Nghiên cứu trường hợp: Nhóm hành động cầu khiến

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân (từ tư liệu một số tác phẩm văn học) (Trang 83 - 111)

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ BẰNG LỜI TRONG GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN: CHỦ ĐỀ GIAO TIẾP VÀ HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ

2.3. CÁC HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ TƯƠNG ỨNG VỚI CHỦ ĐỀ TRONG

2.3.2 Nghiên cứu trường hợp: Nhóm hành động cầu khiến

Hành động cầu khiến đƣợc giới nghiên cứu Việt ngữ gọi bằng nhiều thuật ngữ khác nhau: cầu khiến/ khuyến lệnh/ điều khiển… Mỗi thuật ngữ đều phản ánh đƣợc một / vài trong số các đặc trƣng của: cầu khiến (mong muốn + ép buộc); khuyến lệnh (gợi ý + bắt buộc); điều khiển (làm cho) người nghe thực hiện một việc nào đó trong tương lai. Hành động cầu khiến được giới nghiên cứu nhìn nhận như sau:

70

Một số tác giả nhƣ S. Evrin- Tripp (1976) và S.C. Levison (1983) cho rằng đó là “hành động mà Sp1 thực hiện nhằm buộc Sp2 làm một điều gì đó theo ý muốn của mình để đem lại lợi ích cho Sp1 và thường gây thiệt hại cho Sp2, ví dụ như ra lệnh, sai bảo, yêu cầu nhờ vả…” (dẫn theo Vũ Thị Thanh Hương [37, 35])

Một số tác giả khác thì cho rằng cầu khiến “ biểu thị thái độ của người nói đối với hành động trong tương lai của người nghe đồng thời cũng biểu thị một dự định (khát vọng, niềm mong mỏi, nỗi ước mong) của người nói rằng điều mình nói hay muốn truyền đạt trong lúc nói phải được xem như một lý do để người nghe thực hiện một hành động nào đó” (K. Back và R. M. Hanish) (dẫn theo Nguyễn Văn Độ [16,5]).

Quan điểm này cho thấy thấy thái độ, dự định của Sp1 đóng vai trò quan trọng, đồng nghĩa với việc cho rằng Sp1 có những trông chờ nhất định vào sự chấp nhận sẽ thực hiện hành động tương lai của Sp.2

Số đông những tác giả còn lại không thỏa mãn với những cách hiểu theo nghĩa hẹp đó. Điển hình là J. Searle (1979) - người coi hành động cẩu khiến “là những cố gắng của Sp1 sao cho Sp2 thực hiện một việc gì đó. Nó có thể là những cố gắng ở mắc độ thấp ví nhƣ ta gợi ý ai đó làm việc gì, những cũng có khi là những cố gắng ở mức độ cao (cương quyết) như khi ta tỏ rõ là nhất thiết ai đó phải làm một việc cụ thể nào đấy (dẫn theo [16, 5]). Điều này cho thấy J. Searle chỉ ra đích thị cầu khiến là một dải hành động xét theo mức độ ép buộc của Sp1 từ thấp đến cao hoặc ngƣợc lại, chứ không đơn thuần là hai hành động (cầu và khiến); (khuyến và lệnh…) nhƣ một số tác giả đã nhận định. Sau này, trong quá trình phân biệt các loại HĐNT, ông đã dùng tiêu chí cơ bản (đích ở lời; hướng khớp ghép hiện thực và lời nói; nội dung mệnh đề và trạng thái tâm lý của Sp1) để phân biệt nhóm cầu khiến với nhóm còn lại. Chung quan điểm với J. Searle là các tác giả: P. Brown, S. Levinson, Cao Xuân Hạo…

Có thể nói, hành động cầu khiến là nhóm hành động thể hiện bản chất hành động tương tác rõ hơn so với các hành động nói năng khác. Vì trong một thoại trường cụ thể, hành động cầu khiến thể hiện quan hệ trực tiếp, tức thời giữa người nói (Sp1) và người nghe (Sp2). Về mặt bản chất, nhóm hành động này gồm nhiều hành động cụ thể với các hình thức nhận biết riêng. Vì vậy, số lƣợng đến nay chƣa đƣợc thống kê chính xác. Tuy nhiên, theo tìm hiểu chúng tôi nhận thấy: để phân loại các hành động ngôn ngữ thuộc nhóm hành động cầu khiến, các nhà nghiên cứu thường xem xét đến các yếu tố sau:

71

- Vai giao tiếp của người nói/ người phát (Sp1) và người nghe/ người nhận (Sp2).

- Quyền lợi hay lợi ích của người nghe/ người nhận (Sp2) thực hiện hành động đƣợc nêu ra trong phát ngôn.

- Mức độ cầu khiến của người nói/ người phát (Sp1)

Như đã nêu, hành động cầu khiến là hành động tương tác rõ nhất thể hiện bản chất nói năng. Khi cầu khiến, người nói (Sp1) - bằng một phát ngôn thuộc cầu khiến tác động đến người nghe (Sp2) - khiến người nghe phải thay đổi trạng thái vật lý và dẫn đến phản ứng tức thời là làm theo điều Sp1 muốn.

Theo tác giả Đào Thanh Lan [49, 37-42], mức độ cầu khiến - tức là theo lực ngôn trung ở lời, các hành động ngôn ngữ thuộc nhóm hành động cầu khiến có hai kiểu lực đối lập nhau: lực cầu và lực khiến. Những hành động có lực khiến là hành động áp đặt lệnh cho người nghe và cưỡng bức người nghe phải thực hiện mệnh lệnh.

Người nói trong trường hợp này có vị thế giao tiếp cao hơn hoặc bằng người nghe.

Những hành động có lực khiến thường thiên về lí trí, tính lịch sự thấp và bắt buộc người nghe phải thi hành. Hành động có lực cầu là hành động người nói được hưởng lợi nên đặt vị thế giao tiếp ngang bằng hoặc thấp hơn người nghe. Người nói kêu gọi sự tự nguyện thực hiện hành động vừa nêu với người nghe. Những hành động có lực cầu thường thiên về tình cảm, tính lịch sự cao.

a) Tần số xuất hiện các hành động ngôn ngữ nhóm cầu khiến của người nông dân Khảo sát 1587 lƣợt xuất hiện trong nhóm Cầu khiến, chúng tôi thu đƣợc kết quả các hành động ngôn ngữ thuộc nhóm cầu khiến của người nông dân trong giao tiếp như sau:

1/ Các hành động ngôn ngữ thuộc nhóm cầu khiến trong giao tiếp của người nông dân giai đoạn 1930-1945

Bảng 2.6: Các hành động ngôn ngữ thuộc nhóm cầu khiến trong giao tiếp của người nông dân giai đoạn 1930-1945

STT

HĐNN

1 Hỏi

2 Van xin

3 Nhờ

4 Khuyên nhủ

5 Đề nghị, yêu

cầu

72

Biểu đồ 2.6: Các hành động ngôn ngữ thuộc nhóm cầu khiến trong giao tiếp của người nông dân giai đoạn 1930-1945

Qua bảng số liệu chúng ta có thể thấy, các hành động ngôn ngữthuộc nhóm cầu khiến trong giao tiếp của người nông dân giai đoạn 1930-1945 gồm 10 hành động với tần suất sử dụng có sự khác biệt. Hành động hỏi chiếm tỉ lệ cao nhất với 49,1%, tiếp đến là hành động van xin với 15,3%. Các hành động có tần suất trung bình là hành động nhờ với tỉ lệ 10%, hành động khuyên nhủ là 6,8%. Các hành động có tần suất sử dụng thấp là đề nghị, yêu cầu với 4,7%, hành động mời 4%, giục 3,8%, năn nỉ 3,2%, dỗ dành 2,2. Hành động có tỉ lệ thấp nhất là ra lệnh với 0,9%.

2/ Các hành động ngôn ngữ thuộc nhóm cầu khiến trong giao tiếp của người nông dân từ 1986 đến nay

Bảng 2.7: Các hành động ngôn ngữ thuộc nhóm cầu khiến trong giao tiếp của người nông dân từ 1986 đến nay

STT

HĐNN

1 Hỏi

2 Khuyên nhủ

3 Nhờ

4 Đề nghị,yêu cầu

5 Van xin

6 Mời

7 Dỗ dành

73

Biểu đồ 2.7: Các hành động ngôn ngữ thuộc nhóm cầu khiến trong giao tiếp của người nông dân từ 1986 đến nay

Qua số liệu chúng tôi nhận thấy các hành động ngôn ngữ thuộc nhóm cầu khiến trong giao tiếp của người nông dân 1986 đến nay gồm 13 hành động và tuần suất sử dụng của 13 hành động này là khác nhau. Hành động hỏi vẫn chiếm ƣu thế với tỉ lệ là 40,7%. Các hành động khuyên nhủ, nhờ chiếm tỉ lệ trung bình lần lƣợt là 12,3% và 10,7%. Các hành động yêu cầu đề nghị, van xin, mời, dỗ dành... chiếm tỉ lệ thấp trong đó thấp nhất là cầu nguyện với 0,9%.

3/ Tổng hợp các hành động ngôn ngữ thuộc nhóm cầu khiến trong giao tiếp của người nông dân

Bảng 2.8: Tổng hợp các hành động ngôn ngữ thuộc nhóm cầu khiến trong giao tiếp của người nông dân

HĐNN STT

Tổng

1 Hỏi

2 Nhờ

3 Khuyên nhủ

4 Van xin

5 Đề nghị,yêu cầu

74

6 Mời

7 Giục

8 Năn nỉ

9 Dỗ dành

10 Ra lệnh

11 Phân công

12 Hướng dẫn

13 Cầu nguyện

Biểu đồ 2.8: Tổng hợp các hành động ngôn ngữ thuộc nhóm cầu khiến trong giao tiếp của người nông dân

b) Nhận xét :

- Như đã nêu ở trên, theo kết quả thống kê ở bảng 2.2, trong giao tiếp, người nông dân sử dụng nhóm hành động cầu khiến với tần suất 1587/2530 lƣợt, chiếm 62,7% cao hơn các nhóm hành động ngôn ngữ khác.

- Khảo sát nhóm cầu khiến chia theo chủ đề giao tiếp trong từng giai đoạn cụ thể từ bảng số liệu 2.4 và 2.5 chúng tôi nhận thấy, giai đoạn 1930 – 1945, chủ đề sinh hoạt đời thường có tần suất xuất hiện cao nhất với là 195/1128 lượt chiếm 16,9% tiếp đến là cơm áo gạo tiền với 153/1128 lượt chiếm 13,6%; chủ đề sưu thuế, phu phen tạp dịch là 134/1128 lượt chiếm 11,9%; các chủ đề có tần suất thấp lần lượt là: kiện cáo công đường với 82/1128 lƣợt chiếm 7,3%, tình cảm làng xóm là 38/1128 lƣợt chiếm 3,4%, thấp nhất là chủ đề tình cảm gia đình vợ chồng con cái với 34/1797 lƣợt chiếm 2,6%.

Giai đoạn từ 1986 đến nay, chủ đề sinh hoạt đời thường tiếp tục có tần suất xuất hiện cao nhất với là 350/1402 lƣợt chiếm 25% tiếp đến là lao động sản xuất mới với

75

253/1402 lƣợt chiếm 18,1%; chủ đề tình cảm vợ chồng con cái là 116/1402 lƣợt chiếm 8,3%; tình bạn tình yêu với 95/1402 lƣợt chiếm 6,8%; các chủ đề có tần suất thấp lần lƣợt là: tranh giành quyền lực với 50/1402 lƣợt chiếm 3,6%, tình cảm làng xóm là 48/1402 lƣợt chiếm 3,4%, thấp nhất là chủ đề kiểm điểm đấu tố với 43/1402 lƣợt chiếm 3%.

- Xét cụ thể các hành động ngôn ngữ trong nhóm cầu khiến từ bảng tổng hợp các

hành động ngôn ngữ thuộc nhóm cầu khiến trong giao tiếp của người nông dân ở cả hai giai đoạn văn học, hành động hỏi chiếm tỉ lệ rất cao lần lƣợt là 699/1578 lƣợt chiếm 44%. Đây là hành động trung tính vừa có lực khiến vừa có lực cầu.

Các hành động có lực cầu (nhờ, van xin, dỗ dành, nài nỉ) chiếm tỉ lệ cao, nhất là hành động nhờ và hành động van xin có tần suất lần lượt là 10,4% và 8,9%. Ngoài ra người nông dân còn thực hiện các hành động nhƣ mời (4,4%), nài nỉ (3,2%) dỗ dành (3,1%)

Các hành động ngôn ngữ trung hòa nhƣ khuyên nhủ, dặn dò, giục cũng đƣợc sử dụng với tỉ lệ khá cao. Cụ thể: khuyên nhủ dặn dò 10,1%, giục 3,4%.

Các hành động ngôn ngữ có lực khiến (ra lệnh, đề nghị, yêu cầu,phân công) chiếm tỉ lệ thấp. Cụ thể Đề nghị yêu cầu 5,5%, Ra lệnh 2,4%, Phân công 2,2%.

Từ kết quả trên, chúng tôi nhận thấy: Trong giao tiếp, người nông dân thường có xu hướng sử dụng ngôn ngữ thiên về tình cảm hoặc trung hòa về tình cảm và ít sử dụng ngôn ngữ thiên về lý trí. Chính vì thế mà các hành động ngôn ngữ trung hòa nhƣ hỏi, khuyên nhủ, giục đƣợc sử dụng với tỉ lệ cao hơn. Điều này có thể đƣợc lí giải từ đặc điểm môi trường sống cùng tâm lí, tính cách của người nông dân. Người nông dân sống trong môi trường nông thôn, làng xóm đồng ruộng với sự mộc mạc, chân chất nên ngôn ngữ cũng thường thể hiện tình cảm yêu thương, trìu mến.Ví dụ:

[35] Chị Dậu mếu máo:

- Thầy em làm sao thế? Có phải lên cơn sốt rét hay không? Hay là chỗ trói đau quá?

Anh Dậu ú ớ:

- U nó đã ra đấy ư? Ði lấy cho tôi bát nước. Khát lắm, ráo cả họng từ sáng đến giờ. [Tắt đèn, Ngô Tất Tố, tr.92]

Ở ví dụ trên, tình cảm thắm thiết của vợ chồng anh Dậu đƣợc thể hiện qua việc chị Dậu hỏi một cách liên tiếp, dồn dập về tình hình sức khỏe của chồng. Điều này cho thấy sự quan tâm, lo lắng của chị dành cho anh Dậu. Đặc biệt cách xƣng hô: thầy - em, u nó – tôi càng cho thấy tình cảm yêu thương trìu mến của vợ chồng anh Dậu.

76

[36] Bà Son kéo áo Đào:

- Con phải đi xem người ta làm gì thầy. Đừng có lu loa, đừng có gây sự với họ nữa con ơi! Mình sai rồi! - Bà Son nói như van vỉ.

- U cứ mặc kệ con! - Đào vùng vằng rồi lao ra cổng.

[Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nguyễn Khắc Trường, tr.75] Tình huống trên là cuộc thoại giữa bà Son và cô con gái Đào. Lo sợ Đào vì muốn bảo vệ cho bố - ông Hàm đang bị giải lên xã vì tội đào trộm mộ, mà nóng nảy gây sự với những người nhà họ Vũ Đình, bà Son đã hết lời khuyên nhủ con gái.

Những lời lẽ nhẹ nhàng kết hợp với cách xƣng hô thân mật: con, mình cho thấy tình cảm và sự khéo léo của người mẹ dành cho con gái.

Ngoài ra, do ý thức về đặc điểm tầng lớp và địa vị xã hội của mình nên trong giao tiếp người nông dân luôn thể hiện sự hài hòa, khiêm tốn, tôn trọng người giao tiếp. Đặc biệt, trong giai đoạn 1930 - 1945, người nông dân là những người thấp cổ bé họng, sống dưới đáy của xã hội nên ngôn ngữ của họ luôn thể hiện sự e dè, nhút nhát thậm chí là sợ hãi nhất là khi giao tiếp với quan lại, địa chủ và các tầng lớp trên của xã hội. Vì thế các hành động có lực cầu (nhờ, van xin, dỗ dành, nài nỉ) đƣợc sử dụng với tần suất cao. Ví dụ:

[37]Pha dựng cái ô vào tường rồi vào, khom lưng vái chào: - Lạy quan lớn.

Bỗng quan ngẩng lên nhìn: một luồng điện làm anh choáng vía, anh run lên, không nói ra hơi nữa.

- Việc gì?

Pha móc túi lấy bức thư, vuốt cho thẳng thắn, tiến đến cạnh bàn giấy. Tự nhiên anh lại bắt đầu run và quên nỗi chỉ nói được rõ có mấy tiếng:

- Lạy... lớn... nghị...[ Bước đường cùng, Nguyễn Công Hoan, tr.61.62]

[38] Chị Dậu chờ cho tan cơn ồn ào, mới dám rón rén bước lại nói với lý trưởng

- Thôi con lạy ông! Xin ông hãy tạm tha trói nhà con một lúc, để nhà con ký vào văn tự, con mới có tiền đóng sưu

Lý trưởng vẫn giận dữ:

- Ðừng lằng nhằng! Trói cũng ký được. Không phải tha.

- Bẩm ông, xin ông trông lại! Thật quả nhà con bị trói chặt quá, cánh tay quặt mãi ra đằng sau lưng, không sao ký được! Chứ nếu nhà con ký được thì đâu dám kêu van cho rác tai ông!

77

- Ðưa văn tự đây ta xem! [Tắt đèn, Ngô Tất Tố, tr.104]

Ở hai ví dụ trên chúng ta thấy ngôn ngữ của anh Pha trong Bước đường cùng, và chị Dậu trong Tắt đèn khi giao tiếp với Nghị lại, Lý trưởng - những người có địa vị cao hơn mình luôn dùng những từ ngữ nhƣ “bẩm, van, lạy xin,” cùng với cách xƣng hô “con - quan, con- ông” thể hiện sự nhún nhường. Dường như trong các tình huống giao tiếp với tầng lớp trên, người nông dân xưa luôn nhún mình, luôn sợ hãi, cầu xin.

Mặc dù ở địa vị thấp bé, môi trường sống chủ yếu là nông thôn với đồng ruộng, con trâu, cái bừa nhưng trong giao tiếp của người nông dân chúng tôi vẫn nhận thấy đƣợc sự khéo léo, tinh tế thậm chí có phần khôn ngoan. Chẳng hạn:

[39] Bằng một cái giọng nói và một cái vẻ mặt rất phong tình theo ý hắn, hắn bảo thị:

- Hay là mình sang ở với tớ một nhà cho vui?

Thị lườm hắn. Một người thật xấu khi yêu cũng lườm.

[Chí Phèo, Nam Cao, tr.48]

Hành động hỏi được sử dụng với cấu trúc lựa chọn hay là của Chí trong trường hợp này thật khôn ngoan khi hắn không thể nói thẳng ra ý kiến hoặc đề nghị của mình.

Hành động hỏi này như là một lời gợi ý để người nghe có thể đưa ra lựa chọn.

[40] - Lạy cậu thương cháu, cho cháu được nhờ, cậu cứ vào bảo quan hộ. Hễ quan bắt làm lại đơn thì cháu xin ra nhờ bác nho Quý ngay.

[Đồng hào có ma, Nguyễn Công Hoan, tr.495]

Hành động cầu xin của người nông dân ở ví dụ trên nghe thật dễ mủi lòng khi người nói dùng một loạt các từ ngữ như: lạy, nhờ, xin cùng với cách xưng hô cháu - cậu vừa kéo gần khoảng cách lại vừa thể hiện sự xƣng khiêm hô tôn. Đặc biệt là cách sử dụng thành phần đƣa đẩy nhƣ lạy cậu thương cháu, cho cháu được nhờ …góp phần lấy lòng người nghe, tranh thủ tình cảm của họ đối với mình.

Giai đoạn từ 1986 đến nay, hoàn cảnh xã hội thay đổi, vị trí của người nông dân từ nô lệ đã chuyển thành người chủ đất nước. Các hành động như ra lệnh, đề nghị được người người nông dân sử dụng nhiều hơn trong giao tiếp nhưng vẫn chiếm tỉ lệ thấp. Điều này cũng bởi trong giao tiếp, người nông dân luôn luân chuyển một cách nhịp nhàng giữa hai vai quyền lực và vai thân hữu và luôn có xu hướng cố gắng kéo gần khoảng cách đƣa về quan hệ thân hữu.

Trong giao tiếp, các hành động có lực khiến thuần nhất xuất hiện với tần suất rất cao và thể hiện đặc điểm của các vai giao tiếp. Thực tế khảo sát, hành động hỏi là

78

hành động có số lượng lớn nhất trong giao tiếp của người nông dân. Trong nhiều trường hợp, hành động hỏi không được “đáp” bằng một hành động hồi đáp hỏi mà bằng nhiều hành động khác nhau nhƣ: hỏi, van xin,nhờ, đề nghị, khuyên...

Tóm lại, trong giao tiếp của người nông dân, các hành động có lực cầu đƣợc sử dụng nhiều thể hiện rõ đặc trưng nhóm nghề nghiệp và tầng lớp xã hội của người nông dân. Việc sử dụng các hành động ngôn ngữ trong giao tiếp góp phần thể hiện đời sống tình cảm và vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam trong các giai đoạn văn học.

2.3.2.2 Trường hợp hành động hỏi của người nông dân trong giao tiếp

Theo Searl: Hỏi thuộc nhóm Điều khiển ( ra lệnh, yêu cầu, hỏi, cho phép) “Đích ở lời là đặt người nghe vào trách nhiệm thực hiện một hành động tương lai; hướng khớp ghép hiện thực - lời; trạng thái tâm lí là sự mong muốn sủa Sp1 và nội dung mệnh đề là hành động tương lai của SP2 [dẫn theo Đỗ Hữu Châu, 9, tr.126].

Với tƣ cách là hành động ở lời, hành động hỏi có cấu trúc cơ bản gồm hai phần:

nội dung mệnh đề (kí hiệu là P) và hiệu lực ở lời (kí hiệu là F). Nội dung mệnh đề là thành phần nội dung biểu thị cấu trúc nghĩa miêu tả còn hiệu lực ở lời là thành phần biểu thị đích của hành động hỏi hay nói cụ thể chính là hiệu lực hỏi. Ngoài ra, hành động hỏi còn có động từ ngữ vi – động từ chỉ dẫn hành động đƣợc biểu thị trong hành động hỏi, đó là động từ “hỏi” (có thể có hoặc không). Ví dụ: Anh cho hỏi đường này có ra được đường lớn không?/ Anh ơi đường này có ra được đường lớn không?

Ngoài cấu trúc cơ bản, hành động hỏi còn có thành phần mở rộng và các yếu tố tình thái như: hô ngữ, tình thái ngữ, thán ngữ, phụ chú ngữ và những phương tiện ngôn ngữ chuyên dùng để thể hiện nghĩa nghi vấn. Những thành phần mở rộng này tuy không mang tính bắt buộc phải có trong hành động hỏi, nhƣng để hiểu đƣợc bản chất của hành động hỏi thì buộc người phân tích phải thấy được vai trò, vị trí của nó trong hành động hỏi.

Ngoài thành phần nghĩa hiển ngôn, khi xét về đặc trƣng cấu trúc nghĩa, trong hành động hỏi còn có một số kiểu thông tin ngữ dụng bổ trợ nhƣ: Thông tin về quan hệ vai, thông tin về thái độ, tình cảm của người nói với người nghe cùng với những đánh giá, thông tin định vị, quy chiếu cái đƣợc nói đến, thông tin quan hệ, sự liên kết giữa các phát ngôn, các tham thoại, thông tin trích dẫn lời nói trước và thông tin về phương tiện thể hiện nghi vấn…

79

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân (từ tư liệu một số tác phẩm văn học) (Trang 83 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(245 trang)
w