Chương 2: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ BẰNG LỜI TRONG GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN: CHỦ ĐỀ GIAO TIẾP VÀ HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ
2.2. CÁC CHỦ ĐỀ GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG GIAO TIẾP
2.2.2 Các chủ đề giao tiếp giai đoạn từ 1986 đến nay
Trong giao tiếp của người nông dân giai đoạn từ 1986 đến nay, nghiên cứu 380 cuộc thoại chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:
Bảng 2.2: Các chủ đề giao tiếp của người nông dân giai đoạn từ 1986 đến nay Chủ đề giao tiếp TT
Tổng
1 Sinh hoạt đời thường
2 Lao động sản xuất mới
3 Tình cảm vợ chồng con cái
4 Tình cảm lứa đôi
5 Tranh giành quyền lực
6 Tình làng nghĩa xóm
7 Kiểm điểm, đấu tố
Biểu đồ 2.2: Các chủ đề giao tiếp của người nông dân giai đoạn từ 1986 đến nay 59
Nhận xét:
1) Khảo sát 380 cuộc thoại trong một số tác phẩm văn học từ 1986 đến nay, chúng tôi xác định trong giao tiếp, người nông dân tập trung vào 7 chủ đề chính. Vì giai đoạn này, bối cảnh lịch sử xã hội đã thay đổi. Các tác phẩm về đề tài nông thôn và người nông dân viết trong thời kì đổi mới đã có những thay đổi và mở rộng về đề tài và chủ đề so với những tác phẩm viết về người nông dân trong giai đoạn 1930 - 1945.
Lúc này, các nhà văn đã tập trung tái hiện một bức tranh hiện thực đời sống xã hội nơi thôn quê đầy biến động trong việc thực thi những chính sách của Nhà nước: cải cách ruộng đất, công cuộc sửa, sai, chủ trương đưa nông dân vào hợp tác xã, thời kì bao cấp, sự nhìn nhận về cuộc chiến tranh của dân tộc … Vì thế bên cạnh các chủ đề nhƣ cuộc sống sinh hoạt đời thường, chủ đề về tình cảm vợ chồng, tình làng nghĩa xóm còn xuất hiện những chủ đề mới nhƣ: Lao động sản xuất mới, tranh giành quyền lực, kiểm điểm đấu tố v.v…
Tần suất xuất hiện của các chủ đề có sự chênh lệch nhau. Xuất hiện với tần suất cao nhất vẫn là chủ đề về cuộc sống sinh hoạt đời thường với 43,4%, tiếp theo là chủ đề về lao động sản xuất mới 15,3% và tình cảm gia đình vợ chồng con cái là 14% , chủ đề về tình yêu, tình cảm lứa đôi với 8,9%. Các chủ đề về tranh giành quyền lực, kiểm điểm đấu tố… xuất hiện với tần suất thấp là 7,6% và 5,3%.
Sở dĩ các chủ đề có tần suất xuất hiện nhƣ vậy theo khảo sát của chúng tôi có những lí do chủ yếu sau:
Thứ nhất, nhƣ đã nói ở trên do tính đặc thù của tầng lớp nông dân cùng với môi trường đồng ruộng nên dù là ở thời kỳ 1930 - 1945 hay từ 1986 đến nay thì các vấn đề mà người nông dân thường quan tâm chính là những sinh hoạt đời thường, những sinh hoạt trong gia đình giữa vợ chồng, bố mẹ, con cái v.v… Đó cũng là những chủ đề muôn thuở của người nông dân trong giao tiếp cho dù họ sống trong bất kì xã hội nào.
Thứ hai, bối cảnh xã hội Việt Nam từ 1986 đã có nhiều thay đổi lớn lao. Vào những năm tám mươi nhờ những thành tựu bước đầu của đổi mới về chủ trương xóa bao cấp, khoán sản phẩm (1981), rồi tiếp đến là giao quyền tự chủ cho nông dân trong sản xuất, sử dụng ruộng đất và tiêu thụ sản phẩm (1988) đã tạo nên sự hồi sinh cho nông thôn với một mô hình lao động sản xuất mới. Tuy nhiên, nhiều vấn đề mới nảy sinh, đó là sự xung đột dòng họ do tranh giành quyền lực, các tệ nạn xã hội do đô thị hóa, sự tha hóa của đội ngũ quản lý và hậu quả chiến tranh để lại.
60
Chủ đề lao động sản xuất mới với tỉ lệ 15,3% là chủ đề đƣợc nói đến nhiều trong giao tiếp của người nông dân bởi giai đoạn này cả dân tộc đang sục sôi trong công cuộc đổi mới bắt đầu từ trong lao động sản xuất với công cuộc hợp tác xã, khoán nông, thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng... Ví dụ:
[23] Thủ giơ tay, rồi đứng dậy với giọng rất nhã nhặn:
- Việc xin tách khỏi hợp tác xã lớn để trở về hợp tác xã nhỏ như trước là một vấn đề lớn, nên chúng tôi đã có bàn là phải xem xét kỹ rồi chi bộ sẽ bàn riêng trong một cuộc họp khác, cứ bàn chung với nhiều việc như hôm nay sẽ không đạt được kết quả.
Ông Phúc không giơ tay, mà đứng bật dậy, lời lẽ khúc chiết:
- Vậy tôi đề nghị ngay tuần tới ta phải họp để xem xét yêu cầu của bà con có hợp lý không? Đồng thời đây cũng là một việc xem xét chính Đảng viên cán bộ mình đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chưa? Tại sao không được bà con tin như trước? Đây là cơ sở để chúng ta tiến hành theo nghị quyết 04!
[Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nguyễn Khắc Trường, tr.120]
[24] Thấy dưới mảng lộn xộn, linh tính rất nhậy lão Tòng sốt sắng:
- Báo cáo anh việc phát triển kinh tế ngành nghề ở làng Lộc bây giờ đang mở ra nhưng vẫn còn mạnh ai người ấy làm chưa được quy củ lắm. Đồng chí Tâm thì mạnh cái mặt đưa cây lên đất trống đồi trọc. Cô Mưa thì kinh doanh dịch vụ, những việc đó đã có hiệu quả còn nuôi cá lồng ở dưới sông cũng mới chỉ nghe, bây giờ đồng chí về bọn em cũng mới vỡ ra đây. Đó, đường sá xuống bến cũng còn khó thế này. [Ma làng, Trịnh Thanh Phong]
[25] - Chú Định, chú đến là tệ! - Hắn túm lấy anh, mùi rượu phả sang mặt Định, lẫn mùi thịt chó - nghe nói chú về đã mấy ngày mà cứ ở tịt đâu tận trên ủy ban...
- Nào đâu có, kìa, tao vừa về đến đây... hồi này có vẻ cậu như đã chuyển sang làm nghề biển rồi?
- Cánh nghề biển đang chạy túa lên các xứ đồng cắp rổ đi mót khoai lang kia
kìa! - Hắn ưỡn ngực ra - Vả lại, mình phải giữ lấy cái nghề gốc của đời ông bà chứ?
- Nếu làm ăn ra... xoay sang nghề biển cũng được chứ có sao?
- Thế là chú mất gốc. Họ nhà mình chỉ nên sống với cái hòn đất.
[Khách ở quê ra, Nguyễn Minh Châu, tr.225]
Các chủ đề về tình cảm nhƣ tình cảm gia đình vợ chồng con cái cũng có tần suất xuất hiện cao hơn so với giai đoạn 1930 - 1945 với 14%. Đặc biệt là có sự xuất
61
hiện của chủ đề về tình yêu đôi lứa, điều mà dường như không xuất hiện mấy trong giai đoạn trước. Điều này có thể được lý giải là do đời sống vật chất giai đoạn từ năm 1986 đến nay đã có nhiều thay đổi, người nông dân đã đủ cơm ăn áo mặc, cuộc sống ấm no vì vậy họ bắt đầu quan tâm đến những về phương diện tinh thần nhất là vấn đề tình cảm của con người. Đáng nói hơn đây cũng là giai đoạn con người phải chịu nhiều đè nén về mặt tình cảm sau một giai đoạn chiến tranh khốc liệt từ 1954 - 1975.
Giai đoạn hòa bình và đổi mới từ 1986, người ta mới bắt đầu quan tâm đến những nhu cầu về đời sống tinh thần của con người trong đó có người nông dân. Chính vì thế các chủ đề về tình cảm xuất hiện nhiều hơn. Ví dụ:
[26] - Hương ơi.
- Dạ.
- Em có yêu anh thật không?
[Thời xa vắng, Lê Lựu, tr.55]
[27] Rồi không để cho Tùng phân bua, cô lại ngã ngồi vào lòng Tùng, vùi mặt vào ngực anh, chân tay duỗi dài, mệt mỏi đến lười biếng, giọng thổn thức:
- Sửa quần áo lại cho em. Thế là đủ rồi. Thế là em đã được yêu anh rồi. Chúng mình biết nhau rồi. Em không thể tranh giành với Đào, vì nó đến trước em. Em quý cả hai người. Thôi đứng dậy anh.
[Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nguyễn Khắc Trường, tr.241]
[28] - Mày không đùa đấy chứ?
- Dạ! Ai lại dám đùa ạ. Chúng con yêu thương nhau từ lâu rồi.
- Dẹp.Chúng mày hãy dẹp ngay cái chuyện nhăng nhít ấy đi.
[Bến Không chồng, Dương Hướng, tr.39]
[29] Mưa lắc đầu nhưng nhìn vào gương mặt của hắn, nước mắt Mưa tự nhiên ứa ra, giọng Mưa thút thít như đứa trẻ bị đánh đòn oan.
- Mưa bị bạc tình!
- Đứa nào bạc tình với mày? - Thằng Ất con ông Tòng
- Ông Tòng chủ tịch xã! Mày lại ham chỗ quyền quý rồi! Hắn lại thở dài.
[Ma làng, Trịnh Thanh Phong]
Các chủ đề tranh giành quyền lực, kiểm điểm đấu tố là những chủ đề mới trong giai đoạn này so với giai đoạn 1930 - 1945. Bởi với hoàn cảnh lịch sử thay đổi, người nông dân không còn là tầng lớp bị áp bức bóc lột như giai đoạn cũ mà đã vươn lên vị
62
trí làm chủ cuộc sống, làm chủ xã hội. Nhƣng chính trong điều kiện ấy lại làm nảy sinh nhiều mối quan hệ và những mâu thuẫn mới ở nông thông Việt Nam. Đó là mâu thuẫn giữa các dòng họ, thế hệ và thậm chí mâu thuẫn xảy ra trong bản thân mỗi con người.
Ví dụ:
[30] Thủ vừa về đến nhà đã thấy ông Hàm ngồi chờ.
- Chú cao phiếu nhất phải không?
Ông Hàm hỏi thế, tức là chúc mừng đấy, nhưng mặt vẫn lạnh như tiền.
Ông nói tiếp:
- Lại đúng dịp ông Đáng về hưu đợt này, vậy chú phải thay chân ông ấy giữ ngay lấy cái triện đỏ, tức rằng là phải làm bí thư. Chứ còn chủ tịch cũng chỉ là thứ triện xanh! Thằng Tùng nhà Sang cũng trúng hả? Chỉ cho nó chân chạy ngoài, hữu danh vô thực thôi!
[Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nguyễn Khắc Trường, tr.42]
[31] Giọng lão ậm ừ.
- Các đồng chí nhìn thấy đấy. Đội hình họ Phạm ta tuy đang nắm trong tay toàn bộ những chức sắc quan trọng trong làng xã nhưng xem chừng đang có chiều hướng rất lung lay. Nếu ta không tỉnh táo thì sẽ mất, các anh đều nhìn thấy cả. Thời buổi mỗi ngày một khác trong lúc đen trắng mập mờ cái gọi là dân chủ được khơi dậy trong làng xã, bọn đố kỵ sẽ có cơ hội để chống đối lại họ Phạm ta. Cứ như những năm trước, tôi vặn cổ chúng nó dễ như vặn ngọn măng, nhưng bây giờ làm thế không được.
Đám người này mỗi ngày một đông, gờm nhất là nó lại ngả về phía thằng Tâm, đối tượng ta phải trừ nó là hàng số một.
- Rất đúng nhưng không dễ đâu chú, à đồng chí ạ. Tôi nghe cả làng Lộc nói phải cải tổ cái Đảng bộ này để tìm ra người đảng viên chân chính lo việc dân, việc làng. Cánh nhà họ phạm là phái chứ đảng đoàn gì. Khẩu khí này tôi nghĩ cũng từ chỗ tay Tâm phát ra. [Ma làng, Trịnh Thanh Phong]
Như vậy là chủ đề giao tiếp cuả người nông dân qua hai giai đoạn văn học đã có sự thay đổi lớn. Điều này là bởi bối cảnh lịch sử xã hội đã thay đổi vì thế vấn đề mà người nông dân quan tâm cũng biến đổi theo. Nội dung giao tiếp thay đổi cùng với những thay đổi của vai giao tiếp sẽ ảnh hưởng lớn đến hành động ngôn ngữ của người nông dân.
63