Ý nghĩa thể hiện của ngôn ngữ cử chỉ trong giao tiếp của người nông dân

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân (từ tư liệu một số tác phẩm văn học) (Trang 145 - 163)

Chương 3: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ PHI LỜI CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG GIAO TIẾP: NGÔN NGỮ CỬ CHỈ

3.3. Ý NGHĨA THỂ HIỆN VÀ VAI TRÒ CỦA NGÔN NGỮ CỬ CHỈ TRONG

3.3.1. Ý nghĩa thể hiện của ngôn ngữ cử chỉ trong giao tiếp của người nông dân

Bác bỏ đƣợc hiểu là “bác đi, gạt đi, không chấp nhận” [70,24]. Trong giao tiếp khi bác bỏ một ý kiến, một đề nghị nào đó, người nông dân thường sử dụng những phương tiện ngôn ngữ cử chỉ sau:

- Lắc đầu

[151]“- Chị nhăn mặt, lắc đầu: Không gọi thế, tên xấu lắm ...

[Bước đường cùng, Nguyễn Công Hoan, tr.14]

Động tác lắc đầu của nhân vật Chị Pha thể hiện hành vi bác bỏ, đi kèm và bổ trợ cho phát ngôn “Không gọi thế” cũng là phát ngôn có hành vi ở lời là bác bỏ.

- Xua tay

[152] Ông Hàm xua tay:

Rồi thì ma nó vật chú chứ gì? Đừng lo, đã có tôi!...

[Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nguyễn Khắc Trường, tr.74]

Hành động xua tay của Dần trong ví dụ sau cũng để thể hiện hành vi bác bỏ, đi kèm lời nói cũng thể hiện hành vi này:

[153] Thằng Dần giơ tay xua lấy xua để:

Con không ăn. Đĩa khoai ấy của thầy con đấy...

[Tắt đèn, Ngô Tất Tố, tr.140]

3.3.3.2 Ngôn ngữ cử chỉ thể hiện hành động cầu xin

Cầu xin: “Xin với ai điều gì một cách khẩn khoản, thiết tha, nhẫn nhục” [70, 128].

Khi cầu xin ai một điều gì người cầu xin thường dùng những điệu bộ hạ thấp cơ thể, tỏ ra hết sức nhún nhường trước người được cầu xin. Trong số tư liệu được khảo sát có những ngôn ngữ cử chỉ thể hiện hành động cầu xin của người nông dân như sau:

124

- Chắp tay:

[154] Chị Pha thấy chồng oan uổng ,vội chạy đến trước mặt người tây

đoan,chắp hai tay vái lấy vái để và khóc lóc, nói :

- Lạy quan lớn quan tha cho chồng con,chồng con không biết nấu rượu bao giờ .Chẳng qua người ta thù [Bước đường cùng, Nguyễn Công Hoan, tr.27]

[155] Lão bếp Rỗ tới bên bà Quyền, chắp hai bàn tay lại [Dòng sông mía, Đào Thắng]

- Quỳ:

[156] “Mụ nhào đến quỳ sụp xuống, hai tay chới với nắm lấy tay vạn, mắt rực lên: Con lạy ông. Con cắn cỏ con lạy ông bà nông dân...

[Bến không chồng, Dương Hướng, tr.55]

- Lạy:

[157] Thằng Lẹp mặc xong quần áo, lết lại chỗ ông, lạy như tế sao [Dòng sông mía, Đào Thắng]

3.3.3.3 Ngôn ngữ cử chỉ thể hiện hành động chấp thuận

Chấp thuận: “Chấp nhận điều yêu cầu hoặc đề nghị” [70, 143]. Gật đầu là ngôn ngữ cử chỉ phổ biến dùng để thể hiện hành vi chấp thuận một ý kiến một yêu cầu hay một đề nghị

- Gật đầu:

[158] Pha trầm ngâm một lát rồi gật: - Được, tí nữa tôi đi.

[Bước đường cùng, Nguyễn Công Hoan, tr.96]

[159] - Có đúng không ? Toà lại hỏi.

- Hắn lại gật đầu[Ma làng, Trịnh Thanh Phong].

[160] - Anh có thể bù đắp những gì em thấy thất vọng trong tình yêu của mình

được không?

Cô bé gật đầu chấp nhận. [Thời xa vắng, Lê Lựu, tr.266]

3.3.3.4 Ngôn ngữ cử chỉ thể hiện nội dung chào hỏi

“Lời chào (…) là một tín hiệu ngôn ngữ. Phát ra tín hiệu ấy là muốn thiết lập hay duy trì quan hệ với người mình chào, với một đối tượng giao tiếp. Trong hoàn cảnh nhất định, chỉ lời chào là đủ. Trong hoàn cảnh khác, lời chào còn kèm theo cái bắt tay, và có thể cả nụ cười”. Khi phân tích đặc trưng cơ bản trong giao tiếp của người Việt Nam, Trần Ngọc Thêm đã chỉ ra: “Người Việt Nam nông nghiệp sống phụ

125

thuộc lẫn nhau và rất coi trọng việc giữ gìn các mối quan hệ tốt với mọi thành viên trong cộng đồng, chính tính cộng đồng này là nguyên nhân khiến người Việt Nam đặc biệt coi trọng việc giao tiếp và rất thích giao tiếp”. Trong giao tiếp xã hội, người Việt Nam rất coi trọng nghi lễ chào (“Lời chào cao hơn mâm cỗ”). Nghi thức chào có thể diễn ra mọi lúc, mọi nơi với những cử chỉ và lời nói rất phong phú. Khảo sát ngôn ngữ cử chỉ trong giao tiếp nông dân, tư liệu cho thấy có những phương tiện biểu thị ý nghĩa “chào” sau đây:

- Cúi (chào) (cúi đầu (chào)):

[161] “Long cúi chào rồi quay ra…” [Giông tố, Vũ Trọng Phụng, tr.79]

[162] Lễ phép, mẹ con chị Dậu cùng cúi đầu chào:- Bẩm cụ, vì nhà con bị

trói ở đình, con phải nói mãi các ông ấy mới cởi ra cho để ký văn tự... vả lại, đường cũng hơi xa, con đi khí chậm, xin cụ tha lỗi cho!”

[Tắt đèn, Ngô Tất Tố, tr.120]

[163]Ông Nghĩa cúi đầu chào cha, cụ ko nhận lễ, nói từng lời như dao chém đá...

- vái (chào):

[164] Đứng ngoài sân, Pha quay lại, vái chào [Bước đường cùng, Nguyễn Công Hoan, tr.99]

[165] Chị Dậu nhận ra ông phủ, trống ngực nện thình thịch, chị vội run run

chắp tay và vái một vái.”. . [Tắt đèn, Ngô Tất Tố, tr.222]

- Cười:

[166] Bà lão quay lại mỉm cười móm mém:

Bẩm bà đi chợ về!... [Một bữa no, Nam Cao, tr.119].

Nhận xét: Có khá nhiều ngôn ngữ cử chỉ có thể sử dụng với ý nghĩa “chào”. Hầu hết chúng đều dùng kèm với lời chào nhưng cũng có phương tiện có thể dùng độc lập thay lời. Ví dụ các cử chỉ nhƣ: đứng lên, cúi đầu, nghiêng mình, khoanh tay (vòng tay vái)

… trong các tình huống giao tiếp dẫn ra ở trên có thể dùng độc lập thay lời. Người chào không cần phải nói thêm lời nào thì người tiếp nhận vẫn hiểu là mình đang được chào.

Các cử chỉ như bắt tay, hất hàm thường dùng kèm với lời nói để biểu thị ý nghĩa “chào”.

Trong văn hoá giao tiếp của người Việt, nụ cười cũng là cử chỉ phổ biến để biểu thị ý nghĩa “chào”, có thể kèm lời hoặc không cần kèm lời. Các cử chỉ biểu hiện ý nghĩa “chào”

của người Việt hầu hết đều có thể dùng khi mới gặp mặt và cả khi tạm biệt. Các cử chỉ này dùng để chào cũng thay đổi theo thời gian, do sự tiếp

126

xúc văn hóa. Các cử chỉ nhƣ chắp tay, khoanh tay, cúi đầu đƣợc sử dụng phổ biến trong xã hội Việt Nam xưa, tỏ thái độ cung kính của người dưới (vị thế thấp) với người trên.

Cử chỉ gật đầu thường được người có địa vị xã hội cao hơn sử dụng để chào người dưới. Ngày nay, được dùng phổ biến trong giao tiếp xã hội lại là “lời chào với cái bắt tay và nụ cười”, do sự giao lưu tiếp xúc với văn hóa phương Tây. Cử chỉ bắt tay được ưa dùng ở các nước phương Tây, với nhiều kiểu khác nhau. Kiểu chào hỏi này có lẽ xâm nhập vào Việt Nam từ thời Pháp thuộc. Ngày nay, trong rất nhiều cuộc giao tiếp, nghi thức bắt tay giữa nam với nam, nam với nữ, nữ với nữ, người dưới với người trên (thường thường người trên chủ động đưa tay ra trước), …trở nên rất phổ biến và hữu dụng.

Có một nghi thức chào nữa cũng rất phổ biến ở phương Tây là ôm hôn, nhưng ở Việt Nam (và các nước châu Á nói chung) do quan niệm riêng về không gian cá nhân, nghi thức này có được xâm nhập song không trở nên phổ biến. Các phương tiện ngôn ngữ cử chỉ dùng để chào dẫn ra ở trên tuy có cùng ý nghĩa biểu hiện là “chào”

song sắc thái biểu cảm của mỗi cử chỉ rất tinh tế, sử dụng tùy thuộc hoàn cảnh giao tiếp (không gian, văn hóa…), vai giao tiếp,…

3.3.3.5 Ngôn ngữ cử chỉ thể hiện nội dung tán đồng, tán thưởng, ủng hộ

Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “Tán đồng”: tán thành ý kiến và ủng hộ [70,889]

“Tán thưởng”: tỏ thái độ đồng tình và khen ngợi [70, 889]. Sự tán đồng, tán thưởng là sự chấp thuận, đồng ý và ủng hộ, khen ngợi một ý kiến, một đề xuất nào đó. Tán đồng, tán thưởng dẫn đến những cảm xúc tích cực, do vậy chỉ biểu hiện bằng lời thôi chưa đủ, hầu hết các ý nghĩa này còn được biểu hiện bằng các phương tiện ngôn ngữ cử chỉ đi kèm. Tƣ liệu thống kê cho thấy có những ngôn ngữ cử chỉ sau đây có cùng nội dung biểu hiện là sự tán đồng, tán thưởng:

- Gật gù:

[167]Bác Tân gật gù, cười [Bước đường cùng, Nguyễn Công Hoan, tr.111]

- Gật đầu:

[168] Tòng gật đầu: ý kiến đồng chí Lường chuẩn lắm [Ma làng, Trịnh Thanh Phong]

- Cười:

[169] Pha cảm động đáp:

127

Bá nói đúng đấy. Như bác đám Ích, kể đã là tay giỏi. Bao nhiêu ruộng nương mất sạch với ông Nghị về cái năm cai đám, phải lên tận Tuyên Quang làm ăn...

Ba người cùng phá ra cười.

[Bước đường cùng, Nguyễn Công Hoan, tr.91]

- Vỗ đùi:

[170]Ích cũng chợt nhớ ra, vỗ đét vào đùi: Thôi chết, đúng rồi! Em quên mất...

[Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nguyễn Khắc Trường, tr.51]

Động tác vỗ đùi biểu thị sự tán thưởng khi bất ngờ bắt gặp điều mình tâm đắc, mong muốn. Song cử chỉ này chỉ dùng đƣợc ở những hoàn cảnh giao tiếp phi nghi thức, mang tính thân mật, suồng sã. Tình huống giao tiếp ở ví dụ [174] dẫn ra ở trên là giao tiếp giữa nhân vật Ích với Quàng trong một cuộc trò chuyện diễn ra khi hai người này đang tìm chỗ để chôn thật nhanh ông anh khốn khổ của Quàng là Quềnh.

- Vỗ tay:

[171] Xuân Tươi vỗ tay bôm bốp [Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nguyễn Khắc

Trường, tr.112]

Nhận xét: Khi gặp một ý kiến hay, một tư tưởng đúng, một điều mình tâm đắc, người ta thường có cảm xúc vui mừng, phấn khởi và hay tỏ sự tán đồng, tán thưởng của mình. Có nhiều ngôn ngữ cử chỉ là các yếu tố cơ thể vận động cơ thể dùng để phụ trợ với lời biểu thị ý nghĩa “tán đồng, tán thưởng”. Phân tích các ngữ liệu trên có thể thấy, các lời nói bày tỏ sự tán đồng, tán thưởng thường được lặp lại tần số lặp lại động tác biểu hiện ý nghĩa này cũng thường lớn hơn một. Ví như gật đầu lia lịa (gật đầu nhiều lần, tốc độ lặp lại động tác nhanh), gật gù (gật nhẹ và nhiều lần, biểu thị thái độ đồng tình, tán thưởng), vỗ tay (đập hai lòng bàn tay vào nhau cho phát thành tiếng, thường liên tiếp, để tỏ ý hoan nghênh, tán thành). Khi niềm vui càng lớn, đến càng bất ngờ, mức độ tán đồng, tán thưởng càng cao thì thành phần lặp lại của lời nói, tần số lặp lại và cường độ của động tác đi kèm càng lớn.

3.3.3.6 Ngôn ngữ cử chỉ thể hiện nội dung từ chối, không tán đồng, không ủng hộ Không tán đồng là không đồng ý, không tán thành đối với ý kiến nào đó, từ đó mà dẫn đến sự bác bỏ, phủ định ý kiến. Sự không tán đồng, không hưởng ứng có thể dẫn tới những cảm xúc tiêu cực nhƣ buồn rầu, chán nản, ngao ngán. Các ngôn ngữ cử

128

chỉ biểu hiện ý nghĩa này có thể thay lời hoặc kèm lời, và cũng không sinh động bằng các phương tiện biểu hiện sự tán đồng.

- Lắc đầu:

[172] Anh Dậu lắc đầu:

- Miệng tôi đắng lắm, không thể ăn gì bây giờ. U nó cứ về với con. Không phải lo đến sự ăn uống của tôi [Tắt đèn, Ngô Tất Tố, tr.137]

Cử chỉ “lắc đầu” bổ sung cho lời từ chối “không thể” của anh Dậu khi chị Dậu tỏ ý muốn bƣng đĩa khoai mà cái Tý để phần cho anh ăn.

[173] Bác hai Thìn nhìn hắn từ đầu đến chân rồi lắc đầu :

- Mày đã mãn hạn tù, trên thả cho về làng nhưng là phần tử phạm pháp, còn phải theo dõi, mày chưa đủ phẩm chất là xã viên hợp tác xã.

[Ma làng, Trịnh Thanh Phong]

[174] Bá Kiến cười ha hả:

-Ồ tưởng gì, tôi chỉ cần anh lương thiện cho thiên hạ nhờ! Hắn lắc đầu:

- Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa! Biết không?

[Chí Phèo, Nam Cao, tr.53]

- Xua tay

[175] Anh Dậu xua tay và rên khừ khừ:

- Thôi, tôi mệt lắm. Ðể tôi nằm nghỉ một lát. U nó ra mà ẵm con...

[Tắt đèn, Ngô Tất Tố, tr.186]

- Giơ tay ngăn:

[176] Long giơ tay ngăn mà rằng:

- Thôi vứt đấy, anh có nhiều tiền đây rồi.

[Giông tố, Vũ Trọng Phụng, tr.173]

Trong số các ngôn ngữ cử chỉ có nội dung biểu thị sự từ chối, không tán đồng, phổ biến nhất là cử chỉ lắc đầu. Các nhà sinh vật học khi nghiên cứu về quá trình tiến hóa đã chỉ ra rằng đó là một động tác mang tính bẩm sinh. Lí do là khi một đứa trẻ sơ sinh bú no sữa, nó lắc đầu từ bên này sang bên kia để từ chối vú mẹ, hay để tránh bị đút cho ăn. Từ đó, ở rất nhiều cộng đồng ngôn ngữ, lắc đầu đƣợc quy ƣớc là biểu thị ý nghĩa từ chối, không hưởng ứng, không tán thành. Cử chỉ này có thể dùng trong nhiều

129

cảnh huống giao tiếp khác nhau, kèm lời hoặc không kèm lời. Khi lắc đầu đi kèm nụ cười, mức độ phản đối cũng bớt gay gắt hơn. Động tác xua tay, giơ tay ngăn ngoài nét nghĩa không tán đồng còn thêm nét nghĩa đề nghị người nói không nên tiếp tục lời nói hay hành động đang tiến hành.

3.3.3.7 Ngôn ngữ cử chỉ thể hiện các trạng thái tình cảm, cảm xúc của con người Trong giao tiếp, con người không chỉ có nhu cầu trao đổi thông tin mà còn trao đổi tình cảm, cảm xúc. Các trạng thái tình cảm, cảm xúc của con người có thể được thể hiện bằng lời, hoặc bằng ngôn ngữ cử chỉ. Quan sát các cử chỉ mà nhân vật sử dụng trong hoạt động giao tiếp sẽ giúp “đọc” đƣợc rất nhiều những“thông tin” thú vị, cần thiết về thế giới tình cảm của con người. Các phương tiện ngôn ngữ cử chỉ có nội dung biểu hiện là các trạng thái tình cảm, cảm xúc của con người rất phong phú nhưng nhìn chung, trong giao tiếp của người nông dân qua các tác phẩm văn học khảo sát có thể nhóm về các loại nhƣ sau:

1) Thể hiện sự chán nản, đau khổ - Cười (theo giọng điệu có chủ ý)

Tiếng cười được sử dụng phổ biến trong giao tiếp của người Việt. Tìm hiểu các đặc trưng cơ bản trong giao tiếp của người Việt, Trần Ngọc Thêm đã chỉ ra cách thức giao tiếp của người Việt Nam là ưa sự tế nhị, ý tứ và trọng sự hòa thuận. Đây là sản phẩm của lối sống trọng tình và lối tƣ duy coi trọng các mối quan hệ. Lối sống và lối tƣ duy này dẫn đến thói quen cân nhắc kỹ càng khi nói năng. Thói quen này lại dẫn đến một nhƣợc điểm là thiếu tính quyết đoán. Để tránh khỏi quyết đoán đồng thời giữ được sự hòa thuận, người Việt Nam rất hay cười. Có thể gặp nụ cười Việt Nam vào cả những lúc ít chờ đợi nhất. Tiếng cười trong giao tiếp của người Việt thể hiện nhiều nét nghĩa tình thái khác nhau. Cười không chỉ để thể hiện sự tán đồng, sự vui vẻ, không chỉ để tạo không khí thân thiện cho cuộc thoại, cười trong rất nhiều trường hợp, lại để bộc lộ sự chán nản, sự chua chát, đau khổ, ngao ngán,… - nói chung là những sắc thái biểu cảm tiêu cực.

Cái cười nhạt của Pha sau đây biểu lộ sự mỉa mai, chua chát và đau khổ trước tình huống bị tên lính canh cửa đòi tiền mới cho vào gặp quan trên:

[177] Pha nén lòng để cười nhạt. Anh không dám đắn đo, khẽ thở dài, thong thả quay mặt đi, cởi nút thắt lưng, lấy ra một hào, mỉm cười đưa vào tay người lính:

- Chỉ có thế này, cậu nhận cho.

130

[Bước đường cùng, Nguyễn Công Hoan, tr.60]

Tiếng cười của bá Tân trong tình huống dưới đây biểu lộ sự mỉa mai:

[178] Bác Tân cười mỉa mai:

- Làm quan lấy tiền đưa đến tận mõm lại còn phân biệt có lý với vô lý! Ông này ác chẳng kém ông trước. Này, thấy người ta bảo hễ nghe nhà nào có máu mặt trong huyện, là cho người đến gây sự kiện tụng để ăn tiền đấy

[Bước đường cùng, Nguyễn Công Hoan, tr.89]

[179] “Pha cười chán nản:

- Nói đùa cho vui đấy chứ, nếu giàu được thì giàu rồi. Năm ngoái tôi dọn cái quan viên, mà mãi mới trả nợ hết. [Bước đường cùng, Nguyễn Công Hoan, tr.90].

[180] Tôi bùi ngùi nhìn lão bảo:

- Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?

-Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm gì cho thật sướng? Lão cười và ho sòng sọc. [Lão Hạc, Nam Cao, tr.74].

Tiếng cười của lão Hạc trong tình huống này lại biểu lộ sự đau khổ xen lẫn chua chát, cay đắng cho số kiếp nghèo khổ của mình.

- Thở dài

Điệu bộ thở dài thường được tạo ra do thói quen hoặc do nhân vật giao tiếp cố tình tạo ra để biểu lộ sự ngao ngán, sự chán nản.

[181] Anh Dậu vật vã thở dài: - Trời ơi, từ giờ đến lúc quan về, chạy đâu cho được hai đồng bẩy nữa? Nếu không có, chúng nó làm tình làm tội, không khéo thì mình đến chết. Nước mắt ứa ra, anh Dậu quay mặt vào bức phên nứa, sụt sùi nức nở, anh khóc thằng Hợi, anh khóc cái Tý, rồi anh khóc đến số phận của anh.

[Tắt đèn, Ngô Tất Tố, tr.157]

[182] “Lão ngẩn mặt ra một chút, rồi bỗng nhiên thở dài”.

[Lão Hạc, Nam Cao, tr.71]

[183] Thế cũng qua một đời - Mẹ khẽ thở dài - Ngày xưa ông xung còn khỏe...

Thế mà bây giờ! [Bến không chồng, Dương Hướng, tr.132]

- Lắc đầu

[184] “Lão lắc đầu chán nản, bảo tôi: - Ấy thế mà bây giờ hết nhẵn, ông giáo

ạ! Tôi chỉ ốm có một trận đấy thôi.” [Lão Hạc, Nam Cao, tr.71]

2) Thể hiện sự tức giận

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân (từ tư liệu một số tác phẩm văn học) (Trang 145 - 163)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(245 trang)
w