường học, làng xã và công nhân. Tuy nhiên, với ba cộng đồng này, tác giả cũng chỉ nghiên cứu trường hợp (dẫn theo [23]).
Có thể thấy rằng, nhân tố xã hội tác động lên giao tiếp ngôn ngữ là rất phong phú, đa dạng. Đó là hàng loạt nhân tố gồm các nhân tố quy gán nhƣ tuổi, giới; các nhân tố có đƣợc nhƣ thu nhập/kinh tế, giáo dục, địa vị, tôn giáo ,v.v. Và, mỗi nhân tố, hay tổng hợp các nhân tố đều đƣợc đặt trên trục tọa độ để xem xét: sự biến đổi theo diễn tiến của thời gian và sự xác định ở từng địa điểm cụ thể.
1.1.2.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, nghiên cứu phân tầng xã hội với việc sử dụng ngôn ngữ cũng đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
15
Tác giả Nguyễn Văn Khang, từ góc nhìn sự phân tầng xã hội trong sử dụng ngôn ngữ của ngôn ngữ học xã hội, đã xem xét tác động của các nhân tố xã hội, cụ thể là sự phân tầng xã hội ở Việt Nam hiện nay ảnh hưởng thế nào đến giao tiếp của người Việt. Dựa vào cách khảo sát của ngôn ngữ học xã hội, nhất là ngôn ngữ học phương Tây và thực tế đời sống của xã hội Việt Nam hiện nay, trong bài viết “Giao tiếp của người Việt hiện nay: Với sự phân tầng xã hội: Một số vấn đề chung và khảo sát thăm dò” [41] tác giả đã đƣa ra 8 nhân tố tác động đến giao tiếp tiếng Việt của người Việt cùng với việc sử dụng phương pháp tính toán Thang vi phân ngữ nghĩa (Semantic differential scales), đã cho ra bảng kết quả sau:
Các nhân tố xã hội
Bảng 1.1: Bảng các nhóm nhân tố xã hội ảnh hưởng đến giao tiếp người Việt (Dẫn theo Nguyễn Văn Khang [43, 30 - 43])
Có thể tổng hợp thành các nhân tố tác động đến giao tiếp của người Việt từ mạnh đến yếu nhƣ sau:
Nhóm 1 là nhóm các nhân tố tác động mạnh nhất đến giao tiếp của người Việt gồm: tuổi (1.7), địa vị (2.05) và giới (2.2).
Nhóm 2 là nhóm nhân tố tác động vừa phải đến giao tiếp của người Việt gồm:
nghề nghiệp (2.71), vùng miền (2.73), học vấn (2.94).
Nhóm 3 là nhóm nhân tố tác động ít đến giao tiếp của người Việt là: thu nhập (3.79) và tôn giáo (4.07).
Theo hướng này, ở Việt Nam, còn có các nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề ngôn ngữ và giới như: Vũ Thị Thanh Hương, Lương Văn Hy, Nguyễn Thị Thanh Bình...
Đáng chú ý là hai luận án tiến sĩ: Nguyễn Quang (1999) về “Một số khác biệt giao tiếp lời nói Việt- Mỹ trong cách thức khen và tiếp nhận lời khen” [72] và Trần Kim Hằng (2011)
16
về “Văn hóa ứng xử của người Việt và người Anh: những cặp thoại phổ biến (khen và hồi đáp khen)” [26]. Điểm giống nhau của hai công trình này là coi giới là một trong các biến xã hội tác động đến hành vi khen và đặt giới trong mối quan hệ với các biến khác nhƣ tuổi, nghề nghiệp, địa vị xã hội, … để khảo sát. Tuy nhiên, do chỉ là một nội dung nhỏ trong nhiều nội dung lớn, nhất là lại nhằm đối chiếu với tiếng Anh nên các nhận xét đƣa ra mới chỉ dừng lại ở nhận định chung chung nghiêng về xã hội học nhƣ giữa nam và nữ thì giới nào khen nhiều hơn nhận, các giới thường khen người cùng giới hoặc khác giới về điều gì (chủ đề khen).
Theo hướng tuổi, có thể nhắc đến tác giả Nguyễn Thị Thanh Bình với các bài viết nhƣ: Vài nhận xét về ngôn ngữ trẻ em 2-3 tuổi dưới ảnh hưởng của yếu tố xã hội [5], Một số khuynh hướng nghiên cứu về mối liên hệ giới và sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ em, t/c Ngôn ngữ, số 2 [7].
Theo hướng địa vị, tác giả Lương Thị Hiền trong công trình “Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị quyền lực trong giao tiếp hành chính tiếng Việt đã nhận định: “Các hành động ngôn ngữ chỉ xuất hiện trong một quan hệ giao tiếp nhất định, tương quan một chiều (người dưới vai với người trên; hoặc người trên với người dưới) có thể coi là “hằng số” của trường giao tiếp. Nó cho thấy bản chất hay “bản sắc” của những quan hệ bất bình đẳng về quyền lực. Trong một số trường hợp khi chủ thể giao tiếp thực hiện hành động ngôn ngữ nào đó là ngay lập tức quyền lực (cả thân hữu) của chủ thể giao tiếp và đối tượng giao tiếp được xác lập”[28]. Có thể nói, đây là công trình nghiên cứu cụ thể các phương tiện (trong đó có hành động ngôn ngữ) biểu thị quyền lực ở phạm vi giao tiếp hành chính. Các hành động ngôn ngữ đƣợc tác giả phân tích khá sâu, thể hiện rõ quan hệ của vai trên - vai dưới.
Nhìn chung, vấn đề nghiên cứu ngôn ngữ theo hướng phân tầng xã hội là vấn đề đã đƣợc không ít các nhà khoa học đề cập tới. Tuy nhiên, đây là một vấn đề khá
“động” bởi sự phân tầng xã hội phụ thuộc rất lớn vào yếu tố văn hóa xã hội, mà, xã hội và văn hóa cũng là những yếu tố có sự chuyển mình không ngừng theo thời gian. Do đó, nghiên cứu ngôn ngữ theo theo định hướng phân tầng xã hội là một con đường luôn mới mẻ, hứa hẹn nhiều thú vị và có ý nghĩa đối với lí luận ngôn ngữ nói chung và ứng dụng ngôn ngữ nói riêng.
17