Lý thuyết về ngôn ngữ cử chỉ

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân (từ tư liệu một số tác phẩm văn học) (Trang 51 - 58)

1.2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.2.3 Lý thuyết về ngôn ngữ cử chỉ

Ra đời từ rất sớm và có vai trò đặc biệt quan trọng đối với giao tiếp của con người nhưng ngôn ngữ cử chỉ mới được chính thức quan tâm nghiên cứu từ những năm 50 của thế kỉ 20 nhờ công của nhà nhân loại học người Mỹ Ray Birdwhistell. Cho đến nay, cũng đã có nhiều nhà khoa học có những công trình nghiên cứu chuyên sâu về ngôn ngữ cử chỉ và gọi tên bằng nhiều cách gọi khác nhau nhƣ: ngôn ngữ cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể, ngôn ngữ phi lời, yếu tố phi ngôn ngữ,… Tiêu biểu là các nghiên cứu của Julius Fast, Allan Pease, James Borg, Roger E.Axtell, Gregory Harthy và Maryann Karinch. Tuy cách gọi khác nhau nhƣng hầu hết các tác giả trên đều cho rằng, ngôn ngữ cơ thể hay ngôn ngữ cử chỉ là cách con người truyền tải thông tin qua việc sử dụng các bộ phận trên cơ thể, như cách cử động chân tay, dáng người, khuôn mặt, kết hợp với các yếu tố về phục trang, lựa chọn khoảng cách và không gian khi giao tiếp.

Đây là một cách hiểu khá rộng về ngôn ngữ cử chỉ. Nó là sự loại trừ tất cả các yếu tố liên quan tới “lời nói” trong giao tiếp.

Ở Việt Nam, cụm từ “nonverbal communication” đƣợc dịch ra tiếng Việt bằng các thuật ngữ nhƣ “ngôn ngữ phi lời”, “yếu tố phi ngôn ngữ”. Không chỉ khác biệt về thuật ngữ, quan niệm về vấn đề ngôn ngữ cử chỉ của một số các nhà nghiên cứu trong nước cũng có những khác biệt đáng kể so với các nhà nghiên cứu nước ngoài.

Đỗ Hữu Châu gọi các yếu tố tham gia vào giao tiếp nhƣng không phải những yếu tố ngôn ngữ (ngôn ngữ ở đây đƣợc hiểu hẹp bao gồm các đơn vị từ vựng và các đơn vị ngữ pháp) là yếu tố kèm lời và yếu tố phi lời.

41

Yếu tố kèm lời thực chất là các yếu tố mà chúng ta quen gọi với cái tên “siêu đoạn tính” gồm có ngữ điệu, trọng âm, cường độ, độ dài, đỉnh giọng. Các yếu tố này có vai trò thể hiện nghĩa ngữ dụng của phát ngôn bằng lời.

Yếu tố phi lời, theo Đỗ Hữu Châu, là: cử chỉ, khoảng không gian, tiếp xúc cơ thể, tư thế cơ thể và định hướng cơ thể, vẻ mặt, ánh mắt. Cũng được tính là ngôn ngữ phi lời các tín hiệu âm thanh nhƣ tiếng gõ, tiếng kéo bàn, tiếng xô ghế, tiếng huýt sáo, tiếng còi v.v…Có thể kể cả vào đây trang phục, bài trí của thoại trường tức những tín hiệu âm thanh không nằm trong hệ thống ngữ âm, âm vị học của một ngôn ngữ. Khi nêu quan điểm của mình về các yếu tố phi lời, Đỗ Hữu Châu cũng đồng thời khẳng định vai trò quan trọng của chúng cùng những yếu tố kèm lời trong hội thoại, ông khẳng định rằng, trong hội thoại, chúng là những yếu tố không thể bị loại bỏ khi giao tiếp bằng lời.

Tác giả Trần Thị Nga trong công trình “Nghiên cứu đặc điểm văn hóa ngôn ngữ cử chỉ của người Việt” (2005) đã có một cách định nghĩa khá khái quát về ngôn ngữ cử chỉ nhƣ sau:“Thuộc về ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ của con người là tất cả những điệu bộ, cử chỉ mà con người đã sử dụng một cách cố ý hay không cố ý trong khi giao tiếp với người khác. Do tính độc lập và tính hiện quả mạnh của phương tiện này nên khác với các phương tiện đi kèm khác trong giao tiếp, trong nhiều điều kiện cụ thể của giao tiếp, cử chỉ điệu bộ có thể dùng độc lập không có ngôn ngữ bằng lời đi kèm nhưng vẫn có nội dung tương tự như khi hiển ngôn hóa bằng lời. Chúng là những phù hiệu trong hoạt động giao tiếp và luôn gắn liền với ngôn ngữ bằng lời”[60,19]. Định nghĩa của Trần Thị Nga thiên về hướng làm rõ cách thức sử dụng ngôn ngữ cử chỉ trong mối quan hệ với ngôn ngữ bằng lời.

Nguyễn Quang, một trong số những tác giả nghiên cứu khá sâu về ngôn ngữ cử chỉ, có cách hiểu tương đối khác biệt về ngôn ngữ cử chỉ so với cách hiểu của các nhà nghiên cứu nước ngoài cũng như cách hiểu về “yếu tố phi lời” của Đỗ Hữu Châu ở trên. Ông quan niệm “Cử chỉ là các chuyển động của tay, chân, thân thể được ta sử dụng độc lập hoặc đi kèm ngôn từ khi giao tiếp với người khác nhằm nhấn mạnh hay thay thế ngôn từ, kìm nén hay biểu lộ thái độ tình cảm và nhằm diễn tả suy tư của ta”[73, 144].

Kết hợp quan niệm của Nguyễn Quang với giao tiếp phi ngôn từ ta sẽ hiểu rõ hơn cách nhìn của tác giả về ngôn ngữ của chỉ. Theo ông “Giao tiếp phi ngôn từ là toàn bộ các bộ phận kiến tạo nên giao tiếp không thuộc mã hóa ngôn từ, có nghĩa là không được mã hóa bằng từ ngữ, nhưng có thể thuộc về cả hai kênh ngôn thanh và phi ngôn thanh. Nó bao gồm các yếu tố cận ngôn như tốc độ, cường độ, ngữ lưu,…và các yếu tố ngoại

42

ngôn thuộc ngôn ngữ thân thể như cử chỉ, dáng điệu, hiện diện…,thuộc ngôn ngữ vật thể như áo quần, trang sức,…và thuộc ngôn ngữ môi trường như khoảng cách đối thoại, địa điểm giao tiếp”. Nhƣ vậy, căn cứ vào hai định nghĩa trên của Nguyễn Quang ta có thể thấy, cách hiểu của tác giả về ngôn ngữ cử chỉ hẹp hơn rất nhiều so với cách hiểu của các tác giả nước ngoài đã kể tên ở trên cũng như cách hiểu của Đỗ Hữu Châu. Theo Nguyễn Quang, ngôn ngữ cử chỉ chỉ là một phần nhỏ, một biểu hiện của ngôn ngữ phi lời.

Xét theo hướng nghiên cứu của luận án là chỉ ra đặc điểm của ngôn ngữ cử chỉ đã được mô tả hóa bằng ngôn từ nghệ thuật trong các tác phẩm văn chương, chúng tôi lựa chọn cách hiểu ngôn ngữ cử chỉ theo nghĩa hẹp của tác giả Nguyễn Quang. Tức là:

Ngôn ngữ cử chỉ là một hệ thống các kí hiệu đƣợc thực hiện trên cơ sở cử động của các bộ phận trên cơ thể đƣợc ta sử dụng độc lập hoặc đi kèm ngôn từ khi giao tiếp với người khác nhằm nhấn mạnh hay thay thế ngôn từ, kìm nén hay biểu lộ thái độ tình cảm và nhằm diễn tả suy tƣ của ta.

1.2.3.2. Cơ chế hoạt động và tính chất của ngôn ngữ cử chỉ a. Cơ chế hoạt động của ngôn ngữ cử chỉ

Darwin (1872) trong các công trình nghiên cứu của mình đã đề xuất ba nguyên lí để nhằm giải thích cho sự biểu hiện cảm xúc ở con người. Những nguyên lí này thực sự rất hữu dụng trong việc tìm hiểu sâu về ngôn ngữ cử chỉ.

Nguyên lí thứ nhất là về những thói quen liên tưởng đã có từ lâu của con người.

Cụ thể, một số hành động ban đầu đƣợc thực hiện một cách có chủ ý, nhƣng lâu dần, nó trở thành phản xạ do sự tác động giữa hai yếu tố thói quen và sự liên tưởng. Chúng ta nhảy lên khi chúng ta giật mình, chúng ta lùi lại khi bắt gặp những đe dọa bất ngờ. Đó giống như một cơ chế bảo vệ. Nghĩa là, bất cứ một cảm xúc nào của con người đều dẫn tới sự biểu lộ ra ngoài của các cơ quan vận động tương ứng. Trải qua thời gian, những vận động này cũng được mở rộng ra trong những tình huống giống hoặc tương tự như thế.

Nguyên lí thứ hai là nguyên lí về “sự tương phản”. Nguyên lí này nghiên cứu những cử chỉ vô thức gây ra bởi những trạng thái tinh thần mâu thuẫn. Darwin dẫn ra cử chỉ nhún vai như một dấu hiệu của sự tương phản đó, nó có thể là mong muốn vô thức đƣợc tấn công hay giải quyết hoàn cảnh bằng vũ lực, nhƣng nó lại đƣợc thay thế bởi một ýthức về sự vô hiệu của bạo lực khi dùng để giải quyết một vấn đề. Những cử chỉ đôi khi vƣợt lên trên cả sự tác động của lí trí, nó xuất hiện một cách tự nhiên, vô thức, phản ánh những suy nghĩ và cảm xúc trái ngược với lời nói của con người.

43

Nguyên lí thứ ba là về những cử chỉ gây ra bởi hệ thần kinh, cái mà có liên quan tới trung tâm điều khiển cảm xúc.Ví dụ, run rẩy là sự phản ứng lại của những kích thích trực tiếp, là hoạt động của mạng lưới thần kinh. Run rẩy bắt nguồn từ những tác nhân gây kích thích nhƣ: sợ hãi, tức giận hay thỏa mãn... Darwin cho rằng, sự kích thích mạnh mẽ tới hệ thần kinh sẽ làm gián đoạn dòng chảy đều đều của tác động thần kinh tới các cơ gây ra hiện tƣợng run rẩy. Sự cáu bẳn hay rõ rệt hơn là cơn tức giận sẽ kéo theo những dấu hiệu phi lời xuất hiện nhƣ: lỗ mũi giãn ra, răng siết chặt, tay nắm lại, thở khó nhọc.

Với ba nguyên lí trên, Darwin đã chỉ rằng, các loại trạng thái tinh thần khác nhau đã đem đến cho con người vị trí độc tôn với những tiềm năng lớn lao trong môi trường tự nhiên. Đây cũng là cơ sở cho sự phát triển của ngôn ngữ cử chỉ.

b. Tính chất của ngôn ngữ cử chỉ

- Tính đồng nghĩa và tính đa nghĩa của ngôn ngữ cử chỉ:

Theo Nguyễn Đức Dân “Cử chỉ là kí hiệu. Và những tín hiệu này tạo thành một thứ ngôn ngữ đặc biệt: ngôn ngữ cử chỉ” [13, 151]. Đã nói tới tín hiệu là nói tới tính hai mặt gồm cái đƣợc biểu đạt và cái biểu đạt. Một cái biểu đạt có thể truyền tải nhiều cái đƣợc biểu đạt khác nhau. Và ngƣợc lại, một cái đƣợc biểu đạt có thể đƣợc thể hiện bằng nhiều cái biểu đạt. Đó là cơ sở tạo nên tính đa nghĩa và đồng nghĩa của ngôn ngữ bằng lời.

Cũng tương tự như ngôn ngữ lời nói, ngôn ngữ cử chỉ cũng có tính đồng nghĩa và tính đa nghĩa.

- Tính quốc tế và tính dân tộc của ngôn ngữ cử chỉ

Darwin tin rằng cách diễn tả cảm xúc trên khuôn mặt thì tương tự như nhau nơi con người, không quan tâm tới nền văn hóa. Theo một cách nào đó, bộ não của con người được lập trình để con người nhếch mép lên khi họ cười sung sướng, rơi nước mắt khi buồn hay đau, nhíu mày khi không hài lòng. “Chúng ta thừa hưởng những bản năng của cơ thể. Chúng ta sinh ra với những yếu tố của thông tin không lời.

Chúng ta có thể căm ghét, sợ hãi, vui mừng, buồn bã và nhiều cảm xúc khác và diễn tả cho người khác bằng cử chỉ mà không cần phải học cách thể hiện ra như thế nào” [18, 22]. Nghĩa là, có những biểu hiện chung của ngôn ngữ cử chỉ mà bất cứ ai trên thế giới này nhìn vào và đều có thể hiểu ý nghĩa của nó, dù họ không cùng màu da, quốc tịch, nền văn hóa và tiếng nói. Đó chính là tính quốc tế của ngôn ngữ cử chỉ.

Tuy vậy, ngôn ngữ cử chỉ cũng có sự khác nhau về ý nghĩa, về cách thức sử dụng ở mỗi dân tộc, mỗi nền văn hóa khác nhau. Nó là ƣớc định văn hóa riêng,

44

mang bản sắc phong tục tập quán của từng dân tộc, từng vùng miền. Tìm hiểu ngôn ngữ cử chỉ, cũng là tìm hiểu đặc trƣng văn hóa nơi mà nó xuất thân. Ví dụ: kí hiệu ngón tay cái hướng lên ở châu Âu được hiểu với một nghĩa tích cực là lời khen ngợi

Tuyệt vời!” hay “Khá lắm!” nhưng, ở một số nước Trung Đông, châu Mỹ La Tinh hay Châu Phi thì giơ ngón tay cái lên đồng nghĩa với đang lăng mạ người khác.

c. Phân loại ngôn ngữ cử chỉ

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và thống kê được rằng cơ thể con người có thể tạo ra hơn 700.000 chuyển động khác nhau để diễn tả những sắc thái tinh tế của trạng thái tình cảm, cảm xúc, cũng như những suy tư của con người. Chính vì thế, việc liệt kê các biểu hiện của ngôn ngữ cử chỉ là điều vô cùng khó khăn chƣa nói tới việc phân loại chúng ra thành các nhóm theo các tiêu chí khác nhau. Một cách khái quát, ta có thể tạm thời phân chia ngôn ngữ cử chỉ thành các nhóm một cách dễ dàng hơn dựa trên các tiêu chí sau:

+ Phân loại theo ý nghĩa biểu hiện của ngôn ngữ cử chỉ.

+ Phân loại theo các bộ phận thực hiện ngôn ngữ cử chỉ.

+ Phân loại theo mối tương quan của ngôn ngữ cử chỉ với ngôn ngữ bằng lời trong giao tiếp.

i/ Phân loại theo ý nghĩa biểu hiện của ngôn ngữ cử chỉ

Khoảng những năm 50 của thế kỉ XX, nhà nhân loại học người Mỹ Ray Birdwhistell tập trung nghiên cứu phương thức truyền đạt thông điệp của các bộ phận khác nhau của cơ thể hay toàn bộ cơ thể và đặt tên cho môn học này là “Kinesic” – Khoa học về ý nghĩa của ngôn ngữ cơ thể. Năm 1970, mô hình nghiên cứu ý nghĩa của ngôn ngữ cơ thể đã đƣợc Paul Ekman và Wallace Friesen (ĐH California) mở rộng.

Hai nhà khoa học này phân chia sự nghiên cứu ý nghĩa của ngôn ngữ cơ thể thành 5 nhóm lớn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chúng ta ghi nhớ rõ ràng:

- Ngôn ngữ cơ thể minh họa (Illustrators): thường đi kèm lời nói, có chức năng làm công cụ hỗ trợ trực quan giúp diễn tả hoặc làm tăng sức thuyết phục cho thông điệp. Trong phần lớn trường hợp, ngôn ngữ cử chỉ này là vô thức.

- Ngôn ngữ cơ thể biểu tượng (Emblems): thường thay thế cho lời nói. Nếu điệu bộ này xuất hiện trong bối cảnh hay văn hóa tương đồng thì người nhận sẽ dễ dàng hiểu nhƣng sẽ thất bại nếu thể hiện ở nơi nó mang ý nghĩa khác biệt.

- Ngôn ngữ cơ thể phô bày cảm xúc (Affect displays): Đây là những động tác thể hiện cảm xúc tích cực hay tiêu cực và thường vô thức.

45

- Ngôn ngữ cơ thể chuyển đổi (Adaptors): Đây là những dấu hiệu bộc lộ tâm trạng bao gồm: những thay đổi đột ngột về dáng điệu và động tác (ngôn ngữ cơ thể chuyển đổi thay thế); hành vi xoa mặt hoặc sờ mặt (ngôn ngữ cơ thể chuyển đổi tác động tới bản thân); những hành vi nhƣ gặm bút, tháo mắt kính, mân mê đồ trang sức….(ngôn ngữ cơ thể chuyển đổi tác động tới đồ vật).

- Ngôn ngữ cơ thể điều chỉnh: Loại ngôn ngữ cơ thể này bao gồm những động

tác liên quan đến chức năng nói hoặc nghe và bộc lộ ý định của chúng ta. Gật đầu, giao tiếp bằng mắt và thay đổi tƣ thế cơ thể là những động tác thuộc loại này.

ii/ Phân loại theo các bộ phận thực hiện cử chỉ điệu bộ:

Với quan niệm rằng “Ngôn ngữ cử chỉ là một hệ thống các kí hiệu được thực hiện trên cơ sở cử động của chân, tay, thân thể”, luận án đi theo hướng phân loại ngôn ngữ cử chỉ theo các vùng cơ thể thực hiện. Bởi theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì các bộ phận cơ thể trên cùng một vùng luôn có sự liên kết chặt chẽ với những cử chỉ diễn ra đồng thời, thể hiện cùng một ý nghĩa hay nhiều ý nghĩa đan xen nhau. Có thể chia các cử chỉ điệu bộ theo các vùng nhƣ:

- Đầu và cổ: gồm những cử chỉ đƣợc hình thành do sự vận động của cổ kéo theo đó là sự vận động của đầu.

- Tƣ thế cơ thể: là các cử chỉ đƣợc tạo ra do vận động của chân và thân mình trong lúc giao tiếp.

- Cử chỉ của tay: là những cử chỉ đƣợc hình thành do sự vận động của cánh tay, cẳng tay và bàn tay. Các cử chỉ của tay cũng thuộc nhóm các cử chỉ hay đi kèm với các cử chỉ thuộc các vùng cơ thể khác để làm rõ cùng 1 nghĩa hoặc thể hiện các ý nghĩa song hành.

- Cử chỉ của khuôn mặt (nét mặt): là những cử chỉ đƣợc hình thành do dự vận động của nhƣ mắt, mũi, miệng, cơ mặt và tai.

iii/ Phân loại ngôn ngữ cử chỉ theo mối tương quan của nó với ngôn ngữ bằng lời (hay phân loại ngôn ngữ cử chỉ theo chức năng)

Dựa vào sự tác động qua lại giữa ngôn ngữ cử chỉ với ngôn ngữ âm thanh, Phi Tuyết Hinh cho rằng ngôn ngữ cử chỉ có 2 chức năng chính đó là: chức năng thay lời và chức năng kèm lời. Ta hoàn toàn có thể dựa vào 2 chức năng này của ngôn ngữ cử chỉ để phân ngôn ngữ cử chỉ thành 2 nhóm khác nhau:

+ Ngôn ngữ cử chỉ có chức năng thay lời + Ngôn ngữ cử chỉ có chức năng kèm lời

46

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân (từ tư liệu một số tác phẩm văn học) (Trang 51 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(245 trang)
w