1.2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.2.1 Một số vấn đề về giao tiếp ngôn ngữ
Giao tiếp ngôn ngữ là tâm điểm của mọi đường hướng nghiên cứu ngôn ngữ học từ thời kỳ đầu cho tới nay. Nó đƣợc coi là “một hành vi quan trọng bậc nhất của con người”. Ngôn ngữ trong sử dụng là kết quả của sự lựa chọn xuất phát từ những nhân tố ngôn ngữ và xã hội. Đó là sự lựa chọn mang tính chức năng (M. Bednarek).
Do đó, giao tiếp đƣợc nhìn nhận là một vấn đề rất phức tạp và sự vận hành của ngôn ngữ đã đƣợc xem xét, lí giải theo nhiều cách khác nhau.
Những tác giả đầu tiên nghiên cứu về giao tiếp bằng ngôn ngữ là các nhà tu từ học La Mã và Hi Lạp cổ đại với mục đích giúp cho quá trình đào tạo các nhà hùng biện. Dựa trên các kết quả nghiên cứu, Aristotle đã khái quát mô hình giao tiếp bằng ngôn ngữ với ba nhân tố: người phát, thông điệp và người nhận. Đây được xem là mô hình đầu tiên phác họa về giao tiếp bằng ngôn ngữ. Cũng từ mô hình cơ bản này, những nghiên cứu về giao tiếp đƣợc mở rộng, bổ sung các nhân tố mới với nhiều cách tiếp cận khác nhau.
Có thể kể đến mô hình lí thuyết thông tin (Information theory) trong Lí thuyết toán học về thông tin (The mathematicaltheory of communication) của Shannon C.E.
and Warren Weaver (1964) [dẫn theo 42]. Đây đƣợc xem là mô hình cơ sở, tối giản 19
của mô hình giao tiếp ngôn ngữ. Trong mô hình này có 4 yếu tố giao tiếp: nguồn phát, nguồn nhận, kênh và nhiễu. Giao tiếp ngôn ngữ của con người nhìn về tổng thể có thể quy về mô hình này, trong đó nguồn phát là người nói, nguồn nhận là người nghe, thông qua kênh (nói hoặc viết) và sự cản trở đối với giao tiếp là nhiễu. Đây đƣợc xem là mô hình
“cơ sở”, “tối giản” bởi đối với thông tin, nhất là trong sự phát triển nhƣ vũ bão của khoa học công nghệ thông tin nhƣ hiện nay thì mô hình không dừng lại ở mức đơn giản nhƣ vậy. Trong giao tiếp ngôn ngữ với tƣ cách là một hành vi mà chủ thể của hành vi này là con người có những đặc điểm và mối quan hệ xã hội phức tạp, đa chiều cùng hàng loạt các nhân tố tác động đến giao tiếp thì lại càng không đơn giản là nhƣ vậy.
Điều này cũng đã đƣợc không ít các công trình nghiên cứu, khảo sát, mà đáng chú ý là các mô hình giao tiếp của R. Jakobson, J. Lyons, M.A.K Halliday.
Khi nghiên cứu về quá trình tạo lập văn bản, R. Jakobson trong công trình
“Linguistics and Poetics” đã đƣa ra sơ đồ giao tiếp bằng ngôn ngữ gồm 6 nhân tố, gồm: 3 nhân tố cơ bản của Aristotle (người phát, thông điệp và người nhận) và thêm 3 nhân tố có tính chất trung gian (ngữ cảnh, tiếp xúc và mã) [dẫn theo 42]. Việc Jakobson mở rộng các thành tố đã thể hiện bước phát triển quan trọng trong giao tiếp ngôn ngữ. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ xem xét các nhân tố tác động một chiều.
Xem xét giao tiếp bằng ngôn ngữ gắn với sự truyền tin, J. Lyons đƣa ra lƣợc đồ với sự xuất hiện “vật nhận” đóng vai trò nhƣ nhân vật giao tiếp trung gian. Có thể nói, lƣợc đồ đã lấy sự trao đổi lời làm trung tâm. Tuy nhiên, cũng nhƣ các mô hình và sơ đồ của các tác giả Aristotle và Jakobson, lƣợc đồ của Lyons vẫn chỉ coi X (nguồn phát tin) và Y (nguồn nhận tin) – những nhân vật trực tiếp trong giao tiếp có tính một chiều, tức là: X chủ động phát tin còn Y thụ động tiếp nhận.
Mô hình giao tiếp của M.A.K Halliday với khái niệm ngữ vực, tác giả chú trọng tới ba bình diện gồm: 1/Hiện trường/toàn cảnh (sự kiện phát sinh hành vi ngôn ngữ và mục đích giao tiếp); 2/Phương thức (phương tiện và kênh truyền giao tiếp); 3/ Người giao tiếp (các vai trong hoạt động xã hội của người tham gia giao tiếp).
Có thể nhận thấy, dù xuất phát điểm nghiên cứu của các tác giả là khác nhau nhƣng nhìn chung, theo các tác giả, một cuộc giao tiếp gồm 4 yếu tố then chốt: 1) Người tham gia giao tiếp; 2) Thông điệp truyền đi; 3) Cách thức/kênh truyền thông điệp; 4) Môi trường truyền thông điệp.
20
Ở Việt Nam, giao tiếp ngôn ngữ cũng nhận đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Căn cứ vào Từ điển “The Encyclopedia of Language and Linguistics”
(1994), tác giả Diệp Quang Ban đã lí giải các cách hiểu về giao tiếp và đƣa ra các hiểu giao tiếp bằng ngôn ngữ nhƣ sau:
a. Một cách đơn giản nhất và chung nhất, giao tiếp đƣợc hiểu là quá trình thông tin diễn ra giữa ít nhất hai người giao tiếp trao đổi với nhau, gắn với một ngữ cảnh và một tình huống nhất định.
Trong định nghĩa này có ba yếu tố cần chú ý: Thứ nhất, giao tiếp là “quá trình thông tin diễn ra giữa hai người giao tiếp (communicators) trao đổi với nhau”. Nhƣ vậy, nhân vật giao tiếp ở đây không nhất thiết phải là hai con người tách biệt mà có thể là một người “phân thân” tự trao đổi với bản thân mình. Thứ hai, “hai người giao tiếp trao đổi với nhau”, tức là họ có sự đồng thuận tương tác. Nếu không có sự đồng thuận thì giao tiếp không thể diễn ra. Thứ ba, cuộc giao tiếp giữa các nhân vật phải có một ngữ cảnh và một tình huống cụ thể.
b. Trong ngôn ngữ học, “giao tiếp được nhìn nhận như là những cái vốn có trong thông điệp ngôn ngữ: qua bình diện nội dung và bình diện biểu hiện (hình thức của thông điệp bằng ngôn ngữ, người ta có thể hiểu tình huống, ngữ cảnh, và bản thân những người trao đổi lời với nhau tự thể hiện mình”. [4, 18-19]
Cách định nghĩa giao tiếp này đƣợc coi là cách định nghĩa có tính chất trung hòa, có quan tâm đến những truyền thống khác nhau trong ngôn ngữ học.
Trong “Từ điển Khái niệm Ngôn ngữ học” Nguyễn Thiện Giáp cho rằng “Giao tiếp (communication) là sự trao đổi tư tưởng, thông tin… giữa hai hoặc hơn hai người. Trong mỗi hành động giao tiếp thường có ít nhất một người nói hoặc người gửi, một thông điệp được truyền đạt và một người hoặc những người tiếp nhận”. [22, 179]
Tác giả Đỗ Việt Hùng và Nguyễn Thị Ngân Hoa trong cuốn: “Phân tích phong cách ngôn ngữ trong tác phẩm văn học” định nghĩa: “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là sự tiếp xúc giữa con người với con người nhằm truyền đạt hay thông báo một số nội dung trong tư duy [34, 12]. Khuất Thị Lan trong công trình: “Giao tiếp vợ chồng trong gia đình người Việt giai đoạn 1930-1945 (Qua tư liệu tác phẩm văn học)” nhận định giao tiếp ngôn ngữ là: “hoạt động mà người nói dùng ngôn ngữ để truyền đạt cho người nghe những hiểu biết, tư tưởng, tình cảm, thái độ của mình về một thực tế khách quan nào đó để người nghe có hành động với thực tế như người nói mong muốn” [50, 13].
21
Trong khuôn khổ luận án, chúng tôi hiểu giao tiếp ngôn ngữ là hình thức trao đổi nhận thức, tư tưởng, tình cảm giữa người với người trong xã hội. Nhờ giao tiếp và qua giao tiếp con người có thể thiết lập được các mối quan hệ xã hội nhất định.
Thông qua các mối quan hệ xã hội này, con người có thể ứng xử được với nhau. Có thể nói, hoạt động giao tiếp là hoạt động thường xuyên, liên tục giữa người với người trong cộng đồng ngôn ngữ. Đó là hoạt động mà người nói dùng ngôn ngữ để truyền đạt cho người nghe những thông tin, những hiểu biết, tư tưởng, tình cảm, thái độ của mình về một thực tế khách quan nào đó để người nghe có hành động với thực tế như người nói mong muốn.
1.2.1.2 Giao tiếp ngôn từ và giao tiếp phi ngôn từ
Giao tiếp ngôn ngữ, với cách hiểu hiện nay là một khái niệm rất rộng. Với nghĩa rộng, giao tiếp ngôn ngữ để chỉ một hệ thống kí hiệu bất kì dùng để diễn đạt, thông báo một nội dung nào đó, cho nên mới có giao tiếp âm nhạc, giao tiếp hình họa, giao tiếp điện tử, v.v. Tuy nhiên, giao tiếp ngôn ngữ từ góc độ ngôn ngữ học hiện đại đƣợc nhắc đến gồm hai loại chính là giao tiếp bằng lời/ ngôn từ (verbal communication) và giao tiếp phi lời/ phi ngôn từ (nonverbal communication).
Nếu nhƣ giao tiếp ngôn từ sử dụng các yếu tố thuộc hệ thống cấu trúc của ngôn ngữ nhƣ từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm thì giao tiếp phi ngôn từ gồm hai loại là cận ngôn (paralanguage) và ngoại ngôn (extralanguage).
Cận ngôn gồm các thành tố nhƣ: các đặc tính ngôn thanh, các yếu tố xen ngôn thanh và sự im lặng : các đặc tính ngôn thanh gồm tốc độ (độ nhanh chậm của chuỗi lời nói), cao độ (độ cao thấp của chuỗi lời nói), phẩm chất ngôn thanh (khàn, trong, rè, the thé, ồm ồm) ; các yếu tố xen ngôn thanh nhƣ ậm ừ, à, ờ, v.v. ; im lặng cũng đƣợc coi là một hình thức giao tiếp.
Ngoại ngôn gồm ba loại: ngôn ngữ cử chỉ (body language; ngôn ngữ cơ thể), ngôn ngữ vật thể (object language) và ngôn ngữ môi trường.
Ngôn ngữ cử chỉ (body language; ngôn ngữ cơ thể) bao gồm các động tác của cơ thể tức là các hoạt động của các bộ phận cơ thể con người như động tác của mắt, của miệng, của lưỡi, của tay, của chân,… Ví dụ: bậm môi thường thể hiện thái độ âm tính nhƣ tức giận, thất vọng, mất tinh thần; mím môi thể hiện đang phải suy nghĩ cân nhắc để lựa chọn; động tác hai môi run lên có thể đang rơi vào trạng thái bất ngờ, có thể là lo sợ hoặc cảm động.
22
Ngôn ngữ vật thể (object language) gồm các vật thể sở hữu trên người : trang phục (quần áo, giày dép, nơ, cà vạt, dây lƣng,..); trang sức (nhẫn, hoa tai,…); phụ kiện (đồng hồ, túi xách, kính,..); phương tiện (ô tô, xe máy, xe đạp ...); trang điểm (màu mắt, màu môi, đậm nhạt,…); mùi nhân tạo (nước hoa, dầu gội tóc,…), v.v.
Ngôn ngữ môi trường ( environmental language) gồm môi trường giao tiếp nhƣ địa điểm giao tiếp, thời gian diễn ra giao tiếp, khoảng cách giữa các đối tƣợng tham gia giao tiếp (gần hay xa), v.v.
Khi giao tiếp, người ta có thể: hoặc chỉ dùng ngôn từ, hoặc chỉ dùng phi ngôn từ hoặc kết hợp cả hai. Điều đáng lưu ý là, xét trong mối tương quan giữa lời và phi lời thì yếu tố phi lời đóng vai trò quan trọng hơn nhiều so với ngôn từ. Chẳng hạn, theo Hall (1959) 60% giao tiếp của con người thuộc về phi ngôn từ; Harison (1965) cho rằng, trong giao tiếp trực diện, chỉ có 35% ý nghĩa xã hội là đƣợc truyền tải bằng ngôn từ; Mehrabien và Wiener thì cho rằng, yếu tố lời chiếm 35%, còn phi lời chiếm tới 65% và 93% ý nghĩa xã hội gắn kết với phi ngôn từ.
Nhƣ vậy, có thể hình dung giao tiếp ngôn ngữ bằng lời và phi lời là nhƣ sau:
Giao tiếp bằng lời / ngôn từ
(verbal communication)
Giao tiếp phi ngôn từ/ phi lời
(nonverbal communication)
23
1.2.1.3 Sự kiện giao tiếp
Giao tiếp trong xã hội có khuynh hướng được phân loại theo sự kiện (events) hơn là một chuỗi diễn ngôn, với ít hay nhiều những ranh giới đƣợc xác định giữa chúng và những quy ƣớc hành vi khác nhau phù hợp cho mỗi loại sự kiện. Các ranh giới xác định sự kiện giao tiếp phổ biến nhất là khi có sự thay đổi chủ đề, thành viên, mục đích giao tiếp, hay biến thể giao tiếp. Nói nhƣ tác giả Nguyễn Văn Khang:“Sự kiện giao tiếp (speech event) là đơn vị miêu tả cơ bản trong nghiên cứu giao tiếp ngôn ngữ” [41, 353].Trong bất kì tình huống giao tiếp nào, các hoạt động tương tác được thể hiện trong sự kiện giao tiếp phải tuân thủ theo những quy tắc nhất định. Vì vậy, người tham gia giao tiếp phải có năng lực nhận diện sự kiện giao tiếp hay nói khác đi là nhận diện đƣợc sự tham gia và chi phối của các nhân tố giao tiếp. Có nhiều quan điểm về sự kiện giao tiếp, song từ góc độ ngôn ngữ học xã hội, quan điểm của D.
Hymes đƣợc xem là điển hình hơn cả.
Để giúp các nhà nghiên cứu về giao tiếp lập khung các sự kiện giao tiếp và những gì diễn ra trong đó, D. Hymes đã đề nghị một cấu trúc dân tộc học liên quan đến giao tiếp ngôn ngữ và đƣợc chấp nhận rộng rãi trong giới nghiên cứu, bao gồm 8 thành tố đƣợc viết tắt bằng 8 chữ cái làm thành từ S.P.E.A.K.I.N.G. Đó là:chu cảnh/thoại trường (setting and scence, S); người tham dự/tham thể (participants, P); mục đích (end, E); chuỗi hành động ngôn từ (acts sequence, A), phương thức (key, K); phương tiện (instrumentalities, I);
chuẩn tương tác và chuẩn giải thích (norm of interraction and interpretation N); thể loại (genres; G) (dẫn theo Nguyễn Văn Khang [41, 353]).
24
1) Chu cảnh (Setting and Scence: S): Là nhân tố gồm hai tiểu nhân tố là: khung cảnh và hiện trường. Khung cảnh chỉ thời gian và địa điểm diễn ra giao tiếp tức chu cảnh vật lí cụ thể (physical cirumstances). Hiện trường chỉ hoàn cảnh tâm lí hoặc giới hạn về mặt văn hóa của hoạt động giao tiếp (như trường hợp chính thức - phi chính thức, quy thức - phi quy thức). Trong một khung cảnh nhất định người giao tiếp có thể tự do thay đổi hiện trường. Ví dụ:
[1] Người đàn bà làm thuê rên lên một tràng thật dài, đau đớn như một lời tự
thú, quỳ phục xuống vừa nói vừa khóc nức lên:
- Lạy ông cháu có tội. Cháu cắn rơm cắn cỏ van ông ông tha cháu. Ông đừng
đuổi cháu! Vì muốn được ở lại hầu hạ ông, nên cháu mới dại dột nghĩ ra thế! Vì mấy hôm nay cô Đào muốn đuổi cháu đi, lúc nào cũng lườm cũng nguýt cháu, nên cháu mới phải đội lốt ma, đội lốt bà nhà để gia đình đừng đuổi cháu!
Người đàn bà quệt nước mắt, rồi sán đàn ôm lấy chân ông Hàm, càng nức nở:
- Xin ông làm phúc làm đức đừng đuổi cháu. Cháu xin làm con tôi con đòi hầu hạ ông suốt đời!
- Thôi chị cứ ớ đây! Mọi việc ở nhà này là tôi quyết định. Tôi thấy chị cũng biết
làm ăn. Ông Hàm vừa nói vừa cúi xuống gỡ tay người đàn bà.
- Giời ơi thế thì cháu đội ơn ông! Em đội ơn ông! Em sẽ phục dịch ông suốt đời!
- Nước mắt chị ta rơi lã chã xuống đầu gối ông Hàm.
- Em thương ông! Em sẽ hầu hạ ông? - Người đàn bà vừa nói vừa khóc, vừa thở
hào hển, rồi chị rên lên như mê sảng.
(Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nguyễn Khắc Trường, tr.217)
Trong khung cảnh giao tiếp tại nhà (buồng ngủ) và đêm tối, nhân vật chị Bé (người giúp việc) đã tiến hành một hoạt động giao tiếp với ông Hàm (ông chủ). Hoạt động giao tiếp này, có đích là chị Bé muốn xin ông chủ tha thứ những việc làm sai trái của mình. Để thực hiện mục đích ấy chị Bé đã dùng một hành động ngôn ngữ cầu khẩn, van xin: “Cháu cắn rơm cắn cỏ van ông ông tha cháu”, “Xin ông làm phúc làm đức đừng đuổi cháu ”. Sau lƣợt lời có vẻ nhẹ nhàng của ông chủ, chị Bé nhận ra đƣợc tâm lí của ông chủ và đã lập tức thay đổi hiện trường giao tiếp (chuyển từ van xin, có sự phân biệt khoảng cách, vị thế sang gần gũi, thân mật). Ta nhận ra điều này qua hành động ngôn ngữ hứa hẹn, thề thốt: “Em đội ơn ông! Em sẽ phục dịch ông suốt đời! Em
thương ông! Em sẽ hầu hạ ông.” Sở dĩ có sự chuyển đổi này là do nhân vật giao tiếp (chị Bé) đã ý thức rất rõ về hiện trường giao tiếp. Chị ta hiểu rằng ông Hàm đang do
25
dự và có thể bị chị ta thuyết phục nên chị ta thay đổi cách xƣng hô để đạt đƣợc đích giao tiếp. Đây cũng là việc thường thấy ở những nhân vật giao tiếp có sự nhạy cảm.
Nói cách khác, chu cảnh chính là hoàn cảnh giao tiếp. Đó là những điều kiện về mặt không gian, thời gian xã hội diễn ra cuộc giao tiếp. Đây cũng là một nhân tố phức tạp ảnh hưởng rất đến cuộc giao tiếp. Hoàn cảnh giao tiếp bao gồm hai loại là hoàn cảnh giao tiếp rộng và hoàn cảnh giao tiếp hẹp.
2) Người tham dự (Participants:P): Các câu hỏi cơ bản để mô tả về người tham
dự là: ai đang tham gia vào sự kiện giao tiếp? Họ được tổ chức như thế nào? Người tham dự giữ bốn vai là: người nói (addressor), người nghe (listener), người phát ngôn (speaker), người thụ ngôn (addressee). Trong giao tiếp, những người giao tiếp có thể phối hợp vai một cách linh hoạt speaker – listener; addressor – addressee; sender – receiver. Trong trường hợp giao tiếp là cặp đôi thì sự kết hợp vai một bên là người nói, một bên là người nghe (addressor – listener). Trong các buổi diễn thuyết thì người diễn thuyết là người phát ngôn, còn đối tượng của diễn thuyết là khán thính giả chính là người thụ ngôn(speaker – addressee). Người nói và người nghe là những người nắm được các quy tắc giao tiếp, cụ thể là các quy tắc về mặt phát ngôn và nhận ngôn. Ví dụ: [2] - Lạy cậu, cậu tha cho. Có gì tôi không biết xin cậu cứ bảo
- Thế sao tao bảo có gì không, mày lại cậy có giấy của ông nghị mày. Ông nghị mày oai lắm thế à?
- Vâng, quả thật tôi không biết.
- Quả cái thằng bố mày. Thế mày tưởng mày lờ bố mày mà mày lọt quan à?
(Bước đường cùng, Nguyễn Công Hoan, tr.59) Đây là giao tiếp giữa anh Pha và tên lính canh cửa quan. Trong giao tiếp này, các nhân vật tham gia ý thức đƣợc vị trí của mình nên đã có những cách thức giao tiếp phù hợp. Vì ý thức được mình là vai dưới nên nhân vật Pha đã có cách xưng hô nhún nhường, hạ mình xuống, còn tên lính canh cửa thì có cách xưng hô của kẻ trên.
Có thể nói, người tham dự chính là nhân tố nhân vật giao tiếp, bao gồm: người nói và người nghe. Người nói (vai nói) là người phát tin, người nghe (vai nghe) là người nhận tin. Quá trình người nói nói ra gọi là quá trình phát tin. Trong hoạt động giao tiếp người nói chỉ là một, còn người nghe có thể là một hoặc là nhiều. Vai nói và vai nghe có thể thay đổi nhau trong một cuộc giao tiếp. Tất cả những đặc điểm của người nói và người nghe đều có ảnh hưởng và sự chi phối nhất định đến quá trình giao tiếp.
26